Mạc Văn Trang (BoxitVN) - Nhân chuyện cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng gây uất ức cho người dân đến mức “đổi mạng sống” thay công lý, khiến nhiều người nghĩ đến cái “ung nhọt” của cấp huyện. Tôi gõ trên Google ba chữ “tiêu cực ở huyện” thì nhận được 3.320.000 kết quả trong 0,18 giây! Không biết cơ man nào là những vụ tiêu cực xảy ra: cưỡng chế đất đai, nhà cửa, giải tỏa, đền bù, tham nhũng, chia chác, chiếm đoạt, cậy quyền cậy thế ức hiếp dân lành, ăn chơi, cờ bạc… là những “chuyện thường ngày xảy ra ở huyện”! Đó chỉ là những vụ “bị lộ”, báo chí đưa lên, còn “phần chìm của tảng băng” lớn cỡ nào mắt dân nhìn thấy cả! Tất nhiên cấp xã, tỉnh, trung ương có thể còn nhiều cơ hội tiêu cực hơn cấp huyện, nhưng là cấp không thể không có. Vấn đề đặt ra là: Có thể bỏ được cấp huyện, cái cấp “trung, gian” vô tích sự này đi được không? Bỏ được thì dân bớt khổ, bớt tốn thêm cơm gạo…
Hiện nay hệ thống tổ chức hành chính nước ta có bốn cấp Chính phủ trung ương – tỉnh/thành – huyện/quận – xã/phường. Ở nhiều nước, ít nhất là ở Pháp và Ba Lan, tôi có dịp tìm hiểu thì ở hai nước đó không có cấp xã/phường. Cấp quận làm hết các chức năng của cấp phường …
Nhưng ở Việt Nam có khác. Trong bốn cấp này nhận thấy hiện nay Xã/phường là cấp quản lý trực tiếp cộng đồng dân cư trên một địa bàn cụ thể tiện lợi cho người dân và thiết yếu hơn cả. Từ khai sinh, khai tử, kết hôn, trả lương hưu, chứng nhận giấy tờ… đều do cấp phường/xã thực hiện; các công trình công cộng: đình, chùa, nhà thờ, nghĩa trang, trường học… dù cấp nào quản lý cũng nằm trên những địa điểm xã/phường cụ thể. Quan trọng hơn là chính quyền xã/phường và người dân trực tiếp quan hệ, biết rõ về nhau hơn; dân có thể bầu chọn, đánh giá cán bộ xã/phường sát hơn, thiết thực hơn… Thực chất, mọi chủ trương, chính sách của nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội đều “đổ lên đầu cấp xã” mới đến được với dân. Do vậy chính quyền cấp xã cần được đào tạo, nâng cao phẩm chất, năng lực quản lý và tạo cơ chế cho dân tăng cường giám sát để tăng hiệu lực, hiệu quả và uy tín của nhà nước từ cơ sở.
Cấp huyện được hình thành từ thời phong kiến và người Pháp cai trị gần như giữ nguyên hiện trạng. Thời trước tổ chức như vậy hẳn là phù hợp vì dân cư thưa thớt, giao thông, liên lạc, thông tin từ trung ương, tỉnh về đến dân rất khó khăn, dân trí lại rất thấp… Nay giao thông tiện lợi, thông tin liên lạc từ trung ương, từ tỉnh có thể trực tiếp về xã, đến dân một cách vô cùng nhanh chóng thuận tiện. Dân trí nay khá cao, đủ trình độ sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc trực tuyến, hai chiều đến các cấp tỉnh, trung ương. Vậy có cần cấp huyện để làm “đầu mối trung gian” nữa không?
Cũng cần nói thêm, thời ông Lê Duẩn làm Tổng Bí thư những năm 1975 – 1985 đã có quyết định duy ý chí táo tợn: “sắp xếp lại giang sơn”, sáp nhập các tỉnh, huyện, xã lại để bớt các đầu mối quản lý và xây dựng toàn quốc có 500 huyện thành 500 đơn vị “sản xuất lớn” kiểu công xã, 500 đơn vị kinh tế-quốc phòng mạnh. Ý tưởng phiêu lưu này đã gây bao đảo lộn, tốn kém, tác hại về kinh tế, văn hóa, xã hội không thể tính được. Nay thì trở lại “vũ như cẫn”, chỉ có vui là mỗi tỉnh có hai ngày hội: ngày thành lập và ngày tái lập!
Cho nên tôi không kiến nghị bỏ cấp huyện một các duy ý chí, ngay lập tức, mà đề nghị làm thí điểm ở cả ba vùng thành phố, nông thôn, miền núi, cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trước hết lấy ý kiến cán bộ các cấp và ý kiến người dân, rồi làm thí điểm một năm, sau đó lại lấy ý kiến của cán bộ xã và người dân đánh giá xem việc bỏ cấp huyện một năm có sao không?
Tôi có đủ cơ sở để giả thuyết rằng: cấp xã rất vui mừng, người dân rất phấn khởi nếu bỏ cấp huyện, vì bớt đi bao nhiêu việc vô tích sự, bao nhiêu ách tắc, phiền nhiễu không đáng có…
Xin nêu hai dẫn chứng từ hai luận văn Thạc sĩ của học trò có liên quan đến cấp huyện. Sau khi xử lý các phiếu điều tra để viết luận văn, hai học viên đều phát hoảng, “bây giờ làm thế nào thầy ơi?”, vì kết quả “không thuận”, “lộ ra thì chết”! Tôi động viên: về khoa học, cứ viết thật, còn phổ biến ra thì tùy tình hình… Tuy vậy tôi phải hứa: nếu sử dung kết quả điều tra sẽ không để lộ tên tuổi học viên, nơi chốn điều tra! Và tất nhiên các phiếu đều “vô danh”… Mà chuyện có gì đâu. Một cô điều tra về vai trò của Phòng Giáo dục ở một tỉnh miền núi. Kết quả thu được từ các phiếu trả lời: 70% cán bộ cấp sở đánh giá “cần”; 100% cán bộ phòng giáo dục đánh giá “rất cần”, 100% hiệu trưởng các trường Tiểu học, Trung học cơ sở (dưới sự quản lý của cấp huyện) đánh giá “không cần”! Lý do: Phòng Giáo dục làm chậm các thông tin từ trên xuống, bày đặt ra nhiều cái vô lý, phiền phức; có phòng hay không, trường cũng làm những việc theo chương trình, kế hoạch đã có; phòng bày đặt ra nhiều “kiểu” kiểm tra, đánh giá thi đua “rách việc”, nhưng rất ít tác dụng, vì trình độ nhiều cán bộ phòng còn kém hiệu trưởng, kém xa các giáo viên giỏi của trường… Tóm lại Phòng Giáo dục huyện ở tỉnh miền núi này như “khúc ruột thừa”! Phòng Giáo dục huyện như vậy, còn các ban phòng ở các ngành khác và nói chung cả cái UBND huyện, huyện ủy… có cần không?
Về chất lượng cán bộ phòng (cấp huyện) thì từ những năm 1960, khi tôi là giáo viên, trong ngành giáo dục đã có câu ca: “Tham ô, hủ hóa về Ty/ Ho lao, thối phổi thì đi về Phòng/ Những người già lão có công/ Thì đưa về Bộ cho xong cuộc đời”! Đến bây giờ cũng chả giáo viên giỏi nào muốn được đề bạt từ trường lên phòng giáo dục huyện, vì sẽ “mất dạy”!…
Còn một cô học viên khác thì điều tra “những yếu tố tác động đến việc ra các quyết định của chủ tịch UBND xã/phường”. Xử lý phiếu trả lời của các chủ tịch xã/phường được điều tra ở một tỉnh (có thành phố thuộc tỉnh)cho thấy các yếu tố tác động mạnh đến việc ra quyết định, theo thứ hạng sau: 1. Sức ép từ chỉ đạo trực tiếp của cấp huyện; 2. chủ trương của tỉnh và cấp trên; 3. Căn cứ pháp luật; 4. Ý kiến tham mưu của tập thể; 5.Dư luận báo chí; 6. Ý nguyện của dân; 7. Lợi ích của bản thân và ê-kíp… Lý do chỉ đạo của cấp huyện/quận tác động mạnh số 1 đến ra quyết định của chủ tịch xã/phường vì nó trực tiếp đe dọa sinh mệnh chính trị của chủ tịch xã/phường, còn các nhân tố khác dù sao cũng gián tiếp. Ta cũng ngầm hiểu cái nhân tố xếp thứ 7 kia là khi suy nghĩ để viết (nói) ra, chứ khi “xung động” lên thì nó thúc đẩy hành động ra quyết định quyết liệt lắm, hung hăng lắm! Và nó tính toán ăn chia, dây dợ, chuẩn bị rào đón kỹ lắm! Hai ví dụ sơ sơ trên cho thấy cấp huyện là thế nào, có cần nó không. Hãy thử hỏi người dân sống ở các quận/huyện xem trong đời họ đã mấy lần cần đến huyện/quận.
Cấp huyện hiện nay như một “nhà nước con”, có đủ các công cụ quyền lực: đảng, chính quyền, quân đội, công an, tòa án, đài truyền thanh… nên tự tung, tự tác rất ghê gớm, khiến lòng dân cũng phẫn uất ghê gớm. Nhiều “huyện đường” ở địa phương rất nguy nga. Ngay ở Hà Nội, cứ cách nhau mấy đường phố lại thấy xuất hiện một tòa nhà mấy tầng rất hoành tráng, là trụ sở Quận ủy và UBND quận. Đã có ngôi nhà nguy nga, hoành tráng đó tất phải bày biện, sắp xếp cho đủ bàn ghế, mâm bát và phải bày ra đủ các “nhiệm vụ chính trị”, tiến hành đủ kiểu “đại hội”, “Hội nghị tổng kết dân, chính, đảng”, “dấy lên phong trào”, “đồng loạt ra quân”, xây dựng “chiến lược phát triển”, “quy hoạch”, “giải tỏa”, “cưỡng chế”, phấn đấu GDP… đạt thành tích huyện mình cao hơn các huyện!… Cán bộ nào, phong trào ấy! Cán bộ đẻ ra phong trào. Phong trào tạo ra thành tích… Dân có cần cái thành tích “ăn chia” và bao nhiêu huân chương cho các cấp quận/huyện không? Hãy hỏi dân đi!
Vậy kiến nghị nhân dịp sửa đổi Hiến pháp và đẩy mạnh cải cách hành chính, hãy “đột phá” vào cấp huyện. Các cơ quan nghiên cứu nên khảo sát, phân tích kỹ và kiến nghị Chính phủ chỉ đạo làm thí điểm: BỎ CẤP HUYỆN!
Lại cũng xin nói trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng thí điểm chương trình và sách giáo khoa phân ban và nhân ra đến 200 trường Trung học phổ thông ở khắp các vùng trong cả nước trong suốt ba năm. Khi Bộ lấy ý kiến 200 ông bà hiệu trưởng đã thực hiện chương trình thí điểm, thì trên 80% thấy “phù hợp”, còn một số phân vân và góp ý thêm… Không ai phản đối! Vậy mà khi áp dụng đại trà liền thất bại thảm hại!? Rõ là “cái nước mình nó thế”!
13/12/2012
Hiện nay hệ thống tổ chức hành chính nước ta có bốn cấp Chính phủ trung ương – tỉnh/thành – huyện/quận – xã/phường. Ở nhiều nước, ít nhất là ở Pháp và Ba Lan, tôi có dịp tìm hiểu thì ở hai nước đó không có cấp xã/phường. Cấp quận làm hết các chức năng của cấp phường …
Nhưng ở Việt Nam có khác. Trong bốn cấp này nhận thấy hiện nay Xã/phường là cấp quản lý trực tiếp cộng đồng dân cư trên một địa bàn cụ thể tiện lợi cho người dân và thiết yếu hơn cả. Từ khai sinh, khai tử, kết hôn, trả lương hưu, chứng nhận giấy tờ… đều do cấp phường/xã thực hiện; các công trình công cộng: đình, chùa, nhà thờ, nghĩa trang, trường học… dù cấp nào quản lý cũng nằm trên những địa điểm xã/phường cụ thể. Quan trọng hơn là chính quyền xã/phường và người dân trực tiếp quan hệ, biết rõ về nhau hơn; dân có thể bầu chọn, đánh giá cán bộ xã/phường sát hơn, thiết thực hơn… Thực chất, mọi chủ trương, chính sách của nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội đều “đổ lên đầu cấp xã” mới đến được với dân. Do vậy chính quyền cấp xã cần được đào tạo, nâng cao phẩm chất, năng lực quản lý và tạo cơ chế cho dân tăng cường giám sát để tăng hiệu lực, hiệu quả và uy tín của nhà nước từ cơ sở.
Cấp huyện được hình thành từ thời phong kiến và người Pháp cai trị gần như giữ nguyên hiện trạng. Thời trước tổ chức như vậy hẳn là phù hợp vì dân cư thưa thớt, giao thông, liên lạc, thông tin từ trung ương, tỉnh về đến dân rất khó khăn, dân trí lại rất thấp… Nay giao thông tiện lợi, thông tin liên lạc từ trung ương, từ tỉnh có thể trực tiếp về xã, đến dân một cách vô cùng nhanh chóng thuận tiện. Dân trí nay khá cao, đủ trình độ sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc trực tuyến, hai chiều đến các cấp tỉnh, trung ương. Vậy có cần cấp huyện để làm “đầu mối trung gian” nữa không?
Cũng cần nói thêm, thời ông Lê Duẩn làm Tổng Bí thư những năm 1975 – 1985 đã có quyết định duy ý chí táo tợn: “sắp xếp lại giang sơn”, sáp nhập các tỉnh, huyện, xã lại để bớt các đầu mối quản lý và xây dựng toàn quốc có 500 huyện thành 500 đơn vị “sản xuất lớn” kiểu công xã, 500 đơn vị kinh tế-quốc phòng mạnh. Ý tưởng phiêu lưu này đã gây bao đảo lộn, tốn kém, tác hại về kinh tế, văn hóa, xã hội không thể tính được. Nay thì trở lại “vũ như cẫn”, chỉ có vui là mỗi tỉnh có hai ngày hội: ngày thành lập và ngày tái lập!
Cho nên tôi không kiến nghị bỏ cấp huyện một các duy ý chí, ngay lập tức, mà đề nghị làm thí điểm ở cả ba vùng thành phố, nông thôn, miền núi, cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trước hết lấy ý kiến cán bộ các cấp và ý kiến người dân, rồi làm thí điểm một năm, sau đó lại lấy ý kiến của cán bộ xã và người dân đánh giá xem việc bỏ cấp huyện một năm có sao không?
Tôi có đủ cơ sở để giả thuyết rằng: cấp xã rất vui mừng, người dân rất phấn khởi nếu bỏ cấp huyện, vì bớt đi bao nhiêu việc vô tích sự, bao nhiêu ách tắc, phiền nhiễu không đáng có…
Xin nêu hai dẫn chứng từ hai luận văn Thạc sĩ của học trò có liên quan đến cấp huyện. Sau khi xử lý các phiếu điều tra để viết luận văn, hai học viên đều phát hoảng, “bây giờ làm thế nào thầy ơi?”, vì kết quả “không thuận”, “lộ ra thì chết”! Tôi động viên: về khoa học, cứ viết thật, còn phổ biến ra thì tùy tình hình… Tuy vậy tôi phải hứa: nếu sử dung kết quả điều tra sẽ không để lộ tên tuổi học viên, nơi chốn điều tra! Và tất nhiên các phiếu đều “vô danh”… Mà chuyện có gì đâu. Một cô điều tra về vai trò của Phòng Giáo dục ở một tỉnh miền núi. Kết quả thu được từ các phiếu trả lời: 70% cán bộ cấp sở đánh giá “cần”; 100% cán bộ phòng giáo dục đánh giá “rất cần”, 100% hiệu trưởng các trường Tiểu học, Trung học cơ sở (dưới sự quản lý của cấp huyện) đánh giá “không cần”! Lý do: Phòng Giáo dục làm chậm các thông tin từ trên xuống, bày đặt ra nhiều cái vô lý, phiền phức; có phòng hay không, trường cũng làm những việc theo chương trình, kế hoạch đã có; phòng bày đặt ra nhiều “kiểu” kiểm tra, đánh giá thi đua “rách việc”, nhưng rất ít tác dụng, vì trình độ nhiều cán bộ phòng còn kém hiệu trưởng, kém xa các giáo viên giỏi của trường… Tóm lại Phòng Giáo dục huyện ở tỉnh miền núi này như “khúc ruột thừa”! Phòng Giáo dục huyện như vậy, còn các ban phòng ở các ngành khác và nói chung cả cái UBND huyện, huyện ủy… có cần không?
Về chất lượng cán bộ phòng (cấp huyện) thì từ những năm 1960, khi tôi là giáo viên, trong ngành giáo dục đã có câu ca: “Tham ô, hủ hóa về Ty/ Ho lao, thối phổi thì đi về Phòng/ Những người già lão có công/ Thì đưa về Bộ cho xong cuộc đời”! Đến bây giờ cũng chả giáo viên giỏi nào muốn được đề bạt từ trường lên phòng giáo dục huyện, vì sẽ “mất dạy”!…
Còn một cô học viên khác thì điều tra “những yếu tố tác động đến việc ra các quyết định của chủ tịch UBND xã/phường”. Xử lý phiếu trả lời của các chủ tịch xã/phường được điều tra ở một tỉnh (có thành phố thuộc tỉnh)cho thấy các yếu tố tác động mạnh đến việc ra quyết định, theo thứ hạng sau: 1. Sức ép từ chỉ đạo trực tiếp của cấp huyện; 2. chủ trương của tỉnh và cấp trên; 3. Căn cứ pháp luật; 4. Ý kiến tham mưu của tập thể; 5.Dư luận báo chí; 6. Ý nguyện của dân; 7. Lợi ích của bản thân và ê-kíp… Lý do chỉ đạo của cấp huyện/quận tác động mạnh số 1 đến ra quyết định của chủ tịch xã/phường vì nó trực tiếp đe dọa sinh mệnh chính trị của chủ tịch xã/phường, còn các nhân tố khác dù sao cũng gián tiếp. Ta cũng ngầm hiểu cái nhân tố xếp thứ 7 kia là khi suy nghĩ để viết (nói) ra, chứ khi “xung động” lên thì nó thúc đẩy hành động ra quyết định quyết liệt lắm, hung hăng lắm! Và nó tính toán ăn chia, dây dợ, chuẩn bị rào đón kỹ lắm! Hai ví dụ sơ sơ trên cho thấy cấp huyện là thế nào, có cần nó không. Hãy thử hỏi người dân sống ở các quận/huyện xem trong đời họ đã mấy lần cần đến huyện/quận.
Cấp huyện hiện nay như một “nhà nước con”, có đủ các công cụ quyền lực: đảng, chính quyền, quân đội, công an, tòa án, đài truyền thanh… nên tự tung, tự tác rất ghê gớm, khiến lòng dân cũng phẫn uất ghê gớm. Nhiều “huyện đường” ở địa phương rất nguy nga. Ngay ở Hà Nội, cứ cách nhau mấy đường phố lại thấy xuất hiện một tòa nhà mấy tầng rất hoành tráng, là trụ sở Quận ủy và UBND quận. Đã có ngôi nhà nguy nga, hoành tráng đó tất phải bày biện, sắp xếp cho đủ bàn ghế, mâm bát và phải bày ra đủ các “nhiệm vụ chính trị”, tiến hành đủ kiểu “đại hội”, “Hội nghị tổng kết dân, chính, đảng”, “dấy lên phong trào”, “đồng loạt ra quân”, xây dựng “chiến lược phát triển”, “quy hoạch”, “giải tỏa”, “cưỡng chế”, phấn đấu GDP… đạt thành tích huyện mình cao hơn các huyện!… Cán bộ nào, phong trào ấy! Cán bộ đẻ ra phong trào. Phong trào tạo ra thành tích… Dân có cần cái thành tích “ăn chia” và bao nhiêu huân chương cho các cấp quận/huyện không? Hãy hỏi dân đi!
Vậy kiến nghị nhân dịp sửa đổi Hiến pháp và đẩy mạnh cải cách hành chính, hãy “đột phá” vào cấp huyện. Các cơ quan nghiên cứu nên khảo sát, phân tích kỹ và kiến nghị Chính phủ chỉ đạo làm thí điểm: BỎ CẤP HUYỆN!
Lại cũng xin nói trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo từng thí điểm chương trình và sách giáo khoa phân ban và nhân ra đến 200 trường Trung học phổ thông ở khắp các vùng trong cả nước trong suốt ba năm. Khi Bộ lấy ý kiến 200 ông bà hiệu trưởng đã thực hiện chương trình thí điểm, thì trên 80% thấy “phù hợp”, còn một số phân vân và góp ý thêm… Không ai phản đối! Vậy mà khi áp dụng đại trà liền thất bại thảm hại!? Rõ là “cái nước mình nó thế”!
13/12/2012
Mạc Văn Trang