Trí tuệ trong Phản kháng!? - Dân Làm Báo

Trí tuệ trong Phản kháng!?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Phổ quát trong cộng đồng xã hội văn minh thế giới, biểu tượng cho tinh thần xét xử của pháp luật là nữ thần Công Lý - Từ hình tượng này toát lên những công cụ đặc trưng mà chúng ta rất dễ dàng nhận ra...

Biểu tượng quốc tế của tượng Nữ thần Công Lý 

- Thanh gươm, biểu tượng cho quyền lực cưỡng chế, quyền uy của tòa án.

- Chiếc cân, để phân định cái thiện và cái ác, biểu tượng cho lẽ phải, sự công bằng, chính trực, nghiêm minh, không thiên vị.

- Chiếc khăn bịt mắt, tượng trưng cho ý tưởng công lý "mù lòa", đề kháng, đối lập chống lại những tác động áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài.

Đây là những công cụ khẳng định cho 3 yếu tố thiêng liêng cốt lõi mà mọi quan tòa của nền văn minh nhân loại đều nhất thiết phải tuân thủ như là điều kiện tất yếu khi xét xử dù nó dựa trên bất cứ bộ luật nào tại bất cứ nơi đâu.

Phải nhắc lại các chi tiết ấy là để chiêm nghiệm so sánh với trường hợp “sự cố” mới đây nhà xuất bản (NXB) Lao động - Xã hội /CHXH/CN/VN ấn hành 2 ấn bản có tên: 1- “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014” và 2- “Bộ Luật Hình Sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014” mà trang bìa của cả 2 ấn phẩm này mang hình ảnh rất “phản” công lý gây nên nhiều góc nhìn phản cảm rất hài hước khác nhau trên mạng truyền thông và báo đài nhà nước Việt Nam. 

Từ hình ảnh trang bìa cuốn sách “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014”, khách quan để không thể biện minh cho rằng đây là một sự méo mó ngẫu nhiên đột biến vô tình trong “sáng tạo” cá nhân của người biên tập.

Bởi cho ra một ấn phẩm chính qui hướng dẫn thi hành một bộ luật, tất nhiên người biên soạn phải có tri thức, kiến thức nhất định về pháp luật, thấu đáo sự nghiêm minh của công lý, dĩ nhiên vì vậy một trang bìa biểu tượng giới thiệu một ấn phẩm pháp luật phải thiết kế trong chuẩn mực bao hàm những hình ảnh nhân danh công lý.

Nếu nói rằng “pháp chế CS/XHCN” không tương thích hay không “tiêu hóa” nổi hình ảnh “nữ thần công lý” quốc tế phương Tây nói trên thì chắc nhà nước CS này và mọi người củng không ai phản đối nếu trang bìa chỉ in ròng các con chữ và hình ảnh chỉ đơn thuần chiếc cân công lý như dưới đây: 


Nhưng rất lạ lùng, tác giả đã không theo trực giác như vậy, nếu nói rằng tác giả ngưỡng mộ “pháp chế CS/XHCN” cho rằng pháp luật của “nhà nước đảng ta” rất mạnh mẽ tới độ như vai u thịt bắp thì sao tác giả không nghĩ tới hình ảnh tuyệt đẹp về cơ bắp của các lực sĩ Việt Nam đã đoạt các huy chương vàng châu lục như Lý Đức, Phạm Văn Mách hay yểu điệu cơ bắp như nữ lực sĩ Mỹ Linh… Mà lại chọn một “Hài Sĩ” diễn viên Công Lý!?.

À! Thì ra tác giả rất tinh ý (và cả dụng ý) chọn diễn viên này có tên là “Công Lý” và là “Hài sĩ” nổi tiếng để làm biểu tượng giới thiệu một ấn phẩm mà nói như một bài viết trên trang mạng của Danlambao là : Biểu tượng "Hề Công Lý" mới đích thực là biểu tượng chính xác nhất, thích hợp nhất để nói lên toàn bộ bản chất của nền công lý và luật pháp nước CHXHCNVN. 

Nói một cách khác, từ hình ảnh trang bìa cuốn sách tác giả (người biên soạn) làm cho bất cứ ai khi nhìn vào cũng có thể hình dung, không thể khác hơn được, một nền công lý độc tài rừng rú hài hước mà cố Luật sư Bà Ngô Bá Thành, cựu Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội, Đại biểu Quốc hội từ 6, khóa 8 và khóa 10 đã có một câu nói nổi tiếng mô tả một thứ công lý man rợ của nhà nước cộng sản Việt Nam: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử các quan tòa đảng CSVN lại dùng toàn luật rừng!”...

Diễn viên hài nắm 2 đĩa cân - Biểu tượng nói lên:
“Bộ Luật Dân Sự VN là một trò hề - Đúng sai, phải trái 
tùy thuộc vào cường độ “Hề” từ diễn viên hài là các quan tòa “đảng ta”. 

Không phải chỉ duy nhất, mà trước đó cũng từ nhà xuất bản Lao Động xã hội này một ấn phẩm Pháp Luật “tuyệt vời” khác cũng lọt sàng qua được cửa ải “kiểm duyệt” để cầu chứng với thiên hạ một nền Pháp Luật CS/XHCN/VN rất chi là “ĐôLa”... Bởi, cũng rất lạ lùng, không phải ngẫu nhiên vô tình mà tác giả lại dùng photoshop thêm hàng xấp tiền đôla và cái đồng hồ vào 2 đĩa cân, nó phải nói lên một điều gì đó!? Hiển nhiên cả 2 ấn phẩm phải có cùng một dụng ý riêng tư...

Đồng hồ và Đôla trên 2 đãi cân biểu tượng nói lên:

“Bộ Luật Hình Sự dựa trên cơ sở “đô la” - Phán quyết xét xử phải trái, đúng sai tùy thuộc vào (đô la) và thời gian (đồng hồ) - Việc "chi" sớm, nhanh gọn hay trả giá kéo dài, giá trị sẽ khác nhau, cũng như thời gian ở tù cũng khác nhau”.

Trang bìa cả 2 ấn phẩm quan trọng liên quan việc thi hành pháp luật có cùng một dụng ý tiềm ẩn nhưng rất rõ ràng đó là sự “phản kháng” rất nghệ thuật giàu trí tuệ vào một hệ thống thực thi công lý pháp luật thô bạo độc tài hoang dã. 

Dù ông Nguyễn Hoàng Cầm, Giám đốc NXB Lao động nhận trách nhiệm là có sai sót nghiêm trọng của NXB vì đã không kiểm tra lại bản scan trước khi in để có biện pháp ngăn chặn kịp thời và đã cho thu hồi toàn bộ sách. 

Tuy nhiên trong trái tim tôi - người viết bài này  rất kính phục tác giả biên soạn 2 ấn phẩm nói trên và nghĩ rằng trong một chừng mực nào đó tác giả chưa thành công nhưng cũng đã “thành nhân”. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo