Tuổi trẻ với Hiến pháp: Một sự thật đáng buồn! - Dân Làm Báo

Tuổi trẻ với Hiến pháp: Một sự thật đáng buồn!

Lạc Hồng Quốc (Danlambao)Từ ngày có thông báo về việc kêu gọi tham gia 'Góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992', với đặc thù công việc nên tôi có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với thanh niên, những người được sinh ra sau ngày đất nước thống nhất.

Qua một số trao đổi, tôi phải thừa nhận một sự thật rằng: Có lẽ sự 'thành công' lớn nhất của CS là tạo ra những con người không có tư duy về chính trị, họ không hiểu biết chút gì hoặc hiểu biết không hoàn chỉnh về các khái niệm như: hiến pháp, luật pháp, dân chủ, tự do… Nói chung là tất cả các phạm trù mà những xã hội văn minh cần phải trang bị cho một công dân. 

Điều 'thành công' nữa của họ đó là tạo nên những con người vô cảm, ích kỷ và hoàn toàn không có niềm tin với bản thân và với mọi người xung quanh, sự giả dối luôn vây quanh cuộc sống đã làm cho con người sống bên trong ấy cũng trở nên giả đối hoặc chọn cách sống lặng lẽ đối với người còn chút lương tri. Họ xem những gì đang áp đặt lên cuộc sống hiện tại là một chuyện đương nhiên và tìm cách để chung sống chứ không có ý định phản biện hay chống lại.

Xin kể ra đây một vài câu chuyện nhỏ để chúng ta cùng suy gẫm và tù đó tìm ra phương thức giúp thế hệ thanh niên - những rường cột của đất nước hôm nay - thức tỉnh và thực hiện vai trò của mình với đất nước, dân tộc.

Câu chuyện thứ 1: Với một người bạn sinh năm 1976, hiện làm kế toán trưởng cho một doanh nghiệp kinh doanh ô-tô.

- Gần đây em có theo dõi gì về việc tham gia ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992 không?

- Em chẳng biết gì về thông tin này, mà Hiến pháp là cái gì mà phải thay đổi hoài vậy?

- Hiến pháp là Luật gốc – là căn cứ để ban hành hệ thống luật pháp của một quốc gia đó.

- Chuyện ấy lãnh đạo họ làm chứ sao lại hỏi ý kiến mình làm gì?

Câu chuyện thứ 2: Với 1 sinh viên năm thứ 3 của một trường đại học khối kinh tế

- Gần đây em có theo dõi gì về việc tham gia ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992 không?

- Em có biết nhưng thấy chẳng mấy liên quan đến mình, mà có góp ý thì cũng chẳng ăn thua gì, họ nói thế chứ họ đã “lên bản kẽm” chuẩn bị in lại hiến pháp mới rồi. Cứ xem chuyện bầu cử thì biết. Tiếng nói của mình chỉ cho vui thôi.

- Nếu thực sự tiếng nói của em có người lắng nghe thì em có nói không?

- Nói chứ, nhưng phải cẩn thận vì bây giờ chẳng biết tin ai, coi chừng bị đuổi học lại khổ cho gia đình. Em nghĩ cố gắng học ra trường và tìm một công việc ổn định cuộc sống là được rồi.

Câu chuyện thứ 3: Với một bì thư đoàn của một đơn vị hành chánh cấp thị trấn.

- Gần đây em có theo dõi gì về việc tham gia ý kiến sửa đổi hiến pháp 1992 không?

- Có chứ, em cũng đang vận động thanh nhiên đoàn viên tham gia đóng góp ý kiến, chuyện này thì thanh niên phải tham gia vì đó là trách nhiệm mà.

- Thế em có thu thập được nhiều ý kiến không?

- Nói chung là mỗi người đều có tham gia.

- Các ý kiến thế nào?

- Nhìn chung là rất tốt. Những ý kiến trái chiều thì mình phải vận động và làm việc lại với những người có suy nghĩ lệch lạc, giải thích cho họ hiểu rõ hơn về những gì họ đang suy nghĩ là không đúng.

- Thế có bao giờ họ vẫn không chấp nhận không?

- Đương nhiên mình phải có thời gian, có thể làm việc này sau cuộc vận động tham gia ý kiến. Trăm năm trồng người mà.

Vũng Tàu, ngày 3/2/2013

Lạc Hồng Quốc


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo