Đèn Cù bản cáo trạng trước khi đèn bị cháy (P4) - Dân Làm Báo

Đèn Cù bản cáo trạng trước khi đèn bị cháy (P4)

Bảo Giang (Danlambao) - ...Dù đứng nhìn từ bất cứ góc cạnh nào, theo tôi, Đèn Cù của Trần Đĩnh miên viễn có một cuộc sống vững chắc trong lòng nhân gian. Cuộc sống và giá trị của nó về mặt luân lý, đạo đức xã hội sẽ được nói đến nhiều hơn về mặt “ biến động “ chính trị. Nó còn sống mãi trong nhân gian bời vì, bản thân cái Đèn Cù, trước đây rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Nay nó lại nhắc cho ta thấy cảnh lang sói của đảng cộng. Trước kia nó mang tính hài, mua vui cho người bằng những hình ảnh voi giấy ngựa giấy. Nay, vẫn là những voi giấy, ngựa giấy, chó giấy, nhưng bằng hình người, bằng quan cán, đã làm bại hoại nền văn hóa và luân thường đạo lý của xã hội Việt Nam, bằng cách che râu dấu mặt, bằng sự áp đặt cho nhau một thứ luật lệ không có hàm tính người. Mà khởi đầu là hình ảnh tồi bại của Hồ Chí Minh. Với chỉ tám chữ “cụ” Hồ che râu đi dự đấu tố (một buổi)”, tác giả đã phô diễn trọn vẹn hình ảnh, và đạp nát tên tuổi và sự nghiệp cực vĩ đại của Hồ Chí Minh. Một sự nghiệp phản luân lý, phản đạo đức mà có lẽ không có kẻ thứ hai dưới bầu trời này làm được...

*

V. Thân phận tác giả và người dân Việt trong Đèn Cù

Trần Đĩnh viết: “tôi đã tự nguyện làm thủ phạm tàn phá trước hết vào chính ngay mình. Tôi vốn yêu viết. Nhưng đã không viết nổi. Đứa thủ phạm là tôi bắt tôi viết dưới bóng tối của Thù Hằn và Dối Trá”. Đúng thế, Trần Đĩnh đã tự nguyện đi vào con đường này khi trở thành một đảng viên cộng sản. Nhưng xem ra đó không phải là một trường hợp đơn lẻ của tác giả. Trái lại, còn là số phận của rất nhiều người như ông. Nghĩa là, chẳng có ai ngờ hình ảnh của Đèn Cù với những voi giấy ngựa giấy, chó giấy bằng người trong cái vòng quay mê sảng kia lại là số phận, hay trói buộc vận mệnh của đất nước và người Việt Nam vào với nó! 

Cuộc sống của cái Đèn Cù gắn liền với những vòng quay. Tác giả đã nhìn ra những vòng quay, đã vẽ lại chuyện của nó, mở ra cuộc sống của Đèn Cù. Ở đó, những hình thú xuất hiện từ 1930 đến nay đều như những đàn voi giấy, ngựa giấy, chó giấy làm người, cứ thay nhau mê sảng, chạy đuổi theo những vòng quay ma quái, bất kể đến sự khốn khổ của con người, bất kể đến sinh mệnh và sự sống còn của cả một dân tộc. Để ở đó, thân phận của tác giả, của con người bị đè nghiến, bị chà đạp. Ở đó, niềm tin của tôn giáo bị lăng mạ, bị xúc phạm. Luân thường đạo lý và văn hóa nhân bản của dân tộc bị triệt hạ và đất nước dần mất chủ quyền. Trong nhà mất cha mẹ, mất anh em, ra ngoài mất tình nghĩa, mất láng giềng, mất xóm thôn. Mất trọn từ tinh thần đến vật chất. Gọn một câu là mất trắng. Sự mất trắng được tác giả định hình một cách sắc bén, rõ nét. Nó là kết quả từ việc nhà nước CS đưa ra định nghĩa về người đảng viên. Trần Đĩnh viết: 

”Định nghĩa đảng viên là ngọc là vàng của đảng cho nên vào tổng kiểm thảo, Tố Hữu yêu cầu học viên rất ngặt. Hễ là con em hay liên quan với địa chủ, học viên đều phải thành khẩn tự khai báo với đảng mọi sai lầm tội lỗi của bản thân, chẳng hạn đồng tình, về hùa với gia đình, thậm chí cùng với gia đình trực tiếp đàn áp, bóc lột nông dân... Thứ hai, phải vạch ra mọi thủ đoạn đàn áp, bóc lột nông dân cùng tội ác của bố mẹ, gia đình, họ hàng địa chủ, cường hào gian ác. Thứ ba trên cơ sở thành khẩn khai báo kia mà tuyên bố là căm thù bố mẹ, tỏ ra đã dứt khoát lập trường vô sản, đoạn tuyệt với kẻ thù giai cấp. Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản”, học viên đó phải ngồi học lại cho tới khi nào lập trường vô sản, lập trường nông dân thắng, anh ta công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ mình (mới thôi). Tố Hữu làm đúng lời Bác Hồ thôi”. (trang 74-75) 

Có ai không rùng mình, không kinh hoảng, không lạnh người khi đọc đoạn viết kể ra những quy định, những nguyên tắc căn bản làm thước đo cho lập trường vô sản của các học viên (đoàn, đảng viên) cộng sản không? Có ai ngờ rằng trong lòng của tổ chức này lại có những điều khoản man rợ với chủ trương, trước là chối bỏ quyền làm người của con người, khước từ quyền có quan hệ tình cảm yêu thương với cha mẹ và gia đình. Sau còn phải “công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” như là điều kiện tiên quyết để bày tỏ lập trường vô sản hay không? 

Tôi thực sự kinh hoàng sợ hãi khi đọc lại những dòng chữ này. Lúc đầu mắt tôi hoa lên không thể tin vào chữ. Tâm trí tôi không thể tưởng tưởng ra được là trên đời này lại có một thứ giáo điều vô giáo dục đến như thế. Mà nào có phải chỉ có bấy nhiêu đâu. Sau khi học viên đã “công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ” là người Việt Nam, người đảng viên còn phải thể hiện mình theo bản điều lệ đảng, trong ấy có ghi rõ “lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam, ”... Đảng Lao động Việt Nam nguyện học tập Đảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân Trung Quốc (tr. 49)”. Theo đó, chẳng còn một chút hình bóng Việt Nam nào ở trong lòng họ nữa. Thật kinh hãi quá. 

Tôi thường đọc sách. Thỉnh thoảng có đọc những cuốn sách nói về đời sống trong hoang dã. Ở đó, nhiều tác giả viết về đời sống của những bầy sư tử, bầy cọp hay những đàn voi, bầy ngựa. Họ mô tả về cuộc sống hài hòa của từng đàn với sự góp mặt của ba hay bốn thế hệ. Chúng không thể chuyện trò với nhau, nên đôi khi có những cuộc tranh chiến, nhưng thường là rất ngắn, mang tính cá thể hơn là tập thể. Chúng có những tiếng kêu, những biểu lộ cho nhau biết sự đau đớn, sự vui mừng, đôi khi là giận dữ. Nhưng tuyệt đối, không bao giờ có sự biểu lộ là đoạn tuyệt với nhau. Càng không bao giờ coi nhau như kẻ thù. Vậy mà trong tổ chức của đảng cộng sản VN, một tổ chức tự ban cho mình đủ mọi danh nghĩa, danh hiệu, từ mức độ tiến bộ, đến trí tuệ đỉnh cao, tiến hóa hơn hẳn những trí tuệ của con người, kể cả con người thời cổ đại hay con người của hôm nay, mà có những quy định trong kiểm điểm, tự phê, kiểm thảo đòi buộc học viên phải “công khai tuyên bố căm thủ bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ” để tỏ lập trường vô sản với đảng thì quả là sự kinh hoàng đến kinh tởm. Khi đọc những điều lệ, quy định này, tôi thực sự không biết đây là tổ chức của người hay của ma? Nếu bảo là tổ chức của ma quái thì chắc không đúng. Mà bảo là của người thì có lẽ càng sai. Bởi vì, Lưu Cộng Hòa, (một học viên?) đã cay đắng bảo với Trần Đĩnh là: “Nay nhận mình là con vật mới đúng đấy” (tr 244) 


Tôi không biết nhận định của Lưu Cộng Hòa đúng hay sai. Tuy nhiên, tôi cho rằng đoạn viết về định nghĩa và những quy định để tạo nên người đoàn đảng viên CS là một đoạn văn quan trọng và kinh dị nhất trong Đèn Cù. Quan trọng vì nó đã cho mọi người thấy rõ chủ trương vô gia đình và những phương cách triệt hạ, tiêu diệt tình cảm gia đình ở trong lòng các đoàn đảng viên CS. Kinh dị, vì nó không chỉ là một phương cách đào tạo cán bộ bằng thuần lý thuyết. Trái lại, là một phương cách triệt để trong thực hành. Hơn thế, còn là một điều kiện duy nhất. Bởi vì “Không đạt yêu cầu căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt với bố mẹ thì bản tổng kiểm thảo bị “phá sản”. Nghĩa là điều kiện này không đạt, chưa đạt, học viên phải học tập lại cho đến khi đạt mới thôi! Như thế, chính cái quy luật “tự phê, tự kiểm thảo” này là đầu mối của tất cả mọi bất hạnh của Việt Nam từ 80 năm qua. Từ đấu tố, gây tội ác, chiến tranh, cho đến nghèo đói tụt hậu, nước mất chủ quyền, mất đất đai, biển đảo và đạo đức của xã hội bị băng hoại đều bắt nguồn từ cái luật lệ man di này. 

Nhớ lại, từ hơn 80 năm qua, người ta không xa lạ gì với những câu chuyện ở làng này, huyện nọ, tỉnh kia, con cái phải đấu tố cha mẹ dưới áp lực từ cái búa, cái liềm của Hồ chí Minh. Ngay trong “Chứng từ của một Giám Mục” cũng có ghi lại một câu chuyện rất thương tâm, đau đớn như sau: “một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị chăm sóc hằng ngày. Chị nói với bố “Ông có biết tôi là ai không?” người cha ngậm ngùi, trước nhìn đứa con dứt ruột mình đẻ ra và nói: Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ.” (tr. 393). Tuy nhiên, xưa nay, chưa có ai nhìn thấy, hay nghe ai nói đến sự kiện đảng CS buộc các đoàn đảng viên trong kiểm thảo phải “công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ như là một điều kiện tiên quyết để bày tỏ lập trường vô sản của bản thân. Cũng không ai biết các phương cách thực hiện chủ trương vô gia đình, triệt hạ tình cảm trong gia đình của cộng sản như thế nào. Nên hầu như đều cho rằng, việc các đội gọi là “cải cách” làm áp lực, đẩy con cái ra đấu tố cha mẹ, với lời dụ dỗ của cán bộ là “làm như thế để cứu cha mẹ và cứu chính mình”, chỉ là những hành động lạm dụng quyền lực nhất thời của những kẻ vô giáo dục, trong hàng ngũ cán cộng vô văn hóa tự tung tự tác mà thôi. Đó không phải là một chủ trương, một sách lược lớn của cộng sản nhằm tiêu diệt nền tảng của các gia đình trong xã hội. 

Nay thì mọi chuyện đã phơi bày, đã được xác minh. Đèn Cù như một bản cáo trạng luân lý, phơi bày tất cả những tội ác phạm đến con người và phạm đến nền luân lý, đạo đức của xã hội Việt Nam do cộng sản thực hiện. Theo đó việc các đội đấu áp lực, buộc con cái đấu tố bố mẹ, không phải là chuyện tự tung tự tác của những thành phần vô giáo dục trong đảng cộng sản tạo ra. Trái lại, đây là một trong những phương cách cơ bản trong sách lược vô gia đình của CS mà mọi học viên (đoàn đảng viên) cộng sản phải có nhiệm vụ thực hiện trong đời sống của công chúng đế phá hoại đời sống của các gia đình, ngõ hầu tận diệt tình cảm của các cá nhân trong các gia đình. Đánh bật con người ra khỏi nơi nương tựa vững chắc nhất là gia đình. Để từ đó, mọi người mất chỗ tựa, chỉ còn biết nhìn vào đảng và bước đi theo mệnh lệnh của CS. Theo chủ trương này, việc che râu dấu mặt đi dự đấu tố, việc viết bản cáo trạng (bản đấu tố) “địa chủ ác ghê” với nội dung ngậm máu phun người để mở đầu cho cuộc đấu tố nhân dân Việt Nam do Hồ Chí Minh thực hiện, không phải đơn thuần là sự biểu lộ cái tư cách đểu cáng, tồi bại, tối bất lương của cá nhân Y. Nhưng còn là bài học thực tế cho mọi cán bộ đảng viên cộng sản phải noi theo nữa. Bằng chứng là: 

“Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ-Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: -Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì nhất định sẽ chống lại... Bà mẹ cắn lưỡi không chết. Ít lâu sau, nhảy giếng tự tử thành... Chu Văn Biên ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu... - Biên nay làm gì? - Đề bạt thứ trưởng nông nghiệp!”(tr 109) 

Chu Văn Biên có là một học viên trong khóa học cao cấp trong Atêka hay không, không thấy Trần Đĩnh nhắc đến. Nhưng việc làm của tên cẩu trệ này, và việc y được đề bạt lên hàng thứ trưởng từ thành tích chỉ vào mặt mẹ mà đấu tố, đã chứng minh một cách quyết liệt là Y đã được đào tạo rất bài bản theo đúng chủ trương của CS. Nó đã chứng minh CS có chủ trương tận diệt tình cảm của con người ngay từ trong gia đình. Nó đã chứng minh CS chính là thủ phạm làm phá sản nền văn hóa nhân bản của dân tộc, làm băng hoại nền luân lý đạo đức của xã hội Việt Nam. Dĩ nghiên, sự tàn phá luân thường đạo lý của xã hội do CS chủ trương, chưa ngừng lại ở đó. Trái lại, nó còn tiếp diễn về lâu về dài và ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Nơi trường học, trong giáo dục, đào tạo, chẳng nơi nào trẻ em được giáo dục, được đào tạo với một tinh thần nhân bản hướng thượng, “Tiên học lễ, Hậu học văn” phải thảo hiếu với cha mẹ, kính trọng ông bà, bảo vệ tình nghĩa đồng bào. Trái lại, ở bất cứ nơi đâu cũng chỉ thấy những khẩu hiệu thúc giục mọi giới, mọi cấp, học tập theo gương đạo đức “cụ” Hồ. Mà cái đạo đức lớn nhất của Hồ Chí Minh lại chính là việc viết ra bản đấu tố “địa chủ ác ghê” để ngậm máu phun người, và sau đó “che râu đi dự đấu tố” người ân nhân, và giết vợ từ con! 

Ở trên, nhắc đến Chu Văn Biên, một kẻ chỉ vào mặt mẹ mà đấu tố để được đề bạt lên hàng thứ trưởng, mà không nhắc đến Nguyễn Tư Nghiêm, một người đã giả điên, bị đưa vào nhà thương điên, khi từ chối, không thể nói căm thù bố mẹ được, dù chỉ là nói giả vờ cho qua mắt đảng là một thiếu sót lớn. Qua câu chuyện dù nhỏ, nhưng tôi cho rằng nó mang một ý nghĩa cực lớn, như một bài học luân lý làm người đầu tiên cho những đảng viên cộng sản phải nhận biết. Tiếc rằng, lý lẽ sống của họ là lòng căm thù, là gian dối và tội ác. Nên ngay cha mẹ, người sinh thành, dưỡng dục cho họ khôn lớn, họ còn căm thù, còn đoạn tuyệt, thì cái gương của Tư Nghiêm chẳng đáng là gì để bận tâm. Khéo mà nó đã như một truyện cười cho khóa học kiểm thảo ấy! Tôi thực sự ngưỡng mộ Nguyễn tư Nghiêm trong câu chuyện này. Nhờ đoạn viết này, mà người Việt Nam có thêm được một ít hiểu biết về cái tổ chức không có “hàm tính người” đang ngự trị trên phần đất Việt Nam. Và có thêm một lý lẽ chính đáng nữa để cương quyết loại trừ cái tổ chức vô luân này ra khỏi xã hội Việt Nam. 

Trở lại thân phận của tác giả trong Đèn Cù. Tôi cho rằng, vì cái quy luật không có hàm tính người trong kiểm thảo, và hình ảnh của Nguyên Tư Nghiêm, mà trong gần 600 trang giấy trải lòng, Trần Đĩnh đã không viết ra thân phận của mình từ những hư cấu văn chương, khiếm thị, hay từ những bi quan yếm thế, thất bại. Trái lại, tác giả đã viết bằng cái minh mẫn từ những vòng quay. Khi thì nó đưa Trần Đĩnh lên cung mây với khát vọng của tuổi trẻ hòa thân vào nghiệp nước, hăng hái lên đường để góp phần mình vào việc tranh đấu cho đất nước thoát cảnh ngoại xâm với mong ước có Hòa Bình, Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập. Khi thì nó nuông chìu, ưu ái tác giả hơn người bằng những lời khen thưởng. Và rồi nó đưa tác giả vào một đường lên hãnh diện lớn “Được gần gũi và biết và mến phục một dân tộc vĩ đại, một văn hóa vĩ đại. Được nói một ngôn ngữ nhiều người nói nhất hành tinh.” (Tr.153). Tưởng thế là lên tít trên cao, cao mãi với đảng cộng không nhân tính. Không bao giờ ngờ đến chuyện có một ngày rơi trở lại làm người. Người có nhân! 

Dù không ngờ, chuyện ấy đã đến. Từ đỉnh cao, trong mơ ước đi lên, nó đạp Trần Đĩnh xuống hàng chó ngựa trong cuộc tranh giành vòng quay xin làm nô lệ cho ngoại bang của lãnh đạo. Bản thân tác giả bị hạ tầng công tác, đi lao công trong nhà máy. Dĩ nhiên, đi lao động không phải là cực hình, sự cực hình chính là bị đày ải như một tên nô lệ. Bấy nhiêu vẫn chưa đủ ê chề, nó đạp Trần Đĩnh ra khỏi cuộc chơi bằng một mảnh giấy khai trừ, để Trần Đĩnh rơi vào trong hoảng loạn, ray rức, tủi hổ, nối tiếc và đầy những ân hận! 

Trần Đĩnh viết về mình như thế có lẽ là thật. Rất thật. Nhưng tôi cho rằng, đó không đơn giản là số phận của riêng tác giả. Trái lại, nó còn là số phận của con dân Việt Nam nữa! Bởi vì khi Trần Đĩnh lên Atêka, có hàng hàng lớp lớp người Việt Nam đã thực lòng ra đi theo bước chân sơn hà nguy biến. Mục đích của họ là cứu nước khỏi cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Ước mơ lên cao là thế, nhưng cái vòng quay ma quỷ, vô gia đình do Nguyễn Ái Quốc đưa vào Việt Nam theo lệnh của Mao từ 1930, được Hồ Quang tiếp nối từ sau 1933, đã không quay theo ước mong của người Việt Nam. Trái lại, nó quay sang Tàu, nó dần dần giết chết và thay đổi cả bộ nào của người dân Việt, để ở đó không còn sức sống. Ở đó chỉ còn lại những thân phận nô lệ bạc nhược, không tự chủ. Tệ hơn thế, bị vùi dập như thân chó ngựa trong cuộc đấu tố. Ở đó, nhân bản đạo lý và con người bị đào thải ra bên lề xã hội. Rồi được thay vào đó là lối sống, lẽ sống của xã hội là chủ nghĩa CS chỉ có đúng năm chữ để hành sự: Gian trá và tội ác. 

Từ cuộc thống trị của tội ác và phi nhân bản của CS, ngoài cái chết của hơn 172 ngàn người dân vô tội với hàng trăm ngàn gia đình phải ly tán, là nền luân lý đạo hạnh và văn hóa nhân bản của xã hội Việt Nam cũng bị đào bới tận gốc rễ. Những tội đại ác, con giết cha mẹ, chồng giết vợ, tình nhân giết nhau theo gương Hồ Chí Minh giết Nông Thị Xuân ngày càng nhiều. Và tận cuối đáy của xã hội là hàng năm có đến hàng trăm ngàn trẻ sơ sinh chưa nhìn thấy cuộc đời đã mất mạng vì cái “đạo đức” được gọi là đạo đức Hồ Chí Minh. Một thứ “đạo đức” mà những thiếu niên, những bà mẹ trẻ chưa nhìn thấy mặt con, đã bị CS nhồi sọ ngay từ trước khi bước chân vào học đường. Và lớn lên trong một xã hội chỉ biết khai mở phần “hạ bộ” với những gian trá, lừa đảo. Không bao giờ có được những bài học đạo đức hướng thượng theo tinh thần của Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Trung. Kết quả, nghĩa trang Hài Nhi mỗi lúc một mọc lên như nấm ở trên mọi phần đất nước. Và rất thản nhiên, nhà nước mở ra những trung tâm gọi là nạo, cạo thai cho lũ trẻ! Rồi bên cạnh sách lược đào tạo cán bộ, đảng viên với lòng “căm thù bố mẹ và đoạn tuyệt với bố mẹ”, cộng sản còn thi hành sách lược “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, buộc mọi người phải tham gia vào những cuộc đấu tố giết người. Kết quả, luân thường đạo lý và tình nghĩa đồng bào của Việt Nam cũng đã tan bay theo những dòng máu chảy trong vu khống, đầy oan khiên của đồng bào mình. Từ đó, nó tiếp tục đẩy dân ta vào vòng cùng khốn và bị nghiền nát dưới cái chủ nghĩa vô gia đình, vô tổ quốc vô tôn giáo của CS. Và đây, mới chính là cái ý nghĩa đích thực xuống hàng chó ngựa trong xã hội cộng sản do cái vòng quay ma quỷ của nó tạo ra. 

Vòng quay chưa dừng lại ở đó. Trái lại, còn trêu người, lửng lơ với câu chuyện được xét lại. Việc cá nhân là xét lại bản án xét lại của Trần Đĩnh. Việc chung là xét lại sách lược đấu tố trong cải cách ruộng đất. Vẽ ra con đường dân chủ giả hiệu. Kết quả, tất cả chỉ là những ngôn từ trống rỗng, nhằm mục đích xoa dịu sự phẫn uẫn của mỗi cá nhân hay tập thể cho trôi qua với thời gian. Sau đó, cộng sản lại bước sang một bước lừa gạt kế tiếp. Hoặc giả, thả thêm những cái lưỡi câu mới nhằm móc chặt vào cổ họng của từng cá nhân để không ai có thể lên tiếng. Như thế, cuộc khai trừ Trần Đĩnh ra khỏi đảng như là một kết quả phải đến của hai sự sai lầm cộng chung lại. Một bên vì sai lầm tin và đi theo đảng. Một bên thì lợi dụng con người, bắt nó làm phương tiện cho một chủ trương của nhà nước. Cuộc khai trừ ấy có khác gì sự sai lầm của người dân đi theo CS, để rồi bị đuổi cùng giết tận do chính sách lược mà CS dành sẵn cho những người vì mơ ước có Độc Lập, có Tự Do mà lên đường? 

Nó khác gì một cuộc tổng lừa bịp trong chiến tranh giải phóng miền nam để “xây lại bằng mười năm xưa”, để bao nhiêu người miền Nam nhẹ dạ theo nó và bao nhiêu con cháu của họ từ Nam đến Bắc đã mất mạng, ngụp lặn trong bể máu của dân tộc, để thỏa mãn cho một nhu cầu quyền lực giai đoạn của cộng sản, và mở rộng biên giới cho Tàu cộng! Sau cùng, hàng trăm ngàn người chết trên biển khơi, hàng triệu người phải bỏ nước đi tìm Tự Do, và hàng triệu người đi tù. Rồi cả nước phải ngồi chung trong một cái trại tù nô lệ kéo dài từ Bắc đến Nam. Với những hình ảnh ấy phơi bày, Đèn Cù không phải chỉ nói lên thân phận của một vài cá nhân, mà còn là thân phận của người Việt Nam, trong đó có cả tác giả nữa! 

VI. Trần Đình và Đèn Cù trong cuộc sống nhân gian

Thật rất khó để có được cái nhìn bao quát, đầy đủ về Đèn Cù. Khó vì, người đứng bên đây nhìn thấy cái đầu. Kẻ đứng bên kia lại thấy cái đuôi. Người thấy con voi, kẻ thấy bầy lang sói. Ấy là chưa kể đến những góc khuất mang tính bí hiểm. Nói về Đèn Cù, khác gì câu chuyện người đứng bên kia sông, người đứng bên này, cùng tả vê dòng nước đang cuồng cuộn trước mặt. Hẳn nhiên là có nhiều khác biệt, nhiều góc khuất. Nói chẳng bao giờ cùng. Đặc biệt, trong hoàn cảnh của Việt Nam hôm nay, cái nhìn về Đèn Cù còn có thể là một đối nghịch, khó gần, khó gỡ! 

Người ở trong nước vì cuộc sống, tìm đọc Đèn Cù có lẽ không nhiều. Và cái mục đích đi tìm cũng khác nhau. Nhưng hầu như đều có chung một ý tưởng: Táo bạo, táo bạo quá. Viết thế này thì chết. Chả biết chữ chết họ muốn dành cho đảng cộng sản, dành cho Hồ Chí Minh hay dành cho Trần Đĩnh? 

Người ở bên kia đại dương, cũng háo hức tìm dọc, xem Trần Đĩnh viết gì. Họ thấy nhiều điểm khuất, nhiều góc tối, nhiều điều khác với ý nghĩ của họ. Họ chưa hay không nhìn nhận những điểm sáng nổi bật làm nên danh phận Đèn Cù. Kết quả là nhiều cái thở dài. Lại tuyên truyền, hảo tuyên truyền. Tác giả mà không đội quần đảng lên đầu, không viết theo tiếng kẻng mà còn sống được ư? Lại vẫn chung một đường thổi với kịch sĩ “mặt thật”, thợ mò “đỉnh cao vòi vọi”, thợ bu “thắng cuộc”! Phần cá nhân, tôi cũng không có ngoại lệ. 

Trước hết, tôi đã viết ra đôi, ba góc khuất trong Đèn Cù. Mục đích không phải để “vạch lá tìm sâu” vì nó nhiều quá rồi, cần gì phải vạch. Cũng không để phản bác cái nhìn “một bên” của tác giả. Trái lại, tôi chỉ muốn mở rộng thêm ra, làm sáng tỏ thêm những góc khuất, có thể là tác giả đã biết rất rõ, như trường hợp HCM là người Tàu? Y đã nói và viết tiếng Hẹ, tiếng nói của người “khách gia” khi đến thăm Móng Cái vào năm 1960. Xin nhớ, đây là lần đầu tiên HCM đến, tại sao Y lại thành thục khu vực, lại biết rõ cả ở góc bên kia đường là nơi ở của một chị bí thư? Những thắc mắc này đã tiềm ẩn trong Trần Đĩnh từ những năm đó, lẽ nào Trần Đĩnh không ngộ ra âm thanh, cũng như cách nói tiếng Việt của HCM? Tuy nhiên, Trần Đĩnh phải nhắm mắt lại, tạm “quăng nó vào trong cái thùng rác vĩ đại là sự quên”. Bởi lẽ, nó là những điểm chết, điểm bí mật của nhà nước mà trong hoàn cảnh này, mạng sống của con người cần giữ lại để có thể lưu ký về sau, hơn là một thách thức, quá lớn vào lúc này? 

Theo đó, tôi viết ra những điểm mà lẽ ra trong Đèn Cù phải có, phải bàn đến trong lẽ thật. Không có ý gì khác. Bởi lẽ, chính tôi cũng biết, đường còn dài, những người trong cuộc như tác giả không còn nhiều. Nếu họ không viết ra, thì ai sẽ viết đây? Những đời sau lấy gì để làm bằng chứng là nó thuộc thời của tội ác mà trị tội ác? Sự đòi hỏi, nhìn chung là như thế, nhưng thực tế, ai cũng biết là không hề dễ dàng gì. Lý lẽ thì có nhiều, thực tế chỉ có một. Cái búa của CS chưa lúc nào rời xa Trần Đĩnh. Cũng thế, Quản Trọng không chết theo chủ là công tử Củ, chẳng ai cho đó là bất trung, vì sự “còn” của Quản Trọng không phải là vô ích. Hy vọng, sự “còn” của Trần Đĩnh cũng sẽ hữu ích cho việc giải đáp và soi sáng cho nhiều góc tối còn thiếu sót trong Đèn Cù. 

Trong khi đó, đảng và nhà nước CS mới lướt qua mấy hàng, răng đã nghiến ken két. Cái chốt lựu đạn đã mở ra rồi, chì còn một cái ném nữa là xong! Thật ra, việc nhà nước và đảng cộng sản muốn biếu không Trần Đĩnh một cái búa, hay một quả lựu đạn thì quá dễ dàng. Nhưng làm thế là tự sát, là tự xác định những điều Trần Đĩnh viết về Hồ Quang, về đảng, về chủ trương đường lối cũng như phương án sử dụng nhân sự vào các vị trí cấp cao, trọng điểm của đảng, của nhà nước là hoàn toàn chính xác. Giết người là nghề của họ, nhưng trường hợp này xem ra rất khó diệt khẩu. Nên đành phải ngậm bồ hòn! Uất từng đám, nghẹn từng cơn mà không thể ra tay. Bởi vì, trời đã sinh ra “bác” muôn mặt, muôn gian trá, đã che râu dấu mặt đi làm chuyện gian ác hại người, còn sinh ra Trần Đĩnh để cho Y viết lại những chuyện ấy vào sách sử, thì đành chịu vậy. Phải chi nó viết vào cái thời... chưa “giải phóng” miền Nam thì đã nhờ Lê Văn Tám! Nói thế là Đèn Cù và tác giả luôn nằm trong nguy cơ bị đốt. Nếu nhà nước chưa tặng Trần Đĩnh cái búa không phải là vì cộng sản tử tế. Trái lại, chỉ là một cái may cho Trần Đĩnh. 

Nhưng dù đứng nhìn từ bất cứ góc cạnh nào, theo tôi, Đèn cù của Trần Đĩnh miên viễn có một cuộc sống vững chắc trong lòng nhân gian. Cuộc sống và giá trị của nó về mặt luân lý, đạo đức xã hội sẽ được nói đến nhiều hơn về mặt “ biến động “ chính trị. Nó còn sống mãi trong nhân gian bời vì, bản thân cái Đèn Cù, trước đây rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Nay nó lại nhắc cho ta thấy cảnh lang sói của đảng cộng. Trước kia nó mang tính hài, mua vui cho người bằng những hình ảnh voi giấy ngựa giấy. Nay, vẫn là những voi giấy, ngựa giấy, chó giấy, nhưng bằng hình người, bằng quan cán, đã làm bại hoại nền văn hóa và luân thường đạo lý của xã hội Việt Nam, bằng cách che râu dấu mặt, bằng sự áp đặt cho nhau một thứ luật lệ không có hàm tính người. Mà khởi đầu là hình ảnh tồi bại của Hồ Chí Minh. 

Với chỉ tám chữ “cụ” Hồ che râu đi dự đấu tố (một buổi)”, tác giả đã phô diễn trọn vẹn hình ảnh, và đạp nát tên tuổi và sự nghiệp cực vĩ đại của Hồ Chí Minh. Một sự nghiệp phản luân lý, phản đạo đức mà có lẽ không có kẻ thứ hai dưới bầu trời này làm được. Những bạo chúa từ kim cổ như Kiệt, Trụ, Tần Thủy Hoàng, hay Hitler, Stalin, kể cả Mao Trạch Đông đã giết hàng trăm ngàn người, hàng triệu người, đều phải cúi đầu chào thua. Bởi vì, xét về bạo ác họ không thua Hồ Chí Minh, nhưng chẳng một ai trong họ dám che râu dấu mặt đi dự một cuộc giết người ân nhân như Hồ đã làm. Như thế, tên tuổi ấy, việc che râu dấu mặt ấy mãi còn là hình ảnh sống động, còn là câu chuyện truyền tụng trong nhân gian. Rồi ra, nó sẽ còn là câu chuyện răn đe con trẻ trong nhân gian phải giữ lấy đạo làm người, “ Mày liệu đấy, ông Trời có mắt, không để cho mày che râu dấu mặt đi làm chuyện gian ác, giết người đâu! 

Sau những câu chuyện ấy là đầy dẫy những hình ảnh của những voi giấy ngựa giấy chó giấy đã kinh qua kiểm thảo, thành lãnh đạo sau khi đã “công khai tuyên bố căm thù bố mẹ, đoạn tuyệt bố mẹ”, là những người đã mang nặng đẻ đau, làm lụng vất vả cách này hay cách khác để nuôi sống chính bản thân họ. Để từ bài kiểm thảo này, kẻ thì trở thành cán nhớn buôn dân bán nước, kẻ thì chỉ vào mặt mẹ đang quỳ dưới thềm như: “Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ-Tĩnh, bắc ghế ngồi trên thềm cao chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng ở dưới sân dằn giọng: - Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi. Ôi sao cái bài diễn này lại giống HCM và đúng như lời của Lưu Cộng Hòa sau cuộc kiểm thảo đã nói đến thế “Nay nhận mình là con vật mới đúng đấy” (tr. 244).

Kết quả của những câu chuyện ấy là hình ảnh của bà mẹ Việt Nam. Bà rất thương yêu con cái của mình. Nhưng bà đã phải chằp tay lạy đứa con khi nó trở về nhà, thay vì ôm con vào lòng chỉ vì nó đã thoát ly gia đình và đi theo tập đoàn vô gia đình, đầy gian dối của Hồ Chí Minh. Bà lạy một cách nhẹ nhàng mà đau đớn. Bà không có cái uất ức, bộc trực như người em nhỏ bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người, phải gào thét lên khi nhìn thấy mặt mũi của những tên cộng sản: “đảng cộng sản đi chết đi” (Nguyễn phương Uyên). Bà nén nước mắt rơi “Tôi lạy anh, anh hãy đi theo các đồng chí của anh đi. Xin anh để cho chúng tôi yên”. Bà đã thay mặt những người đàn bà Việt Nam mà nói lên nỗi đau đớn tận lòng bà. Bà đẻ ra con, nào ngờ nó học được cái thói che râu dấu mặt gian trá của Hồ Chí Minh! Bà nào muốn đuổi con đi, nhưng không thể để nó đem cái gian trá và tội ác với đồng bào vào nhà Việt Nam! Chỉ ngần ấy thôi Đèn Cù của Trần Đĩnh đã không bao giờ chết trong nhân gian. 

Tuy nhiên, Trần Đĩnh còn làm được nhiều hơn thế trước khi đèn tắt, trước khi dậu đổ. Anh như người bị nghiện rồi cai nghiện. Sau hơn bốn mươi năm cai nghiện Trần Đĩnh nhận ra cái bàn đèn (bác đảng) là một thứ tội ác. Khi ngủi thấy mùi thuốc của bàn đèn, của con nghiện là Trần Đĩnh ói mửa. Trần Đĩnh kể: “Phải viết một loạt bài về lịch sử đảng, tôi đã đọc những tài liệu về chuyện này. Lẽ tất nhiên đều ỉm đi, cho tất cả vào cái sọt giấy vĩ đại là sự quên, sự lờ, sự nhắm mắt lại. gọn một chữ là sự gian dối. Để đổi lấy uy tín đảng” (tr. 192) Viết thế là Trần Đĩnh đã công khai xác nhận, tất cả những gì Trần Đĩnh viết có liên quan đến đảng cộng sản đều là viết bằng sự gian trá, không có nhân bản tính, không có sự thật. Nghĩa là, những “Tiểu sử Hồ Chí Minh”, “Bất Khuất”, hay nhật ký của Phạm Hùng, Lê Văn Lương... không được Trần Đĩnh viết ra bằng tài liệu thật, bằng cái trí năng, bằng sự chân thật của người. Trái lại, Trần Đĩnh đã phải viết ra những cuốn sách ấy từ cái bút đặt dưới cái búa của cộng sản. Nó là sự gian trá và tuyên truyền. Nay đã hết nghiện, trở lại đời sống bình thường của người, Trần Đĩnh đã công khai rút lại, hay phủ nhận những cuốn sách đó không phải là trí tuệ, tâm huyết của Đĩnh, nhưng là sự gian trá của người đảng viên chỉ biết tuyên truyền và dối trá theo lệnh từ cái búa đảng! 

Kế đến, như một lời tạ ơn gia đình, tạ ơn đồng bào vì những bao dung để Trần Đĩnh được trở lại kiếp sống nhân bản của con người. Đồng thời cũng như một lời tạ tội với gia đình, tạ lỗi với đồng bào vì những hành động nông nổi của tác giả đã góp sức tuyên truyền cho tội ác để nó có thêm cơ hội tàn phá quê hương Việt Nam. Trần Đĩnh viết: “Mấy chục năm sau, sống với đất nước đang dần dần nhận diện được kẻ đã đày ải mình, tôi bắt đầu cảm nhận thấy hạnh phúc. Ít nhất tôi đã nhận ra tội ác và lên án nó giữa lúc nó đang có bộ mặt huy hoàng nhất, có niềm tin gần như trọn vẹn của dân. Ít nhất tôi đã đương đầu, không quỳ gối trước nó. Cũng như đã ngay thẳng nhận mình từng đi theo nó, tội ác.” (tr. 497) Lời xin lỗi, nhận mình đã nhúng tay vào với tội ác của Trần Đĩnh làm xúc động lòng người. Tôi ngưỡng mộ và nể trọng Trần Đĩnh vì những lời tự tâm này. Ngưỡng mộ Trần Đĩnh, sau vấp ngã, đã đứng dậy, đem cái tâm của mình vào ngòi bút để cùng với đồng bào lên án và tiêu diệt sự ác. Và nể trọng lòng quả cảm của một kẻ sĩ có tâm với đồng bào, với gia đình và đất nước. Xin chúc mừng anh đã giả từ bàn đèn và về với cuộc sống chân tình của một dân tộc đầy nghĩa cả. 

Như thế, dẫu là muộn màng, nhưng quá đủ, điều mà nhiều người chờ nay đã thấy. Trần Đĩnh không công khai công bố chống cộng sản, không kêu gọi đồng bào và các đoàn đảng viên đứng lên đập nát cái vòng quay ma quỷ đang tàn phá quê hương Việt Nam. Nhưng xem ra, Đèn Cù trong thực tế đã làm nhiều hơn cả những điều nhiều người mong đợi. Trần Đĩnh đã đem lương tri của cuộc sống nhân bản sau 40 năm tủi hổ, nối tiếc, dàn vặt, đạp nát hình tượng Hồ chí Minh. Đạp nát cái khung hình và khẩu hiệu mà CS đã rêu rao trong suốt 80 năm qua chỉ bằng đúng tám chữ vỏn vẹn ““cu” Hồ che râu đi dự một buổi” đấu tố ân nhân là bà Nguyễn Thị Năm! Hàng nghìn tấn sách, báo của làng thổi ống đu đủ viết về cái gọi là đạo đức HCM đã thành đống giấy dơ bẩn, đống rác đầy ký sinh. Nó phải bị đào thải. Theo đó, nếu hình tượng của HCM chưa được cộng sản chính thức đeo cho tấm khăn che mặt, hay chưa bị dân chúng treo lên, cũng chưa bị đạp đổ từ những nơi nó đang chiếm ngự, cũng không còn ý nghĩa gì. Bạn tôi bảo “Anh bán thịt chó không cần biết chữ, chỉ cần treo cái đầu chó lên trước quán thay cho những hàng chữ quảng cáo là đủ”

Vâng, trên đất nước ta, hình ảnh của cái đầu chó và những người bán thịt chó, biết chữ hay không biết chữ, vẫn còn nhiều. Nhưng tôi hy vọng, sau Đèn Cù, sẽ có nhiều tiếng nói dõng dạc hơn, can đảm hơn, vững tin hơn, mạnh mẽ hơn và đồng loạt hơn, thay vì những tiếng ọp ẹp trong vũng nước dưới chân trâu, để cùng với mọi người, nhất là hỗ trợ lớp trẻ nhìn lại bản thân, nhìn lại con đường của quốc gia, của gia đình của dân tộc mà có được những hành động đồng thuận, thích ứng với trào lưu mới. Trào lưu xây dựng một đất nước trong yên vui, thái bình, thịnh trị. Ở đó người dân có quyền sống, sống trong tình nhân bản. Ở đó, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng tự do xây đựng lấy đời sống hạnh phúc cho cá nhân và gia đình cũng như tập thể của mình được hoàn toàn tôn trọng. Ở đó, nền tảng văn hóa, luân lý đạo đức của xã hội phải được phục hồi, phục hoạt triệt để. Ở đó, trẻ vào học đường được học những bài học tử tế về lòng yêu nước thương nói về. tình bác ái về lòng cao thượng. Nhờ đó, hình ảnh của cái đầu chó cũng dần biến khỏi các cửa tiệm. 

Cám ơn tác giả Trần Đĩnh, đã cho những đọc giả đi sau nhìn rõ tận mặt, những bộ mặt thật của một tập thể đã và đang sống với luật lệ vô gia đình, vô xã hội, vô tổ quốc, vô tôn giáo của cái bàn đèn cộng sản tại Việt Nam. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo