Toàn quốc phản kháng - Dân Làm Báo

Toàn quốc phản kháng

Mùa đông năm 1956: Quỳnh Lưu nổi dậy!


Sau Đại hội Thứ nhất, đưa kiến nghị không kết quả, 10,000 nông dân lại họp đại hội ở xã Cẩm Trường. Cộng sản đưa 2 Đại đội chủ lực và một đại đội công an đến giải tán đại hội. Bạo động đã xảy ra, tiếng súng và lựu đạn vang rền. 10,000 nông dân vây chặt đồn công an, bộ đội. Đến đêm, cộng sản (cs) đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây vòng ngoài. Giữa hai lớp binh lực cs “Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội.!”

“Tờ mờ sáng ngày 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu, Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành một vòng bao vây thứ tự.”

“… Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có một số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ một cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.”

“Đêm 11 rạng ngay 12/11/1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châu Đêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.”

“Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hòa với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Để theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta

Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu: Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt… Công an tỉnh lẩn trốn từ lâu trước khí thế nàỵ. Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Đồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn sử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này.”

“Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứu. Vòng đai chiến trận đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.

Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưu. Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi: Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâu Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này.”

“Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự dọ Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trời. Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng.” (*)

Mùa thu năm 2013: Mỹ Yên phản kháng cường quyền cộng sản!


Từ mùa Đông Quỳnh Lưu hơn 50 năm về trước, nay đến mùa Thu Mỹ Yên kế tục truyền thống đấu tranh bất khuất vì Công Lý – Hòa bình của người dân Thanh – Nghệ – Tỉnh.

Xin nghe lời kể của Đức Cha Giám mục địa phận Vinh trên BBC:

“Trả lời phỏng vấn BBC ngày 5/9, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp nói nguyên nhân xảy ra vụ việc liên quan tới việc công an tỉnh bắt giữ hai người tên Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải hồi tháng Sáu.

Đức giám mục nói vào ngày 22/5, đoàn xe chở gia đình của 14 thanh niên công giáo Nghệ An bị một số công an mặc thường phục chặn trên đường hành hương đến linh địa Trại Gáo, thuộc giáo xứ Mỹ Yên.

Xung đột sau đó đã xảy ra giữa hai bên, dẫn đến việc “hàng trăm” người dân vây đánh và bắt giữ ba người chặn đường họ.

“Đến khi họ đánh xong, đưa vào trong, mở cốp xe ra [những người chặn đường] thì mới thấy sắc phục và thấy giấy tờ công an,” ông nói.

“Lúc đó chính quyền, công an tỉnh gọi tôi, mời tôi đến can thiệp. Cuối cùng thì chúng tôi cũng thuyết phục được nhân dân thả ba người ngày.”

“Lúc đó ba người này mới nhận họ là công an.”

Chính quyền sau đó tiến hành bắt hai ông Khởi và Hải vào ngày 27 tháng Sáu.

Trong tin đăng ngày 4/9, trang web của Đài Phát thanh Truyền hình Nghệ An nói lý do bắt hai người này là để “làm rõ vụ việc gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật vào đêm 22/5.”

“Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho biết trong buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An ngày 1/9, ông đã giải thích rằng xung đột ngày 22/5 là sự kiện “dân chúng tự phát” và “xảy ra xung đột đó thì lỗi đầu tiên cũng của những ngườichặn đường, mà công an ở đấy không có ai mặc sắc phục cả.”

Trước đó, ngày 29/8, khi người dân kéo xuống UBND xã Nghi Phương để biểu tình thì Đức giám mục cũng đã đứng ra“yêu cầu người dân giữ trật tự” và “hy vọng trong 5,6 ngày nữa, nhà nước sẽ giải quyết”, ông cho biết.

“Chiều ngày 3/9... dân chờ mãi không thấy gì thì lại lên khiếu kiện xã Nghi Phương”.

Cũng theo Đức giám mục, trong cùng chiều 3/9, Chủ tịch UBND xã Nghi Phương Nguyễn Trọng Tạo đã đưa ra một cam kết với người dân.

Bản cam kết mà BBC có trong tay được đóng dấu đỏ của chủ tịch xã cùng nhiều quan chức khác trong xã, với nội dung:

“Trước yêu cầu của nhân dân, tôi Nguyễn Trọng Tạo, thay mặt UBND xã cam kết với nhân dân sáng mai trực tiếp đề nghị công an tỉnh thả người trước 16 giờ, ngày 4/9.”

“Nếu đến thời gian trên mà công an tỉnh không thả ông Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải thì UBND xã chịu trách nhiệm trước nhân dân.”

Người dân sau đó đã giải tán sau khi bản cam kết được đưa ra, ông Hợp nói.

“Tuy nhiên, ngày 4/9, khi người dân quay lại UBND xã để yêu cầu lãnh đạo xã “giữ lời hứa trong văn bản” thì bắt gặp“công an, bộ đội sắc phục đóng đầy trụ sở. Họ có sắc phục, có vũ khí nữa”, Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho biết thêm.

“Nghe nói dân đang đứng bên kia đường, thì một số người len lỏi vào trong đám dân chúng mà không phải là người của Mỹ Yên, ném đá sang bên kia,” ông Hợp nói.

“Sau đó thì bên công an, được trang bị sẵn sàng, xịt hơi cay và bắt đầu đánh đập.”

“Khi chính những người thanh niên đó ném đá, đến khi công an nhảy ra để phản ứng lại, thì lại không đánh đập gì những người thanh niên đã ném đá mà lại đánh đập phụ nữ và những thanh niên thuộc giáo xứ Mỹ Yên.”

Các hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy nhiều người dân được đưa vào cơ sở y tế với quần áo dính nhiều máu.

“Hiện nay trong ba người bị nặng, một người thì bị tụ máu trong sọ, có thể phải đi mổ. Những người còn lại bị thương cũng khoảng 15 người.” ( ** )

“Các nguồn tin trên mạng xã hội nói hiện nay, lực lượng công an vẫn đang phong tỏa xung quanh khu vực giáo xứ Mỹ Yên.”

Từ Mùa Đông bi hùng Quỳnh Lưu đến Mùa Thu tranh đấu kiên cường Mỹ Yên là như thế!

Hiện nay, sau những buổi lễ hiệp thông của toàn thể 20 giáo hạt thuộc địa phận Vinh và các giáo hạt rải rác từ Bắc chí Nam và lời lên tiếng hiệp thông của Đức Giám mục Kontum Hoàng Đức Oanh, phong trào giáo dân tranh đấu chống bạo quyền cộng sản vẫn còn đang sôi sục.

Vậy các thành phần dân tộc còn lại tính lẽ nào?

Thử lần tay tính lại, công cuộc tranh đấu giải trừ tà quyền cộng sản bán nước hại dân diễn tiến ra sao?


Phong trào tuổi trẻ yêu nước


Cứ lấy móc thời gian là ngày 5 tháng 6 năm 2011: Ngày lịch sử phát khởi cuộc biểu tình đầu tiên trong 11 cuộc biểu tình chống tàu khựa xâm lăng.

Ngày lịch sử 5 tháng 6, 2011, năm, bảy ngàn dân Bến Nghé, Đồng Nai, Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Chánh, Long An phấn khởi tiến về Sài Gòn, thành phố thân thương hô vang “tàu khựa cút khỏi Biển Đông.” Từ Thăng Long, trên ngàn thị dân Hà Nội hiệp sức xung trận, chống tàu đỏ xâm lăng.

Đó là chỉ bằng vào một lời kêu gọi thắm thiết của “nhóm nhật ký yêu nước",  Dân Làm Báo và blog cá nhân Nguyễn Xuân Diện mà nên.

Lời khẩu hiệu bề ngoài chống tàu xâm lăng, hậu ý vẫn bàng bạc chống việt gian cộng sản bán nước.

Mùa hè 2012, chỉ tiến hành được một cuộc biểu tình ngày chúa nhật 1/7/2012 ở Hà Nội, Sài gòn và Huế, mỗi nơi vài ba trăm người trong không khí phấn khởi. Các cuộc tuần hành được diễn ra trong trật tự, chỉ bị ngăn cản khi tiếp cận dinh thái thú tàu Hà Nội và Sài gòn. Dĩ nhiên việc bắt bớ, cô lập các thành phần nổi tiếng vẫn diễn ra như thường lệ.

Cuộc biểu tình mùa hè 2/6/2013 bị phỉ quyền đàn áp thật là tàn bạo. Trong số vài trăm người tham dự, chúng bắt đi cả ba, bốn chục người.

Trong khi các cuộc biểu tình mùa hè chỉ gây phấn khởi và sự chú ý của công luận, các hoạt động của các nhóm nhỏ về tuyên truyền, tâm lý chiến, gây được tác dụng khá lớn lao.

Đầu tiên là Việt Khang với hai bài hát “Việt Nam tôi đâu?” và “Anh là ai?” loan truyền trên Net làm rúng động cường quyền và cả công luận quốc tế. Nội dung bài hát chỉ thẳng là cộng sản bán nước. Người liên hệ trong việc phổ biến hai bài hát là Trần Vũ Anh Bình thuộc nhóm Tuổi trẻ Yêu nước.

“Ngày 16 tháng 5 năm 2013” là ngày Lịch sử: Ngày con cháu Bà Trưng Nguyễn Phương Uyên đứng trước pháp đình bạo quyền cộng sản vì hai lời nguyền thắm máu: “Đi, chết đi đảng csvn bán nước” và “Tàu khựa cút khỏi biển Đông.”

Hậu duệ Bắc Bình Vương Quang Trung Đinh Nguyên Kha tiếp lời: “Tôi, trước sau là người yêu nước, yêu dân tộc. Tôi chỉ chống “đảng.” Mà chống đảng thì không có tội!

Tóm lại, cho tới nay, phong trào tuổi trẻ xác định hai thái độ:

1/ Chống lại đảng cộng sản an nam bán nước.

2/ Chống tàu khựa xâm lăng.

Dẫn đầu là phong trào tuổi trẻ yêu nước. Kế tiếp là vấn đề chết sống của tà quyền cộng sản: Vấn đề sở hữu Đất đai của nông dân.


Phong trào nông dân chống cưỡng chế


Mùa Xuân năm 2012, ngày 5 tháng giêng, tiếng súng hoa cải, bom bình gas của nhà họ Đoàn, Cống Rộc, Tiên Lãng nổ vang, đánh dấu phong trào nông dân chống “cưỡng chế” của cường quyền cào nhà cướp ao đầm, ruộng đất.

Kế tiếp là suốt một dọc dài từ Bắc chí Nam:

Ngày 24/4/2012, nông dân Văng Giang, nơi cánh đồng “Chầu” Phụng Công liều thân, 700 nam phụ lão ấu với gậy, cuốc chống ba ngàn lang sói cường đồ trang bị tận răng. Khói lựu đạn cay của bạo quyền bắn vào dân mịt mùng trên cánh đồng Chầu lịch sử.

Vụ Bản, Thành Nam, 200 phụ lão, thiếu niên chít khăn tang trắng tử thủ đất đai nhà bị 500 côn an, bộ đội càn quét đánh đập. Khăn tang trắng nhuộm máu dân đen rơi vãi khắp cánh đồng Vụ Bản!

Cồn Dầu, Đà Nẵng, đất thánh, nhà cửa bị san bằng, nông dân bị bức bách trốn chạy tận Canada, Bắc Mỹ.

Dân Thủ Thiêm, Bến Nghé, một cựu bộ đội, cán sự công nghiệp phẩn uất vì trại vật liệu, nhà cửa của cha mẹ bị san bằng mà tự thiêu, bị phỏng nặng. Một cô gái tự chế bom chai xăng liệng vào bọn cưỡng chế bị tù 6 tháng.

Nơi Miền Tây Cái Răng, Cần Thơ, hai mẹ con chị Lài, Nguyên Thủy khỏa thân chống cưỡng chế cào nhà cướp đất.

Xứ Bạc Liêu, nơi cánh đồng Nọc Nạng lịch sử, bà mẹ Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu blogger Phong Tần vì bị cường hào bức bách, phẩn uất thiêu thân.

Ngày 13 tháng chín năm 2013, anh hùng Đặng Ngọc Viết xông vào trụ sở đội qui hoạch, cưỡng chế sát thương 4 mạng cường đồ rồi liều thân tuẫn tiết, đánh dấu một trang chống cưỡng chế bằng bạo lực súng đạn.

Phong trào nông dân chống cưỡng chế cướp đất chắc chắn sẽ leo thang bạo lực.

Bây giờ là vấn đề công nhân, tiếng là giai cấp rường cột ủa chế độ mà trên thực tế là giai cấp bị bóc lột tàn tệ, không còn phương tiện tự vệ.

Phong trào công nhân tranh đấu


Từ ngày 27/10/ 2010, bộ ba chiến sĩ kiệt xuất tranh đấu cho phong trào công nhân, lao động Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương thất thế, sa cơ lâm vòng lao lý cường quyền, phong trào tranh đấu công nhân có bề xuống sắc.

Thật ra là do nạn độc tài bưng bít thông tin, bởi vì ngay đầu năm 2012, trong đại hội ngành thương binh, lao động, chính miệng thủ ba Dê phán: Trong năm 2011 có trên 900 cuộc đình công, yêu cầu bộ TBLĐ cố gắng giảm xuống.

Đây chính là trọng điểm mà các nhóm vận động tranh đấu cần tập trung hoạt động, bởi vì đó là lực lượng xã hội trọng yếu, theo nguyên lý xã nghĩa là sức mạnh của chế độ.

Nó có hai mặt cần tập trung vận động:

1/ Quyền lợi và điều kiện làm việc của công nhân.

2/ Quan yếu hơn là vấn đề “Tự do Nghiệp đoàn,” vượt ra khỏi sự kềm kẹp của hệ thống công đoàn nhà nước.

Hiện tại, trong số 15 triệu công nhân, lao động có hơn 1 triệu rưởi thất nghiệp và ngày càng gia tăng theo đà khủng hoảng kinh tế. Đây là lực lượng đáng kể nếu biết tận lực vận động tham gia tranh đấu.

Phong trào toàn quốc phản kháng

Hồi đầu thập niên 1980s, nghĩa là cách nay hơn 30 năm, khi các nhà trí thức Miền Nam cố gắng vận động phục hồi Hiệp ước Paris 1973, các nhà chánh trị Âu Mỹ dùng ngôn ngữ lịch sự ngoại giao khuyên:

“Bà J. W. E Spies, lúc đó Bà là Chủ Tịch Đảng Christian Democratic Appeal và dân biểu Quốc Hội Hòa Lan, và hiện nay Bà là Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ. Khi được hỏi về vấn đề vận động quốc tế cho tự do dân chủ ở Việt Nam, Bà nói rằng người Việt Nam trước tiên phải hy sinh, phải tranh đấu cụ thể cho đất nước của chính mình trước khi mong đợi người ngoài giúp đỡ.” (1)

Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng:

“Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.” (2)

Xin nói thêm về chữ civil disobedience. Bất tuân dân sự có nghĩa là bất tuân luật pháp cũng có nghĩa là nổi loạn. Phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc có nghĩa là toàn dân nổi dậy.

Có những người trí giả từ tâm bảo: Tranh đấu nhưng phải ôn hòa “bất bạo động” như thánh Gandhi hay Mandela.

Họ giả đò quên cái vế tối quan trọng của chủ thuyết bất bạo động là: Bất hợp tác, Bất tuân dân sự.

Bất hợp tác là không làm việc cho ngụy quyền cộng sản.
Bất tuân dân sự như chống cưỡng chế cào nhà, cướp ruộng đất.
Bất tuân dân sự như đình công ngoài khuôn khổ công đoàn nhà nước.
Bất tuân dân sự như không thi hành lịnh trưng tập nghĩa vụ quân sự.
Bất tuân dân sự như không chịu đóng thuế xử dụng công lộ.
Bất tuân dân sự như không chịu đội mũ bảo hiểm khi lái xe hai bánh.
Và vân vân...

Khi nào trí thức, nhân sĩ, lão thành cách mạng thôi lý luận quanh co, tránh né bổn phận phải làm là: Chấm dứt chế độ toàn trị cộng sản phản nước hại dân mà quí vị góp phần xây dựng lên và đang hợp tác với nó, dấn thân dìu dắt lớp trẻ vận động phong trào toàn quốc phản kháng đánh đổ chế độ cộng sản thì mới chuộc lại được tội lỗi chớ không phải chỉ nói ăn năn, hối hận, phản tỉnh, sám hối suông mà được!

Giờ phút nghiêm trọng lịch sử cận kề khi đến hạn 2020 bọn cộng sản bán nước đem dâng Đất Nước cho chệt tàu thì khi ấy mọi việc đều hũ hỉ nên mới đành chịu mang tội báng bổ mà lên tiếng.


____________________________________

Chú thích:

(*). JB Nguyễn Văn Định – Nữ Vương Công Lý

(**). Lời GM Hợp khi đứng trước thảm cảnh giáo dân Mỹ Yên bị bạo quyền đàn áp đánh đập dã man, khác với lời khuyên“Đối thoại – Lấy ân báo oán “khi ngài vui vẻ trong buổi họp mặt ở kinh kỳ ánh sáng Paris.

(1) và (2). Trích bài viết “Phục hồi Hiệp Định Paris 1973: Hoang tưởng hay hiện thực?” của Nguyễn Quốc Khải.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo