Đỗ Xuân Thọ - Cái tiêu đề này chính là câu hỏi của một vị tướng đã về hưu của Quân đội Nhân dân Việt Nam hỏi tôi khi tôi tặng ông quyển sách mà tôi đã nghiên cứu suốt 20 năm, quyển “Tâm Vũ Trụ “ nhân dịp Xuân Nhâm Thìn. Sau đây là câu trả lời của tôi kèm theo các phân tích ngắn gọn: Ông Nguyễn Phú Trọng không thể giữ chức Tổng Bí Thư ĐCSVN suốt một nhiệm kỳ!
Vì sao? Theo tôi, ông Nguyễn Phú Trọng thuộc dạng cán bộ liêm kiết của những năm từ 1975 đến những năm trước thời kỳ Đổi Mới. Ông ta là một tín đồ trung thành của CN Mác-Lênin không kinh qua máu lửa của các cuộc chiến tranh dành Độc Lập cho Dân Tộc. Ông là một người rất rất bảo thủ, rất giáo điều! Con đường quan chức của ông thênh thang không có chông gai và do đó ông không có khả năng chiến đấu với các thử thách khắc nghiệt trong nhiệm kỳ của ông.
Chúng ta hãy xem tóm tắt tiểu sử của ông (theo Wikipedia):
Tác giả gửi Danlambao
Vì sao? Theo tôi, ông Nguyễn Phú Trọng thuộc dạng cán bộ liêm kiết của những năm từ 1975 đến những năm trước thời kỳ Đổi Mới. Ông ta là một tín đồ trung thành của CN Mác-Lênin không kinh qua máu lửa của các cuộc chiến tranh dành Độc Lập cho Dân Tộc. Ông là một người rất rất bảo thủ, rất giáo điều! Con đường quan chức của ông thênh thang không có chông gai và do đó ông không có khả năng chiến đấu với các thử thách khắc nghiệt trong nhiệm kỳ của ông.
Chúng ta hãy xem tóm tắt tiểu sử của ông (theo Wikipedia):
Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944) là một chính khách Việt Nam.
Trước khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 26 tháng 6 năm 2006 đến ngày 23 tháng 7 năm 2011. Ông cũng là một Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng), Cử nhân Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Tiểu sử:
Ông sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại huyện Gia Lâm nay là quận Long Biên Hà Nội.
Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.
Năm 1967, ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân).
Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô).
Tháng 8 năm 1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10 năm 1983), Trưởng ban (tháng 9 năm 1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3 năm 1989), Phó tổng biên tập (tháng 5 năm 1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8 năm 1991).
Năm 1992, ông được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư.
Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII.
Tháng 8 năm 1996, ông làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Đại học[1], phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy. Tháng 2 năm 1998, ông phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó trường KHXH và Nhân Văn.
Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.
Tháng 1 năm 2000, ông làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.
Ngày 26 tháng 6 năm 2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Văn An, xin từ nhiệm.
Hai ngày sau, Bộ Chính trị đã chỉ định ông Phạm Quang Nghị, người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, làm Bí thư Thành ủy Hà Nội kế nhiệm. Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, ông tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011.
-Trong công cuộc đổi mới của ĐCSVN hiện nay mà về thực chất là ĐCSVN phản bội lại hầu hết các nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin thì tất cả các kiến thức ông tích lũy được, ông nghiên cứu được trong thời thanh xuân đều vứt vào sọt rác.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không cần mớ kiến thức Mác-Lê của ông thậm trí còn cảm thấy nó cản đường họ, cản đường tiến lên của Dân Tộc Việt Nam!
Ông không được nắm một trọng trách nào hầu có thể kiếm được rất nhiều tiền như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang… Ông định dùng định chế của Đảng để khống chế Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang nhưng ông không biết rằng bằng sức mạnh của đồng tiền hai ông trên có thể khuynh đảo được cả ban Tổ Chức, ban thanh tra TƯ ĐCSVN.
Ông Trọng càng làm tốt công tác chỉnh đốn Đảng thì ông càng bị cô lập trong TƯ ĐCSVN. Thực chất ông Trọng không nắm được quân đội.
-Trên trường Quốc Tế thì uy tín của ông Trọng thua xa Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang. Chính vì thế tôi đã đoán như trên! Khác với các nhà tiên tri khác, tôi không những chỉ dự đoán mà còn dùng Sóng Ý Thức của mình tham gia vào quá trình làm cho điều dự đoán xẩy ra trong hiện thực.
Đỗ Xuân Thọ
Tác giả gửi Danlambao