Thái Sơn (TNO) - Mặc dù Sở Tư pháp Đà Nẵng tuyên bố Nghị quyết 23 của HĐND TP.Đà Nẵng không phạm luật nhưng ý kiến của nhiều cơ quan chức năng T.Ư đã khẳng định ngược lại.
Các cơ quan chức năng ở đây bao gồm: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an và nhiều cục, vụ chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp. Các ý kiến liên quan đến nghị quyết này vừa được Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVBQPPL) tổng hợp thành văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường ngày 28.2.
Hạn chế quyền tự do của công dân
Trong văn bản của Cục KTVBQPPL cho biết, hầu hết các cơ quan chức năng nói trên thể hiện quan điểm không đồng tình với quy định về hạn chế nhập cư của HĐND TP.Đà Nẵng.
Theo Nghị quyết 23, tại điều 1 quy định: “Tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án tiền sự”.
Theo ông Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, pháp luật hiện hành không có quy định “tạm dừng” đăng ký cư trú đối với các công dân có đủ điều kiện theo quy định (có chỗ ở hợp pháp và tạm trú liên tục từ 1 năm trở lên). Do đó, quy định của HĐND TP.Đà Nẵng là “không có cơ sở pháp lý và trái với quy định pháp luật về cư trú”.
Trước các viện dẫn của Đà Nẵng về thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và lý do đưa ra chỉ mới là giải pháp tạm thời trong khi chờ hướng dẫn của T.Ư về luật Cư trú, ông Luyến cho rằng, có nhiều biện pháp để phân bổ dân cư nhưng bất cứ biện pháp nào cũng phải tuân thủ luật Cư trú.
Đại diện Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng, các quy định về thẩm quyền “phân bổ dân cư” và “quyết định biện pháp quản lý dân cư” của HĐND là quy định chung, khi HĐND đưa ra nghị quyết để quy định cụ thể một nội dung nào đó thì phải tuân theo luật ban hành sau và các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực. Việc HĐND TP.Đà Nẵng đặt ra quy định nói trên là một hình thức hạn chế quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan này cũng viện dẫn điều 1 Nghị định 56/2010/ CP quy định: “Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”.
Tương tự, đại diện Bộ Công an cũng cho rằng, quy định cũng như các lập luận của Đà Nẵng là không thỏa đáng.
Trái luật, trái cả thẩm quyền
Ngoài nội dung hạn chế người nhập cư, các cơ quan nói trên cũng chỉ ra hàng loạt nội dung trong Nghị quyết 23 của HĐND TP. Đà Nẵng không phù hợp với quy định pháp luật.
Trong đó, quy định tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ vừa không có cơ sở pháp lý và không đúng thẩm quyền.
Bởi theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền này thuộc Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tương tự, quy định tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với trường hợp học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy cũng trái pháp luật.
Bởi Nghị quyết 32 Chính phủ quy định, các trường hợp vi phạm pháp luật thì thời hạn tạm giữ phương tiện là 90 ngày, việc HĐND TP.Đà Nẵng ra quyết định thời hạn thấp hơn là vừa không đúng thẩm và trái với quy định của Chính phủ…
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Cục KTVBQPPL kiến nghị HĐND TP.Đà Nẵng kiểm tra và xử lý ngay đối với những nội dung trái luật nêu trên.
Đồng thời cần rút kinh nghiệm về quy trình soạn thảo dự thảo Nghị quyết HĐND cũng như vai trò thẩm định của Sở Tư pháp TP.Đà Nẵng.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120229/hang-loat-noi-dung-trai-luat-trong-nghi-quyet-cua-hdnd-tp-da-nang.aspx
Các cơ quan chức năng ở đây bao gồm: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an và nhiều cục, vụ chuyên môn thuộc Bộ Tư pháp. Các ý kiến liên quan đến nghị quyết này vừa được Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVBQPPL) tổng hợp thành văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường ngày 28.2.
Hạn chế quyền tự do của công dân
Công nhân tại KCN Hòa Khánh TP.Đà Nẵng - Ảnh: N.Tú |
Theo Nghị quyết 23, tại điều 1 quy định: “Tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án tiền sự”.
Theo ông Đặng Đình Luyến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, pháp luật hiện hành không có quy định “tạm dừng” đăng ký cư trú đối với các công dân có đủ điều kiện theo quy định (có chỗ ở hợp pháp và tạm trú liên tục từ 1 năm trở lên). Do đó, quy định của HĐND TP.Đà Nẵng là “không có cơ sở pháp lý và trái với quy định pháp luật về cư trú”.
Trước các viện dẫn của Đà Nẵng về thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và lý do đưa ra chỉ mới là giải pháp tạm thời trong khi chờ hướng dẫn của T.Ư về luật Cư trú, ông Luyến cho rằng, có nhiều biện pháp để phân bổ dân cư nhưng bất cứ biện pháp nào cũng phải tuân thủ luật Cư trú.
Đại diện Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng, các quy định về thẩm quyền “phân bổ dân cư” và “quyết định biện pháp quản lý dân cư” của HĐND là quy định chung, khi HĐND đưa ra nghị quyết để quy định cụ thể một nội dung nào đó thì phải tuân theo luật ban hành sau và các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực. Việc HĐND TP.Đà Nẵng đặt ra quy định nói trên là một hình thức hạn chế quyền tự do cư trú của công dân. Cơ quan này cũng viện dẫn điều 1 Nghị định 56/2010/ CP quy định: “Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”.
Tương tự, đại diện Bộ Công an cũng cho rằng, quy định cũng như các lập luận của Đà Nẵng là không thỏa đáng.
Trái luật, trái cả thẩm quyền
Ngoài nội dung hạn chế người nhập cư, các cơ quan nói trên cũng chỉ ra hàng loạt nội dung trong Nghị quyết 23 của HĐND TP. Đà Nẵng không phù hợp với quy định pháp luật.
Trong đó, quy định tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ vừa không có cơ sở pháp lý và không đúng thẩm quyền.
Bởi theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền này thuộc Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tương tự, quy định tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với trường hợp học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy cũng trái pháp luật.
Bởi Nghị quyết 32 Chính phủ quy định, các trường hợp vi phạm pháp luật thì thời hạn tạm giữ phương tiện là 90 ngày, việc HĐND TP.Đà Nẵng ra quyết định thời hạn thấp hơn là vừa không đúng thẩm và trái với quy định của Chính phủ…
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, Cục KTVBQPPL kiến nghị HĐND TP.Đà Nẵng kiểm tra và xử lý ngay đối với những nội dung trái luật nêu trên.
Đồng thời cần rút kinh nghiệm về quy trình soạn thảo dự thảo Nghị quyết HĐND cũng như vai trò thẩm định của Sở Tư pháp TP.Đà Nẵng.
Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND về nhiệm vụ năm 2012 của TP.Đà Nẵng được HĐND thành phố thông qua ngày 23.12.2011. Tại điểm 9 khoản 3 điều 1 nêu: “… Trong khi chờ xin ý kiến của T.Ư về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện luật Cư trú trên địa bàn, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp ổn định hoặc có tiền án tiền sự…”. HĐND cũng thông qua các vấn đề khác như từ năm 2012 cấm chuyển nhượng chung cư; nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế thu hồi; tạm dừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ; tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với học sinh chưa đủ tuổi theo quy định đi xe gắn máy…Thái Sơn
Trong văn bản trả lời Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng chỉ thừa nhận việc thành phố tạm giữ phương tiện 60 ngày đối với học sinh là không phù hợp với quy định của pháp luật.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120229/hang-loat-noi-dung-trai-luat-trong-nghi-quyet-cua-hdnd-tp-da-nang.aspx