Thuyền nhân cưỡng bức hồi hương vẫn bị phân biệt đối xử - Dân Làm Báo

Thuyền nhân cưỡng bức hồi hương vẫn bị phân biệt đối xử

Thanh Phương (RFI) - Trong những năm cuối thập niên 1990, nhiều thuyền nhân Việt Nam vượt biên sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt là sang Thái Lan, đã bị cưỡng bức hồi hương, sau khi các trại tỵ nạn ở những nước này đóng cửa. Nhưng khi về đến Việt Nam, họ coi như đã bị Liên hiệp quốc và quốc tế nói chung bỏ rơi.


Không những đã không được chính quyền Việt Nam giúp đở để tái hội nhập xã hội, những thuyền nhân hồi hương này cho tới nay vẫn còn bị phân biệt đối xử, thậm chí bị nghi kỵ. Một số cựu thuyền nhân tích cực hoạt động giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ thì thường xuyên bị theo dõi, bị an ninh mời lên làm việc.

Anh Nguyễn Hữu Huân, một trong những thành viên của tổ chức Bạch Đằng Giang, chuyên hoạt động giúp đở những thuyền nhân hồi hương, kể lại về trường hợp của anh, trong cuộc phỏng vấn ngày 20/06 với RFI Việt ngữ.

Anh Nguyễn Tự Thành, vượt biên sang Thái Lan qua ngỏ Cam Bốt, đã bị cưỡng bức hồi hương ngày 21/2/1997, cũng do vượt biên sau ngày 14/3/1989, cho nên tình trạng của anh không khác trường hợp của anh Huân, tức là cũng bị phân biệt đối xử trong việc làm và trong đời sống thường ngày.

Đối với anh Nguyễn Hữu Huân, sự phân biệt đối xử đối với thuyền nhân cưỡng bức hồi hương một phần là do sự nghi kỵ của chính quyền đối với họ.

Một trong những người sáng lập tổ chức Bạch Đằng Giang Foundation và cũng đã từng ngồi tù vì sáng lập tổ chức này, anh Phạm Bá Hải, cho biết, mặc dù bị đàn áp, họ vẫn cố gắng duy trì hoạt động.

Thanh Phương



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo