Hương Giang (Baodongnai) - Ngày 10-10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã làm việc với Sở Tài nguyên - môi trường (TN-MT), chủ đầu tư dự án thủy điện và các nhà khoa học để lấy ý kiến về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc dừng hay tiếp tục hai dự án này.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thực hiện sẽ có tổng công suất 241MW và tổng sản lượng điện cung cấp hàng năm chỉ khoảng 929 triệu kWh/năm. Thế nhưng, để xây dựng hai thủy điện này sẽ có hơn 372 hécta rừng bị mất, trong đó có gần 137 hécta thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên và gần 144 hécta thuộc rừng phòng hộ Nam Cát Tiên.
Tại cuộc họp, nhiều đại biểu lo ngại đặt câu hỏi: Liệu khi xây dựng xong thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có xảy ra động đất như thủy điện Sông Tranh 2? Trả lời vấn đề này, chủ đầu tư là Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai và công ty tư vấn cho rằng thủy điện làm đập bê-tông thường và đập chỉ cao từ 40-60 m không thể xảy ra động đất và đảm bảo an toàn. T
Không muốn mất dù một cây gỗ
Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên Nguyễn Văn Diện cho biết: “Quan điểm của vườn là không muốn mất dù chỉ một cây gỗ trong khu vực vườn quản lý. Nếu thực hiện thủy điện, vườn sẽ phải mất đi hàng trăm hécta rừng và nhiều loài động, thực vật bị ảnh hưởng rất lớn. Hiện Vườn quốc gia Cát Tiên đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Vì vậy, vườn không muốn hai dự án này được triển khai”.
Theo Sở TN-MT, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không nằm trên địa bàn tỉnh, nhưng là tỉnh ở hạ nguồn, Đồng Nai sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực.
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Trương Văn Vở nói: “Dự án này ảnh hưởng rất lớn đến Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh nên dư luận rất quan tâm. Vì vậy, các cơ quan Nhà nước phải đánh giá lại tác động và trả lời cho dân biết. Nếu ảnh hưởng lớn đến môi trường có thể kiến nghị Chính phủ dừng dự án”.
Tại cuộc họp, nhiều đại biểu lo ngại đặt câu hỏi: Liệu khi xây dựng xong thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có xảy ra động đất như thủy điện Sông Tranh 2? Trả lời vấn đề này, chủ đầu tư là Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai và công ty tư vấn cho rằng thủy điện làm đập bê-tông thường và đập chỉ cao từ 40-60 m không thể xảy ra động đất và đảm bảo an toàn. Thế nhưng, đó mới chỉ là khẳng định của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn dự án. Điều mà dư luận và người dân cần là câu trả lời của cơ quan Nhà nước.
Để bảo vệ quan điểm cho chủ đầu tư, PGS.TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường - tài nguyên nói, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không ảnh hưởng lớn đến rừng và môi trường. Nhưng ông thừa nhận trong quá trình xây dựng đập nước đục, giảm lượng oxy hòa tan sẽ làm các loài cá quý hiếm bị ảnh hưởng, nhưng xây dựng xong sẽ hết. Còn các loài chim, thú trong khi xây dựng, tiếng ồn có thể làm chúng bay đi hoặc di chuyển đi nơi khác nhưng sau đó sẽ quay trở về.
Giám đốc Sở TN-MT Lê Viết Hưng khẳng định: “Ý kiến của PGS. TS Phước trái ngược với ý kiến của nhiều nhà khoa học từng có thời gian dài nghiên cứu về Vườn quốc gia Cát Tiên. Theo các nhà khoa học, khi xây dựng thủy điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học của vườn”.
Ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội tỉnh nhận định, thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hạ lưu được dư luận rất quan tâm. Hiện nay, có nhiều thông tin trái chiều xung quanh 2 dự án này làm dư luận hoang mang. Vì thế thời gian tới, Vườn quốc gia Cát Tiên đề nghị Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch hoặc nhờ UNESCO thẩm định lại xem mức độ ảnh hưởng của thủy điện đến mức nào. Việc làm thủy điện ngoài lợi ích của doanh nghiệp còn phải đảm bảo môi trường và an toàn cho người dân.
Ông Hoàng Văn Thống, Chánh thanh tra Sở TN-MT bày tỏ: “Mất rừng dù có trồng lại cũng không được như cũ. Đây sẽ là tổn thất lớn vì ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Trong quá trình thi công, tiếng động lớn sẽ khiến các loài thú sợ bỏ đi. Trên một con sông, xây dựng nhiều thủy điện, khi có lũ tất cả cùng xả, hạ lưu sẽ bị ngập, còn mùa khô tất cả cùng tích nước sẽ làm vùng hạ lưu thiếu nước”.
*** Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 45/TTg-KTN ngày 31-8-2011, trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục đích và nội dung xác lập Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án.
*
Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Càng nói càng lo!
Xuân Hoàng (NLĐ) - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tỏ ra rất lo ngại về 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A mặc dù chủ đầu tư liên tục trấn an.
Ngày 10-10, tại Đồng Nai, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh này đã có buổi giám sát tình hình khảo sát, đánh giá tác động môi trường liên quan đến 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai,
nghi ngờ đơn vị khảo sát đánh giá tác động môi trường
Chủ đầu tư: Tất cả đều ổn!
Mở đầu buổi làm việc, ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai - đơn vị chủ đầu tư, tự giới thiệu về đơn vị và mục tiêu theo đuổi 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Theo ông Pháp, chủ đầu tư rất quan tâm, cân nhắc về những ảnh hưởng của dự án đến môi trường chứ không phải chỉ chăm chú đến mục tiêu kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên - đơn vị được thuê để khảo sát, đánh giá tác động môi trường 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A - khẳng định việc thực hiện 2 thủy điện trên hoàn toàn không gây nhiều ảnh hưởng đến khu vực lân cận và vùng hạ du. Theo ông Phước, khu vực dự tính xây dựng 2 thủy điện hoàn toàn là rừng nghèo, chỉ có lồ ô và tre nứa. “Các loài động vật trong Sách đỏ cũng hầu như không có” - ông Phước nói.
Ông Phước cho rằng khi được xây dựng, 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không hề ảnh hưởng đến dòng chảy vùng hạ lưu sông Đồng Nai nhờ sự điều tiết nước vào các hồ ở vùng lân cận. Nhu cầu sử dụng nước ở vùng hạ du cũng sẽ được đáp ứng một cách hợp lý, không bị ảnh hưởng nhiều vào mùa khô hạn. Riêng lo ngại của dư luận về tác động nặng nề của thủy điện đến khu Bàu Sấu, vùng đa dạng sinh học và khu Ramsar của thế giới, ông Phước cho biết kết quả khảo sát cho thấy nơi đây tiếp nhận nước từ hồ Đăk Lua và nước mưa là chính nên sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Đại diện đơn vị tư vấn (Công ty Tư vấn điện 4 - EVN) cũng khẳng định việc xây dựng 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ không ảnh hưởng nhiều về mặt thủy văn, bảo đảm “an toàn tuyệt đối” về nguy cơ vỡ đập và các tiêu chí đề phòng động đất…
Tỉnh Đồng Nai: Thông tin mịt mờ!
Ông Trương Văn Vở, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, nói: “Càng nghe tôi càng lo. Các đơn vị đánh giá 2 thủy điện không ảnh hưởng đến Vườn Quốc gia Cát Tiên nhưng tôi e sự việc còn lớn hơn thế!”. Theo ông Vở, tầm ảnh hưởng của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A không chỉ với Đồng Nai mà còn có thể đến TPHCM và cả Long An. “Một số nước tiên tiến như Nhật Bản cũng đã nói không với thủy điện nên người dân không khỏi hoang mang về dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A” - ông Vở nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng phải tính toán làm sao cho ra vấn đề chứ không phải cứ mịt mờ như thế này. Nhà sử học này đã viện dẫn tình trạng thủy điện được xây dựng ồ ạt hiện nay đang gây nên nhiều hệ lụy mà các thủy điện ở phía Bắc, thủy điện Sông Tranh 2 và việc vỡ đập ở Trung Quốc là những điển hình. “Đánh giá tác động môi trường là vô cùng quan trọng nên không thể sơ sài và cần thực hiện bởi một đơn vị hoàn toàn độc lập.
Hiện tại, không có cơ quan nào được giao trách nhiệm phản biện độc lập, đến nỗi phải chờ các nhóm dân sự như Mạng lưới Sông ngòi là chưa thật sự ổn. Chính phủ phải vào cuộc, mời các đơn vị nước ngoài hoặc các bộ liên quan tham gia thì sự việc mới rõ ràng” - ông Quốc nêu ý kiến. Theo ông Dương Trung Quốc, các doanh nghiệp cũng cần thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội chứ không phải cứ “thu tiền xong rồi bỏ đi”.
Ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, bày tỏ nghi ngờ đơn vị khảo sát đánh giá tác động môi trường. “Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi liệu có đầy đủ và khách quan? Những lập luận và cứ liệu của đơn vị khảo sát hoàn toàn trái ngược với ý kiến của các nhà khoa học đã trình bày tại hội thảo do tỉnh Đồng Nai tổ chức. Vậy ai đúng, ai sai?” - ông Hưng đặt vấn đề.
Ông Hoàng Văn Thống, Thanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, băn khoăn: “Việc tồn tại cùng lúc hàng loạt thủy điện trên sông Đồng Nai, nếu nói không ảnh hưởng gì, không đặt ra nỗi lo nào thì liệu có thuyết phục?”.
“Báo chí phải lấy thông tin từ chúng tôi” (?!)
Xen kẽ
trong buổi làm việc, ông Bùi Pháp tuyên bố: “Báo chí muốn viết gì
phải liên hệ với chúng tôi để lấy thông tin, không được sử dụng
những thông tin không đúng từ các nguồn khác”. Ông Nguyễn Văn Phước
cũng yêu cầu báo chí sử dụng thông tin khảo sát triển khai dự án từ
Viện Môi trường và Tài Nguyên, chứ lấy từ các nguồn khác là không
chính xác.
Về
vấn đề này, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng không phải báo chí
được lấy thông tin từ chủ đầu tư mà phải tổng hợp tất cả các nguồn khác
nhau thì mới khách quan.
|
___________________
Đọc thêm: