Rừng cũng biết buồn - Dân Làm Báo

Rừng cũng biết buồn

Cù Huy Hà Bảo (Danlambao) - Tôi được người bạn mời về quê ở Lý Lịch - Đồng Nai, nơi phải đi qua “chiến khu D” từng là căn cứ Cục miền Nam trong thời chiến. Từ Sài Gòn chúng tôi đi theo Quốc lộ 1 đến ngã ba Trị An, rẽ trái chạy thêm 20 km nữa là đến Ngã 3 Bờ Hào. Từ đó đi qua cổng gác kiểm lâm Mã Đà khoảng 20 km nữa đến khu di tích “chiến khu D”. Khi đến cổng khu di tích tôi mới biết, nơi đây chỉ có một đài tưởng niệm những người đã chết và một văn phòng khu bảo tồn, còn lại là những cái nhà lá được dựng lên và không có tường, ở giữa nhà là những cái hầm địa đạo (kiểu hầm địa đạo Củ Chi). Rồi những cái bếp hoàng cầm, vô duyên nhất là một cái nhà lá được dựng lên chỉ bảo vệ cái hố ở giữa có tấm bảng ghi “hố bom B 52”.

Người bạn tên Hùng định dẫn tôi đi xem khu rừng nhưng tôi bảo thôi đủ rồi. “Di tích cái kiểu gì mà toàn địa đạo mình chẳng dám chui xuống đó đâu lỡ lâu ngày không ai qua lại, có khi rắn rết ở dưới cắn chết oan cũng không chừng!”. Thà Hùng dẫn tôi đi vào rừng chơi hái hoa, bắt bướm còn thoải mái hơn là vào cái “chiến khu D” sực mùi thuốc súng này. Bọn CS nó nổ quá! Chỉ đọc được toàn những kiểu “anh hùng đểu” chui cống, chui hầm, rồi đêm đêm khủng bố dân lành y như mình mới coi bộ phim Việt Nam! Việt Nam! do đạo diễn hoa kỳ John Ford dàn dựng, thực chẳng có gì hay ho cả. 

Thôi! Mày dẫn tao đi vào rừng mà khám phá thiên nhiên, để tao bắt bướm hái hoa còn hơn. Hùng bảo tôi: “thôi để tao chở mày đi càng sâu vào rừng Nam Cát Tiên nhé!”. Bên trong tôi thấy những cây gỗ lớn cứ nằm ngổn ngang, những vết cưa còn mới, chắc đây là vết tích của “lâm tặc” (có khi mấy ông kiểm lâm cũng không chừng) hoành hành, nên những cây cao to mấy người ôm cứ ngã xuống đều đều, mà sao họ cưa mà lại không lấy cây đi nhỉ cứ để nằm la liệt ở đó. Đi vào càng sâu bên trong, những cây to càng thưa dần, không như những gì nhìn thấy bên ven rừng, mà cũng chẳng gặp thú rừng gì hết, thỉnh thoảng lại gặp những con sóc nó chạy ở mãi cành cây cao. Hoặc lâu lâu mới gặp mấy chú gà rừng hoảng hốt bay vụt vào trong bụi rậm. Cái cảm giác hụt hẫng cứ ám ảnh tôi cả ngày tôi định hỏi Hùng mấy lần nhưng đành thôi. 

Về đến nhà Hùng, lúc bữa cơm chiều cũng là bữa tối (bởi người dân ở đây chỉ ăn hai bữa mà thôi ăn sáng và ăn chiều?), hôm nay nhà có khách nên bác Dũng (ba của Hùng) gọi người bạn cùng xóm qua uống rượu cho vui. Trong bữa cơm tôi đem thắc mắc của mình về những cây bị “lâm tặc” cưa ở rừng để kể cho hai bác. Họ cười to nhìn tôi và nói: “Làm gì có ‘lâm tặc’ ở đây chỉ có ‘kiểm lâm’ mà thôi, những cái cây đó là bác cưa đấy, vì mùa nắng vào rừng cưa dễ dàng hơn”. 

Tôi mới hỏi: “Vậy các bác là lâm tặc”? Bác Dũng cười và nói: “Ngày xưa thì đúng! Bọn bác cưa cây phá rừng là do nhà nước bắt đi kinh tế mới. Nhưng chỉ phá làm nương rẫy, những năm về sau nhà nước cấm, lực lượng kiểm lâm được đưa về kiểm soát”. Nói đến đây, vẻ mặt bác Dũng rất trầm ngâm, bác nói tiếp: “Do bác gái đau ốm, cảnh nghèo, bác vào rừng cưa cây đi bán. Cứ những cây nhỏ, ‘kiểm lâm’ nó cho qua, còn cây lớn nó bắt giữ tịch thu rồi chúng đem bán, và họ gọi là ‘tận thu’. Rồi họ bán lại cho ‘đầu nậu’ với giá rất cao. Trong khi ‘đầu nậu’ chỉ mua của bác những cây nhỏ với giá rẻ như củi! Thấy công sức của mình bỏ ra chẳng được bao nhiêu, mà bị ‘kiểm lâm’ cướp hết nên bọn bác không phá rừng nữa” 

Nên bây giờ bọn chúng phải thuê các bác đi cưa? Tôi hỏi bác Dũng. 

Nhâm nhi ly rượu nhỏ, Bác Dũng phân trần: “Bây giờ chúng thuê người cưa cây, chúng trả giá tiền theo cây, tùy loại to nhỏ, sau đó chúng quay phim chụp hình những cây bọn bác đã cưa, và gọi là lâm tặc phá rừng và làm đơn xin lên cấp trên “tận thu”, và chúng đem đi bán, chắc ít hôm nữa chúng cho xe vào chở gỗ đi ấy mà! Tại tết đến, nhà cần tiền mua sắm, nghèo quá mới phải làm thôi! Chứ cưa phá cây rừng, bị đè chết là bình thường, có những người bị cây đổ đè chết để lại vợ con đáng thướng lắm! Cực chẳng đã, mới phải phá sơn lâm và đâm hà bá những cái nghề mà chẳng ai muốn làm”. 

Ở rừng Nam Cát Tiên chắc thú rừng nhiều lắm hả bác? Bác Dũng trả lời: “Làm gì mà còn nhiều hả cháu! Nếu nhiều thì bác đã đi săn để đãi cháu, những người đi săn như bác Kiên (người bạn hàng xóm của bác Dũng) đâu phải đi cưa cây, phá rừng như bác?” 

Nhắc đến chuyện đi săn thú rừng, bác Kiên liền kể chuyện về những chuyến đi săn của bác: “Bác phải vào rừng sâu, ăn mật, nằm gai, cơm nắm, nước bình tông, đi lần theo những dấu vết của thú rừng. Kiểm tra từng đống phân, con mồi khi biết chắc chắn đường đi lối lại của con vật rồi mới đặt bẫy, thì (may mắn) mới bắt được thú! Cứ con thú nào to, cầm ra là bị ‘kiểm lâm’ nó cướp ngay, còn con nhỏ thì chúng cho mình đem ra khỏi rừng. Mà thú nhỏ bán chẳng được bao nhiêu tiền cả”. Bọn ‘kiểm lâm’ nó cũng như những tay thợ săn, thay vì đi săn thú, chúng đi rình để bắt những thợ săn (khi họ săn được thú rừng). Làm mãi cũng chán, bởi chẳng được bao nhiêu tiền, vì chúng nó rình bác còn hơn bác đi rình mấy con thú! Cái nghèo cứ đeo đuổi mãi…!” 

Bác Kiên mời cả “cụng ly rượu nhỏ”, rồi nói tiếp: “Mà này! Gần đây, để đối phó với bọn kiểm lâm, bọn bác mới có sáng kiến mới. Khi bắt được thú rừng, bọn bác đem theo “Formaldehyde” (thuốc ướp xác) để tiêm thẳng vào con thú mà mình săn được (để khỏi bị hư thối), rồi đào lỗ chôn (để khỏi bị thú khác ăn thịt mất) và ra về với con thú nhỏ trong tay, bọn kiểm lâm nó rình ở đâu đó phía bìa rừng, khi thấy mình không có thú lớn, nên chúng cho qua. Rồi hai hay ba hôm sau cho người khác (không phải là dân thợ săn) vào chỗ mình đã đánh dấu (nơi chôn thú), để đào con thú lên, sau đó mang đi Sài Gòn hoặc Biên Hòa tiêu thụ, từ nay cháu đừng ăn thịt rừng mà đã chết nhé?” 

Tôi nghe kể mà nổi da gà! Kể ra các ông “quan lớn” toàn ăn thú rừng chết mấy ngày lận, bởi các ông ấy hay dẫn nhau đi ăn đồ rừng. Tôi hỏi tiếp: “Vậy các bác ở trong khu rừng này từ những năm 1977 đến giờ có thấy ai bị chết do chất độc da cam hoặc, bị đẻ con ‘quái thai’ gì không hay bị đao (một bệnh gơ gơ như bị dại). 

Sau khi uống xong ly rượu, bác Dũng bảo: “Chỉ thấy người ta chết vì bị rắn cắn, muỗi cắn, bị sốt rét, hay bị cây đè, chết mà thôi chứ chưa ai bị sao cả”. 

Tôi không muốn hỏi thêm hai bác điều gì nữa bởi bữa cơm chiều cũng đã gần xong. Tôi xin phép các bác ra phía trước hóng gió, và nhìn về phí xa xa của cánh rừng (nơi từng là một khu rừng nguyên sinh được tổ chức Unesco công nhận là di sản “sinh quyển thế giới”) đang bị bọn “lâm tặc” hoành hành, và nghe đâu cái dự án “thủy điện Đồng Nai 6A” sắp được cấp phép sẽ làm biến mất khu rừng trên. À! Thì ra thế nên bọn “kiểm lâm” mới táo tợn như thế, chúng thuê người chặt phá cả rừng nguyên sinh. 

Đêm đó những hình ảnh của bộ phim mà CS đã chiếu hàng nghìn lần trên truyền hình về những chiếc máy bay của Quân Đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa phun thuốc khai quang, hàng năm vào đầu mùa mưa ở khu vực “chiến khu D”, những em bé bị tàn tật những bào thai bị di chứng, rồi đổ cho “chất độc khai quang”. Nhưng, sao tôi thấy ở đây, có người dân nào bị nhiễm độc đâu? Cha ông chúng tôi cũng đã từng vào rừng chiến khu D để đánh nhau với cộng sản Miền Bắc, nhưng có ai bị nhiễm chất độc da cam đâu? Phải chăng do ăn ở ác, chuyên giết người dân sống trong những làng mạc quanh rừng như bộ phim của Việt Nam! Việt Nam do đạo diễn hoa kỳ John Ford mà tôi mới coi nên bị ám ảnh đẻ con bị dị tật, hoặc bị “quả báo” nên đỗ thừa cho chất độc da cam mà thôi! Đúng là không có chuyện gì mà cộng sản không dám làm, vu khống cho quân đội Mỹ, VNCH là ngụy, ăn cướp đổi thừa cho lâm tặc... Nên tôi tôi thề sẽ không bao giờ nghe “cộng sản nói”.




P/s: (Tên bạn và những người tôi kể ở trên đã được đổi bởi lý do và hoàn cảnh không cho phép)


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo