Chủ nghĩa "biệt lập": Tổng thống Trump sẽ làm suy yếu nước Mỹ như thế nào? - Dân Làm Báo

Chủ nghĩa "biệt lập": Tổng thống Trump sẽ làm suy yếu nước Mỹ như thế nào?

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - ...Việc ông D. Trump thắng cuộc đã khiến cho nhiều lãnh tụ quốc trên thế giới lo ngại và không vui. Tuy nhiên có 2 quốc gia như “mở cờ trong bụng” không ai khác, đó chính là Nga & Tàu Cộng. Có lẽ, việc D. Trump đắc cử sẽ là tin vui nhất đối với Putin & Tập Cận Bình trong năm nay, vì tân TT Hoa Kỳ có một chính sách gần đi ngược lại với chính sách của Hoa Kỳ hàng thập kỷ qua. Lầu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, chủ nhân tòa Bạch Ốc không phải là chính trị gia chuyên nghiệp mà là một nhà kinh doanh bất động sản và sòng bạc. Ông D. Trump không có kinh nghiệm về những thủ đoạn chính trị trên chính trường. D. Trump không phải là địch thủ của những con cáo già trên chính trường như Putin & Tập Cận Bình nên những người này vui mừng là phải.

*

Chủ nghĩa biệt lập là gì?

Theo sau Hiệp ước Versailles và việc Mỹ từ chối gia nhập Hội Quốc Liên, thái độ của công chúng Hoa Kỳ đã chuyển sang thái độ do dự không muốn can dự vào những chuyện có liên quan đến châu Âu. Sau chiến tranh Thế chiến I, Hoa Kỳ đã rút hết các lực lượng của mình và nói rằng sẽ không bao giờ trở lại châu Âu. Đại khủng hoảng cũng đã làm tê liệt nền kinh tế khiến cho Hoa Kỳ thờ ơ đến quân đội của mình và tập trung vào các mối quan tâm khác.

Năm 1940 đánh dấu sự thay đổi thái độ của Hoa Kỳ. Những chiến thắng vang dội của Phát xít Đức tại Pháp và Ba Lan và các nơi khác cộng thêm trận chiến nước Anh đã khiến nhiều người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ sớm muộn cũng phải bị lôi cuốn vào vòng chiến nầy. 

Ngày 11 tháng 3 năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt ký Đạo luật Lend-Lease nhằm thực hiện việc cung cấp vũ khí Mỹ được xem là quan trọng cần thiết cho phe đồng minh chống lại phe TRỤC vì phần lớn các trang bị nặng của Anh đã bỏ lại sau khi họ rút lui khỏi trận Dunkirk.

The Lend-Lease program (Chương trình vay mượn) là một chương trình được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và bắt đầu từ năm 1941 - 1945. Chương trình này cung cấp nhu yếu phẩm, đạn dược, vũ khí, phương tiện vận tải và tiền mặt cho các quốc gia đồng minh tham chiến: Anh, LX, Tàu Cộng và nhiều quốc gia khác. Joseph Stalin phát biểu tại Hội nghị Tehran năm 1943: “Nếu không có hàng sản xuất của Hoa Kỳ thì LHQ đã không thế nào thắng cuộc chiến nầy”. 

Sau trận Trân Châu Cảng, tổng thống Roosevelt chính thức yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản trước cuộc họp Lưỡng viện Quốc hội vào ngày 8/12/1941. Quốc hội thông qua quyết định tuyên chiến với chỉ có 01 phiếu chống lại, cả 2 viện lập pháp và nước Mỹ đã phá vỡ “chủ nghĩa biệt lập” lần lượt tham gia những trận đánh vĩ đại trong Thế chiến II như: Trận chiến Philippines (1941-1942) - Trận đảo Wake - Chiến dịch Đông Ấn Hòa Lan - Chiến dịch Tân Guinea & Quần đảo Solomon - Trận biển Coral - Quần đảo Aleut - Trận Midway - Trận Iwo Jima & Okinawa - Hiroshima & Nagasaki - Mặt trận Châu Âu & Bắc Phi… 

Tổng thống Eisenhower, người đã bác bỏ chủ nghĩa biệt lập (Eisenhower reject calls for US “Isolationism”. Ông nhấn mạnh rằng: “Các quốc gia tự do phải đứng lại cùng nhau. Không có cái gọi là thống nhất một phần”. Chính sách đối ngoại của ông mà sau này được biết đến dưới tên gọi NEW LOOK (Cái nhìn mới): “Sự ủng hộ của ông dành cho những phản ứng đa quốc gia trước sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản thay cho những hành động đơn phương của Hoa Kỳ”.

Phản ứng quốc nội: (sau khi D. Trump thắng cử)

Tại New York, hàng ngàn người biểu tình tràn ngập đường phố ờ Manhattan, tiến tới Trump Tower trên Đại lộ số 5. Trong khi đó, hàng trăm người người khác tụ tập tại một công viên ờ Manhattan và hét lên: “Đó không phải là tổng thống của chúng tôi” (Not my president). Ngưòi biểu tình cầm biểu ngữ “Love Trump hate” (Tình yêu chiến thắng thù hận).

Cũng tại New York, có người cầm biểu ngữ viết: “Không giống như Trump, tôi đứng về phía phụ nữ, người da màu và các nhóm thiểu số, người nhập cư, người Hồi giáo và tất cả các tôn giáo, công đồng LGBT và người dân, những người khuyết tật và thanh niên. Trump thắng nhưng tôi không đứng về phía ông ta.”

Ở trung tâm thành phố Chicago, ước tính có khoảng 1.800 người tụ tập bên ngoài Khách sạn Quốc tế và tòa tháp mang tên ông, la hét những khẩu hiệu phản đối ông như: “Không Trump! Không KKK! Không có nước Mỹ phân biệt chủng tộc” (No Trump! No KKK! No Fascist). Reuters cho hay, cảnh sát Chicago đã phong tỏa các con đường trong khu vực này để chặn người biểu tình. Hiện vẫn chưa có người biểu tình nào quá khích bị bắt giữ hay không? 

Reuters dẫn lời Adriana Rizzo, 22 tuổi ở Chicago: “Tôi thực sự lo sợ về những gì đang xảy ra ở đất nước này. Hãy tận hưởng các quyền của bạn khi bạn còn có thể”. Nhiều người biểu tình phản đối việc ông Trump định xây một bức tường dọc biên giới với Mexico nhằm ngăn chận dòng người nhập cư bất hợp pháp. 

Joe Gordon, 19 tuổi, ở Brooklyn, nói rằng: “Anh cùng hàng chục ngàn người biểu tình khác “coi thường Trump, người hiện thân cho sự thù hận, tham nhũng và hẹp hòi,” Joe Gordon nhấn mạnh rằng. “Toàn hệ thống chính trị được thiết lập để bảo vệ tầng lớp giàu có so với các nhóm thiểu số, đỉnh điểm của hệ thống tan vỡ này là tổng thống mới đắc cử.”

Trong khi đó, vào tối ngày 9/11, hàng trăm người tụ tập ở Philadelphia, Boston, Seattle Portland và Origon. Người dân ở nhiều nơi khác như San Francisco, Los Angeles và Oakland, California cũng đang chuẩn bị kế hoạch biểu tình.

Tại Austin, thủ phủ bang Texas, khoảng 400 người đã tuần hành qua các đường phố. Trước đó, rạng sáng 9/11, nhiều cuộc biểu tình cũng đã nổ ra tại San Francisco và nhiều nơi khác trên nước Mỹ để phản đối chiến thắng của ông Trump. Nhiều người thậm chí còn đập phá các cửa hàng, đốt rác và các lốp xe trên đường.

Ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu, ông Trump đắc cử, hàng ngàn người đã tụ tập tại trước tòa Bạch Ốc để biểu tình phản đối. Họ tức giận, la ó, rơi lệ và kèm theo đó là những khẩu hiệu như: “Chào mừng đến với địa ngục” hay “Nước Mỹ lại thảm bại”. Và những cuộc biểu tình chống D. Trump còn đang tiếp diễn trên khắp nước Mỹ…và nước Mỹ sẽ chia rẽ và cay đắng chờ đón Donald Trump.

Phản ứng của thế giới:

Trong thời gian qua, ông Trump vẫn chỉ trích chính sách can thiệp ra bên ngoài của Hoa Kỳ, cũng như không chấp nhận các chiến dịch quân sự do chính quyền BUSH tung ra. Đối với các đồng minh truyền thống của Mỹ ở Châu Á, ông Trump cũng đã từng yêu cầu Nhật Bản, Hàn Quốc hãy tự bảo vệ lấy thân, nếu cần sẽ cho các nước nầy được trang bị vũ khí nguyên tử, hơn là dựa vào sự che chở của Hoa Kỳ. Nhưng, ông không nói rõ sẽ có chính sách như thế nào để ngăn chận tham vọng bành trướng của Bắc Kinh và tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Các định chế chính trị Mỹ cho các tổng thống nhiều quyền hành động trong chính sách ngoại giao hơn là trong các vấn đề chính trị đối nội, tức là ông Trump sẽ rảnh tay thực hiện đường lối ngoại giao của ông ta theo hướng “chủ trương biệt lập”. Điều nầy còn tùy thuộc vào thành phần cố vấn chính trị mà ông sẽ thành lập trong thời gian chuyển tiếp. Chỉ e rằng là ông Trump sẽ làm theo ý mình hơn là nghe lời các cố vấn. Nói cách khác, với “chính sách biệt lập” của TT D. Trump, nước Mỹ có thể tự cô lập mình. Thật ra, thì trong thời gian tranh cử, nhà tỷ phú bất động sản, một người chưa từng có kinh nghiệm về chính trị, đặc biệt về phương diện ngoại giao hay quân sự.

Đối với Âu Châu, ông Trump vốn ủng hộ Brexit, vẫn cho rằng Liên Hiệp Châu Âu nên tự lo lấy thân và nhất là tài trợ cho kế hoạch phòng thủ của họ hơn là núp mãi dưới cây dù Mỹ. Nói cách khác, theo ông, khối NATO chỉ có thể vận hành được và Hoa Kỳ có thể ứng cứu một đồng minh bị tấn công, nếu các quốc gia châu Âu tăng ngân sách quốc phòng.

[1] Frank Walter Steinmeier - Ngoại trưởng Đức - yêu cầu nhóm họp đặc biệt để trao đổi quan điểm về định hướng “quan hệ EU - Hoa Kỳ” sau khi D. Trump đắc cử tổng thống Mỹ, theo Euobserver. Cuộc họp bất thường sẽ diễn ra ở Brussels, Bỉ vào ngày 13/11, một ngày trước khi Bộ trưởng ngoại giao của 28 thành viên EU họp thường kỳ. Theo hãng thông tấn Đức DPA, ông Steinmeier từng nhận định Trump sẽ làm quan hệ của Đức với Mỹ “khó khăn hơn”” và chiến dịch tranh cử đã để lại “vết sẹo sâu”.

[2] Francois Hollande - Tổng thống Pháp - ngay sau đó nêu ra nguy cơ mà giới lãnh đạo thế giới nhìn thấy trong con người khó đoán do cử tri Mỹ vừa chọn ra. “Cuộc bầu cử Mỹ mở ra giai đoạn bất ổn,” ông Hollande cho biết. “Tôi phải nói rõ và thẳng thắn”. Phản ứng trên thẳng thắn khác thường bởi ở cấp độ chính phủ, các quan ngại thường được khoác lên những từ ngữ ngoại giao màu mè. Liệt kê ra hàng loạt vấn đề Pháp và Mỹ đang hợp tác, bao gồm đối phó chủ nghĩa khủng bố. Ông Hollande nói: “Điều gặp rủi ro là hòa bình, cuộc chiến chống khủng bố, tình hình Trung Đông, quan hệ kinh tế và bảo vệ hành tinh nầy”.

[3] Thủ tuớng Đức Angela Merkel - Thủ tướng Đức - đề nghị được hợp tác với Mỹ nhưng có các điều kiện đi kèm: “Đức và Mỹ liên kết với nhau bởi nhiều giá trị chung như dân chủ, tự do, tôn trọng luật pháp và nhân phẩm, bất kể màu da, tôn giáo, giới tính hay niềm tin chính trị,” bà Markel nói. “Dựa trên những giá trị nầy, tôi đề nghị được hợp tác chặt chẽ với Tổng thống Hoa Kỳ tương lai”.

[4] Kim Sung-Han - cựu thứ trưởng Ngoại Giao - hiện đang giảng dạy tại Đại học Seoul, cho rằng: “Ông Trump sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên theo “Chủ nghĩa Biệt Lập” trong khi tất cả Tổng thống Mỹ thời kỳ hậu chiến đều là những người theo chủ nghĩa quốc tế hóa ở một mức độ nào đó,” ông nói. “Nếu Mỹ không tham gia vào những vấn đề bị coi là gánh nặng cho mối quan hệ của họ với các đồng minh, điều nầy cũng gần giống với việc họ đang bỏ rơi đồng minh vậy. Làn sóng chống Mỹ trên toàn thế giới chắc chắn cũng vì thế mà dâng cao thêm.”

[5] Thomas Wright - Chính sách đối ngoại Viện Brookings - nhận xét về Trump: “Ông Trump coi thường NATO và ông nầy cũng nói Mỹ chi trả quá nhiều cho an ninh Nhật Bản & Hàn Quốc,” ông nói. “Ông ta có vấn đề lớn về các liên minh của Mỹ ở Châu Á, Châu Âu và Trung Đông. Tất cả những thỏa thuận và các hình thức can dự kinh tế khác của Mỹ trong thập kỷ gần đây và ông ta muốn tìm cách phát triển quan hệ với ông Putin”.

[6] Fédéric Charles - thông tính viên từ Tokyo - phân tích rằng, Thủ tuớng Nhật Shinzo Abe lo âu vì trong cuộc vận động tranh cử, ông Trump đã nhiều lần nhắc đến nước Nhật để nói rằng, đồng minh này đã được Mỹ bảo vệ quá nhiều với ô dù hạt nhân mà không tốn một xu. D.Trump không biết rằng tất cả những chi phí hoạt động của các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật từ hóa đơn tiền điện, tiền ga là do Nhật chi trả lên đến 8 tỷ USD trong 5 năm.

Thủ tướng Shinzo Abe lo ngại tổng thống mới tại Mỹ sẽ xét lại “Hiệp định An ninh chung Mỹ - Nhật” hoặc thậm chí giảm sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực mà kẻ thủ lợi sẽ là Tàu Cộng.

Tóm lại, D. Trump đắc cử thế giới trở nên vô định. Nếu như, việc cử tri Anh Quốc bỏ phiếu thuận cho Brexit đã là một trận động đất đối với Liên Hiệp Châu Âu, thì việc nhà tỷ phú Trump đắc cử Tổng thống là một trận động đất chính trị còn dữ dội hơn đối với toàn cầu vì nó đưa Hoa Kỳ vào một thời kỳ vô định.

Trước hết, trong suốt chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, ứng cử viên Cộng Hòa không hề nói rõ về các chính sách mà ông sẽ thi hành, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao. Nhà tỷ phú New York đúng là đã hứa sẽ tái lập sự hùng mạnh cho Hoa Kỳ, nhưng điều nầy có nghĩa là phục hồi sự thịnh vượng cho dân Mỹ, chứ không phải theo hướng để cho cường quân sự hàng đầu thế giới này can dự ra bên ngoài nước Mỹ. Nói cách khác, với Trump làm tổng thống, Hoa Kỳ có thể sẽ thu mình lại, đi theo hướng “chủ nghĩa biệt lập”. 

Ông Trump nhắc đến chủ nghĩa biệt lập, chủ nghĩa bảo hộ và dùng khẩu hiệu “AMERICA FIRST” (Nước Mỹ trước hết) vào những năm 30 thế kỷ trước của nhóm hoạt động cùng tên từng phản đối Mỹ tham gia Thế Chiến II. Sự thật, nhà tỷ phú New York, một người chưa hề có kinh nghiệm về ngoại giao và quân sự và không có những thủ đoạn chính trị trên chính trường để đủ sức đối phó với những con cáo già như Putin hay Tập Cận Bình.

oOo

Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?

[1] JOSEPH S. NYE - Cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ - Chủ tịch Cơ quan US National Intelligence Council - GS Đại học Harvard. Nguyên tác “HOW TRUMP WEAKEN AMERICA” (Trump sẽ làm suy yếu nước Mỹ như thế nào). Xin tóm lược những điểm chính:

Thế giới quan của Trump thuộc về thế kỷ thứ 19. Trong thời kỳ nầy, nước Mỹ đã theo lời khuyên của George Washington nên tập trung vào các lợi ích của Mỹ ở Tây Bán Cầu để tránh các liên minh chằng chịt theo học thuyết MONRO. Vì thế, Mỹ đã thiếu một đội quân thường trực lớn mạnh và lực lượng hải quân lúc bấy giờ thua kém cả Chile trong những năm 1870. Mỹ đã đóng vai trò thứ yếu trong việc cân bằng quyền lực toàn cầu trong thế kỷ 19.

Khi Mỹ tham gia Thế chiến I, Woodrow Wilson đã phá vỡ truyền thống nầy và gởi quân sang Âu Châu chiến đấu. Ông còn đề xuất ra “Hội Quốc Liên” để tổ chức an ninh tập thể trên cơ sở toàn cầu. Nhưng sau khi Thượng Viện bác bỏ vai trò hội viên của Mỹ trong Hội Quốc Liên vào năm 1919, quân đội Mỹ trở lại bình thường và nước Mỹ ngày càng trở nên biệt lập. Vào những năm 1930, tình hình thiếu vắng các liên minh của Mỹ đã tạo ra một thập kỷ thảm họa, được đánh dấu bởi suy thoái kinh tế, tội diệt chủng và một cuộc thế chiến khác.

Về chính sách đối ngoại, Trump cho thấy rằng, ông lấy cảm hứng từ khoảng thời gian “cô lập” nầy và dành nhiều tình cảm “ưu tiên cho nước Mỹ”. Sự chuyển hướng để thoát ra tình trạng cô lập nầy và khởi đầu cho “Thế kỷ của Mỹ” trong nền chính trị thế giới được đánh giá bằng các quyết định của TT Harry Truman sau Thế chiến II. Nó dẫn đến các liên minh thường trực và sự hiện diện quân sự ở nước ngoài.

Mỹ đầu tư mạnh trong Kế hoạch Marshall vào năm 1948 tạo ra liên minh NATO vào năm 1949 và dẫn theo một liên minh của LHQ chiến đấu tại Triều Tiên vào năm 1950. Trong năm 1960, TT Eisenhower đã ký một “Hiệp ước an ninh với Nhật”. Cho tới nay quân đội Mỹ vẫn còn trú đóng tại Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các liên minh không chỉ củng cố sức mạnh của Mỹ mà nó còn duy trì sự ổn định chính trị. Các liên minh hiện nay của Mỹ đã duy trì một trật tự quốc tế, trong một số trường hợp chẳng hạn như Nhật Bản, với hỗ trợ của nước chủ nhà thậm chí còn làm cho việc đồn trú quân đội ở nước ngoài rẻ nhiều hơn ở Mỹ (Nhật Bản tài trợ trên 8 tỷ USD trong vòng 5 năm cho quân đội Mỹ trú đóng tại Nhật). Và Trump đề cao một chiến thuật hữu hiệu tiềm tàng khi thương thảo với các kẻ thù, nhưng là một phương sách tai họa để trấn an các đồng minh. Một thách thức mới, châu Âu, Nga, Ấn Độ và Tàu Cộng sẽ vượt qua mặt Mỹ trong những thập kỷ tới. Đó không phải là chuyện không thể xảy ra.

[2] Theo Lawrenca Freedman (Chiến lược gia người Anh nổi danh) nhận định rằng, một trong số các đặc trưng nổi bật của Mỹ khác với các cường quốc thống trị trong quá khứ là sức mạnh của Mỹ dựa trên các LIÊN MINH chứ không phải là trên các THUỘC ĐỊA” Liên minh chính là tài sản có; thuộc địa là nợ phải trả. Nếu các liên minh của Mỹ đang suy yếu, kết quả khả dĩ trong các chính sách của Trump hầu như khó là cách để “Làm cho Mỹ vĩ đại một lần nữa”. 

Mỹ sẽ phải đối mặt với một số lượng ngày càng tăng của các vấn đề xuyên quốc gia mới mà nó đòi hỏi Mỹ cần thực thi quyền lực trong việc hợp tác càng nhiều càng tốt hơn là chỉ huy nước khác. Và trong một thế giới càng phức tạp, các quốc gia có liên minh nhiều nhất là quốc gia hùng mạnh nhất. Anne-Marie Slaughter đã đề ra nguyên tắc: “Ngoại giao là vốn xã hội, nó phụ thuộc vào mật độ và tầm liên lạc ngoại giao của một quốc gia”.

[3] Theo Institute Lowy của Australia: Hoa Kỳ đang đứng đầu bảng trong danh sách các nước có sứ quán, lãnh sự và phái bộ. Hoa Kỳ có khoảng 60 hiệp ước liên minh, Tàu Cộng có ít hơn. Theo ước lượng của tạp chí Economist về 150 nước mạnh nhất trên thế giới, có khoảng 100 nước hướng về Mỹ, trong khi đó chỉ có 21 nước chống Mỹ.

D. Trump vào tòa Bạch Ốc, tính ưu việt trong các điều kiện về quân sự, kinh tế và quyền lực mềm sẽ không giống như Mỹ đã từng thực hiện. Các đóng góp của Mỹ cho nền kinh tế thế giới sẽ giảm và khả năng của Mỹ dể gây ảnh hưởng và tổ chức hành động sẽ ngày càng trở nên hạn chế. Hơn bao giờ hết, khả năng của Mỹ để duy trì độ khả tính của các liên minh cũng như thiết lập các mạng lưới mới sẽ là chủ yếu để tạo dựng sự thành công trong toàn cầu. Xenia Wickett - Chuyên gia cao cấp viện chính sách Chatham House của Anh - cho thấy một thực tế là “Ông Trump sẽ khiến các đồng minh của Mỹ yếu thế thay vì vững vàng hơn trước”.

[4] Giới quan sát Mỹ nhận định rằng: “Ông trùm bất động sản Trump còn được mô tả như một người theo “Chủ nghĩa biệt lập” quan tâm đến việc phục hồi “chủ nghĩa trọng thương” của Mỹ trong thế kỷ 19. Trump phản đối tự do thương mại, đòi đồng minh quan trọng như Nhật Bản trả tiền đàng hoàng vì Mỹ phải chịu thiệt hại quá nhiều mà chẳng được mấy lợi lộc. Muốn Hàn Quốc trả thêm tiền để Mỹ bảo hộ và khá ngạc nhiên là “ngầm ca ngợi hoạt động cải tạo của Tàu Cộng ở Biển Đông”.

[5] Zhibo Qiu - Chuyên gia tư vấn tại trụ sở LHQ - đưa ra nhận định rằng, riêng trong lãnh vực an ninh, Donald Trump đã khiến hai đồng minh cốt lõi của Mỹ ở Đông Á hết sức lo ngại khi ứng viên này tuyên bố, khi ông Trump trở thành tổng thống nước Mỹ, Trump sẽ rút quân khỏi châu Á. Trump giải thích rằng: “Mỹ không thể cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh cho Nhật Bản & Hàn Quốc một cách miễn phí mãi được”.

Rõ ràng, TT Donald Trump sẽ rút quân khỏi châu Á sẽ tạo ra khoảng trống chiến lược địa chính trị và Tàu Cộng sẽ lập tức nhảy vào, đặc biệt là “Biển Đông” và “Hoa Đông”. Bắc Kinh dễ dàng xưng hùng, xưng bá trong khu vực. Đối thủ của Hoa Kỳ không phải là tổ chức khủng bố ISIS, càng không phải là Nga mà chính là Tàu Cộng.

[6] Eeswar Pradas - GS truờng Dyson thuộc ĐH Cornell - Trước kia, tất cả các chiêu trò chính trị đều không có ảnh hưởng nhiều, vì Hoa Kỳ vẫn luôn là siêu cường thống trị thế giới về kinh tế và chính trị trên thế giới. “Nhưng, thời thế thay đổi,” ông viết. “Nếu Hoa Kỳ tự nguyện rút khỏi thế giới, thì có một quốc gia là Trung Quốc đang ở thế mạnh hơn bất cứ nước nào để thay chỗ cho Hoa Kỳ”. Ông Pradas chỉ ra: “Trung Quốc có thể sẽ là một sự thay thế tồi trong vai trò lãnh đạo toàn cầu, nhưng khó mà phủ nhận vai trò của Trung Quốc sẽ ngày càng tăng lên.”

[7] Matt Rivers - nhận định Chính trị thuộc CNN - cho rằng: TT Donald Trump, tổng thống thứ 45 của Mỹ, sẽ không giải quyết vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu. Ông nhận định rằng việc hai cường quốc cạnh tranh ở Biển Đông có tuyến hàng hải chiến lược là một trận đấu sẽ kéo dài.

Trong những năm gần đây, những hành động của Tàu Cộng lấn chiếm và xây đảo nhân tạo trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp với các nước khác, trong đó có Việt Nam là những tín hiệu đáng báo động với Mỹ. Washington lo ngại chính sách bành trướng của TC cuối cùng sẽ giúp nước này ngang nhiên kiểm soát tuyến đường biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá trên 5.000 tỷ USD hàng năm, giúp Bắc Kinh kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch này.

[8] Barthélémy Courmont, giảng viên ĐH Công giáo Thành phố Lille, miền Bắc nước Pháp, đồng thời là Giám đốc Nghiên cứu tại Viện IRIS, trong một bài phân tích đăng trên trang web của Viện Nghiên Cứu và Quốc tế Pháp IRIS ngày 07/11/2016, đã nêu câu hỏi: “Phải chăng bức màn đã hạ trên chiến lược xoay trục nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ để kềm hãm sự bành trướng của Tàu Cộng ở một vùng được xem là then chốt?”

Sau các động thái xích lại gần TC của Philippines và Malaysia, rất nhiều chuyên gia phân tích đã không tránh khỏi bi quan về chiến lược “xoay trục” qua châu Á của Tổng thống Barack Obama sẽ đến lúc hạ màn?

Theo chuyên gia Pháp, những diễn tiến trong tháng 10 và 11 này càng làm thấy rõ xu hướng đó: Sau Philipppines, một đồng minh truyền thống của Mỹ, đến lượt Malaysia, một đồng minh nặng ký khác xích lại gần TC một cách ngoạn mục. Đây là một vố đau đánh vào chiến lược xoay trục về châu Á của chính phủ Obama.

Chiến xoay trục đổi phe của tổng thống Philippines Duterte đã là một cú đâm sau lưng chính sách ngoại giao Mỹ làm cho chiến lược xoay trục mất đi một hâu thuẫn then chốt. Cuộc tranh cử tổng thống tệ hại vừa kết thúc, càng làm cho vị trí của Washington ở châu Á yếu đi thêm, trong lúc viễn cảnh trước mắt không có gì đáng phấn khởi.

Kết luận:

Chũ nghĩa biệt lập của TT D. Ttrump đã tạo ra một lỗ hổng chiến lược tái cân bằng châu Á-TBD mà chính quyền TT Barack Obama theo đuổi 8 năm qua và khiến tình hình Biển Đông tạm lắng dịu. Tiến sỹ Lưu Học Vĩ - Trung tâm Nghiên cứu Chính trị thế giới & Viện Khoa học Xã hội TC (CASS), tin rằng: “Sự chuyển dịch thái độ của Philippines và Malaysia, cộng với chủ nghĩa biệt lập của TT D. Trump là một xu thế lớn mà Bắc Kinh cần nắm bắt để đặt mục tiêu lâu dài và lớn lao là “Thiết lập khối Đại đồng minh Đông Á” vượt khỏi khuôn khổ các tranh chấp trên biển” mà thực chất là khôi phục vị thế “Thiên triều thượng quốc” mà TQ từng có ở Đông Nam Á trong lịch sử cổ đại. Nói cách khác là xây dựng liên minh mà Bắc Kinh đóng vai trò “hạt nhân”. Ở một mức độ nào đó, mục tiêu mà họ Lưu đề ra có phần tương đồng với các khái niệm “Giấc mơ Chệt”, phục hưng dân tộc Trung Hoa mà Tập Cận Bình nhiều lần tuyên bố.

Vì vậy, việc ông D. Trump thắng cuộc đã khiến cho nhiều lãnh tụ quốc trên thế giới lo ngại và không vui. Tuy nhiên có 2 quốc gia như “mở cờ trong bụng” không ai khác, đó chính là Nga & Tàu Cộng. Có lẽ, việc D. Trump đắc cử sẽ là tin vui nhất đối với Putin & Tập Cận Bình trong năm nay, vì tân TT Hoa Kỳ có một chính sách gần đi ngược lại với chính sách của Hoa Kỳ hàng thập kỷ qua.

Lầu đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, chủ nhân tòa Bạch Ốc không phải là chính trị gia chuyên nghiệp mà là một nhà kinh doanh bất động sản và sòng bạc. Ông D. Trump không có kinh nghiệm về những thủ đoạn chính trị trên chính trường. D. Trump không phải là địch thủ của những con cáo già trên chính trường như Putin & Tập Cận Bình nên những người này vui mừng là phải.

Theo thuật ngữ hiện đại gọi là sách lược, chính lược Machiavel nói con người chính trị chuyên nghiệp có 2 hình thái chính: “Con sư tử & con cáo” (sư tử tượng cho sức mạnh cơ bắp, con cáo tượng trưng cho mưu lược). Phải hiểu rõ nghệ thuật phối hợp thủ đoạn, mưu lược với sức mạnh cơ bắp. TT D. Trump thiếu hẳn những mưu lược của một nhà chính trị chuyên nghiệp mà chỉ có thủ đoạn kiếm tiền trên thương trường vì sự thật chính trị là hết thảy những hành động nhằm duy trì, mở rộng và tranh đoạt quyền lực, chứ không phải chủ nghĩa biệt lập!!! Mưu lược là phẩm chất căn bản cho những người có tham vọng quyền lực thống trị (La fourberie est une qualité universelle du gouvernant type)

Chính trị hoàn toàn chịu chi phối bởi qui luật khách quan của xã hội, sự cần thiết của lịch sử, nó không phải là đạo đức hay lý tưởng gì cả. Và phương tiện dùng cho đấu tranh chính trị là quyền lực và thủ đoạn. Bao giờ cũng vậy, từ ngàn xưa đến nay, con người thường cố tình cho chính trị thuộc về đạo đức học, nhưng thực sự chính trị thuộc về khoa học xã hội. Cáo buộc bà Clinton thất bại vì không có đạo đức trong sáng là không đúng; sở dĩ bà Clinton thất bại vì FBI can thiệp quá xa cận ngày bầu cử.

Tôi tin TT D. Trump không phải là nhà chính trị chuyên nghiệp nên không hiểu biết điều nẩy: “Chủ nghĩa biệt lập” hay “America First” phạm vào nguyên tắc: Bất luận tính chất cuộc đấu tranh thế nào bằng súng, bằng máu, bằng lý luận, bằng thủ đoạn cũng phải tiến hành vào 3 mục tiêu sau đây:

- Ngăn chận sức bành trướng của phe đối nghịch.
- Đẩy lui lực lượng phe địch.
- Tiêu diệt toàn bộ sức mạnh của kẻ thù.

Trước Machiavel cả 2.000 năm, chính trị Đông phương đã thai nghén chủ nghĩa Machiavelisme. Người khai sáng là Hàn Phi Tử mà thời bấy giờ mệnh danh là Pháp Gia Phái. Về cơ bản lập trường, chính trị của Hàn Phi Tử khả dĩ thu vào 2 điểm chủ yếu như sau:

- Đối ngoại không gì hơn thực lực.
- Đối nội không gì bằng quyền lực.

Bởi vậy ông viết tuy ngắn ngủi nhưng rất minh bạch, nó là kim chỉ nam cho các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia nhiều thế hệ sau này: “Lực đa tắc nhân triều, lực thiểu tắc triều ư nhân cố minh quân vụ lực” (Lực khỏe thì thiên hạ theo ta, lực yếu thì ta buộc phải phục tùng thiên hạ. Cho nên ông vua giỏi là phải kiến thiết lực mạnh).

Với chủ nghĩa biệt lập, liệu Tổng thống Donald Trump có thể “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” hay không? Xin hãy chờ xem.

13/11/2016

Tổng hợp & nhận định



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo