Hậu quả Campuchia - Dân Làm Báo

Hậu quả Campuchia

Nguyên Anh (Danlambao) Cuộc chiến tại Campuchia vào năm 1979 tưởng rằng đã quên nhưng mới đây dư luận lại nóng lên với cái tin Việt Nam (VN) bị tố giác trước tòa án Phnom Penh là có dính líu đến Khờ Me Đỏ. Nhà sử học Anh Phillip Short được sự hậu thuẫn của Liên hợp quốc cho biết: “Đảng Cộng sản Việt Nam có một vai trò không thể chối cãi là đã xen vào công việc của Khmer Đỏ. Đảng Cộng sản Việt Nam có một vai trò không thể chối cãi là đã chịu trách nhiệm chính trong việc trang bị và huấn luyện cho Khmer Đỏ” [1].

Thế đấy, dù giúp đỡ với tinh thần mà người CS thường nói là quốc tế vô sản nhưng bây giờ đã được xem là tài trợ cho bọn khủng bố dẫn đến cái chết của hai triệu người. Cuộc chiến biên giới nếu nhìn theo góc độ này thì lại khác. VN đã tài trợ vũ khí cho bọn Khờ Me Đỏ và giúp chúng đảo chính chính quyền Lonnon tuy nhiên khi can dự sâu vào chuyện nội bộ của chúng thì không được, và được sự xúi dục của TQ chiến cuộc đã nổ ra sau đó cả biên giới Việt Miên và Việt Trung: “Một mặt, Khmer Đỏ vui mừng khi thấy Cộng sản Việt Nam giúp họ giải phóng Campuchia. Mặt khác, và điều này mới quan trọng, Khmer Đỏ lại muốn đóng vai trò chính trong cuộc giải phóng. Do đó, bất cứ những gì mà người Cộng sản Việt Nam làm để tạo cho người khác cái cảm tưởng là người Việt Nam đang lãnh đạo cuộc giải phóng này đều không được Khmer Đỏ chấp nhận.”

Nhưng VN cũng góp phần đào tạo đương kim thủ tướng Campuchia hôm nay là thống tướng Hun Sen và để đáp lại tấm thịnh tình đó, hắn đã làm mất mặt quan thầy VN tại hội nghị Asean với vai trò chủ tịch khi ngắt lời phái đoàn Phillipine bỏ qua vấn đề biển Đông một trong nhiều vấn đề nóng của chương trình nghị sự và bị đoàn Phillipine phản ứng [2].

Với sự giúp sức của nhà cầm quyền VN từ khi còn sơ khai cho đến khi mâu thuẫn bùng nổ, cuộc chiến biên giới VN - Campuchia kéo dài 10 năm đã bị cộng đồng thế giới lên án gay gắt vì dù được mệnh danh là giúp dân tộc láng giềng hồi sinh nhưng thực chất là chiếm đóng, xâm lược, chi phối một quốc gia nhỏ bé [3]. Để phục vụ cho ý đồ của đảng nhiều thanh niên VN đã ngã xuống cho đến tận bây giờ thân xác vẫn chưa về nguyên quán, một thế hệ trẻ đã hy sinh để đạt được mục tiêu của giới cầm quyền, ngoài các lãnh đạo các mặt trận như Lê Đức Anh (Mặt trận 479) với người con là Lê Mạnh Hà (nguyên Phó chủ tịch UBNDTP HCM hiện nay) thì đại bộ phận những người lính đã tham chiến năm xưa được những gì?

Ngoài chế độ xin việc làm, người nào bị thương tật sẽ lãnh một số tiền ít ỏi vài trăm ngàn hàng tháng, còn các tử sỹ thì còn xót xa hơn khi bị bọn chính quyền địa phương ăn chặn những đồng tiền tử tuất, và đó là cái giá của sự hy sinh thân mình để theo con đường quang vinh. Khi bắt đầu cuộc chiến các cái đầu quân sự VN không chịu tuân thủ các quy định quốc tế dẫn đến việc sau khi giải phóng CPC lại rãi quân dài khắp xứ chùa tháp hơn mười năm, thực tế cho thấy với một diện tích không nhỏ quân đội CSVN đã chịu nhiều tổn thất với du kích Khờ me hay bọn Para, tàn binh Lonnon, các thanh niên VN nguồn nhân lực lao động và tinh hoa của dân tộc đã bị ném vào chảo lửa không thương tiếc dù cho hai miền Nam Bắc mới chấm dứt cuộc chiến chỉ vừa 4 năm.

Không chỉ là thiệt hại về nhân mạng binh lính còn phải kể đến các tại cải tạo các sỹ quan VNCH triệt tiêu một nguồn vốn quý về chất xám đang rất cần thiết góp phần kéo dài sự lạc hậu về kinh tế kỹ thuật nước VN thụt lùi lại so với thế giới hàng trăm năm mà bây giờ có cố gắng vẫn hụt hơi đuối sức nếu so với quốc gia lân cận như Thái Lan, Nam Triều Tiên. Còn đất nước Camphuchia sau khi hồi sinh với một thủ tướng Hun Sen thì lại đi theo quỹ đạo của quan thầy Trung Quốc, đó cũng là câu trả lời cho nhà cầm quyền VN về những hành động giúp đỡ họ trong quá khứ.

Và trách nhiệm chính cũng không ai dành đó là của đảng, người là ánh sáng niềm tin, dẫn dắt chúng ta xuống hàng đi theo con đường tăm tối


________________________________

Chú thích:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo