Nói thêm về Ngày "dơ" Việt Nam - Dân Làm Báo

Nói thêm về Ngày "dơ" Việt Nam

Hạ Trắng (Danlambao) - Một trong những điểm nhấn làm nên Ngày "dơ" Việt Nam chính là “con đường thi nhân”, một phát kiến được cho là chưa từng có trong suốt 15 năm qua. Hàng trăm chân dung các nhà thơ nổi tiếng và những câu thơ (cũng) nổi tiếng của họ được đóng khung treo trên “con đường thi nhân”. Không biết phát kiến này của ai, nhưng theo diễn giải của đồng chí Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam là để “người xem sẽ được đi dưới một bầu trời của những câu thơ”.

Thế nhưng, người xem thơ mang cảm giác rờn rợn, sờ sợ hơn là được “đi dưới một bầu trời của những câu thơ”. Làm sao không rờn rợn, sờ sợ cho được khi trên đầu họ là những bức ảnh được đóng trong khung hình màu đen như ảnh thờ người chết. Hàng trăm bức chân dung của cả nhà thơ sống lẫn nhà thơ chết treo lơ lửng trên đầu, trải dài suốt 200 m từ cổng đến sân trong của Văn Miếu. 


Nhưng không phải nhà thơ nào cũng được treo lưng lửng trên cao, có những nhà thơ bị (được) đặt là là dưới mặt đất như Thanh Thảo, Y Phương, Lê Đạt, Tế Hanh... không biết với ẩn ý gì. Một số người đã viết trên facebook cá nhân rằng họ bị ám ảnh như vừa mới đi dự một đám tang tập thể hơn là đi xem thơ. 


Oái oăm thay, giữa hàng trăm tấm chân dung, người ta chú ý nhất là hình ảnh của hai đồng chí nhà thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Khoa Điềm. Trong hình, cả hai đồng chí đều mặc áo vest đen, thắt cà vạt, mắt nhìn thẳng vào ống kính. Vì thế, người xem thơ cứ ngước lên nhìn là y như rằng bị ánh mắt u ám của hai đồng chí rọi thẳng vào mình.

Đồng chí Điềm nguyên là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, sau trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006), tức là toàn những chức vụ hét ra lửa, trên triệu người dưới một vài người. Di sản đồng chí để lại cho đất nước, cho dân tộc dẫu không sánh bằng đồng chí nhà thơ Hồ Chí Minh, cũng phải ngang ngửa tầm cỡ đồng chí nhà thơ Trường Chinh, Tố Hữu.

Còn đồng chí Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn XHCN Việt Nam thì khỏi nói, cứ nhìn vào thực tế nền “văn học” nước nhà thời đồng chí lãnh đạo mà đánh giá. Đảng rất sáng suốt khi trao chiếc dây trói cho đồng chí. Thỉnh đồng chí mà đã siết, thì đố nhà văn, nhà thơ, thợ viết nào nhúc nhích nổi một câu một chữ đấy.

Có thể vì Thỉnh đồng chí lẫn Điềm đồng chí đều là những nhà thơ, nhà lãnh đạo cao cấp nên Ban tổ chức đã sắp xếp các tấm chân dung của hai đồng chí được treo gần nhau ở những vị trí dễ thấy nhất. Nếu đúng như thế thì đây quả là một sự tinh tế đáng khen ngợi. Thế mà, blogger Nguyễn Chí Tuyến lại nổi hứng mà viết hai câu thơ miêu tả cảnh hai đồng chí được treo gần nhau trên trang Fb cá nhân của mình rằng: 

“Treo cổ quan thơ trên vòm sắt
Nghển đầu dân chúng dưới nền sân”.

Từ “quan thơ” vừa dí dỏm, vừa chính xác. Lịch sử Việt Nam dưới thời cộng sản đã sản sinh ra những tên nhà thơ đao phủ, điển hình là Tố Hữu. “Treo cổ quan” chỉ là một hình ảnh liên tưởng, châm biếm, đả kích sự ngu dốt của Ban tổ chức trong “Ngày thơ Việt Nam”. Nhưng ẩn chứa trong đó cũng là mong muốn của nhiều người dân Việt Nam về sự đền tội của những tên nhà thơ sát nhân. Những kẻ đã góp phần làm nên lịch sử đẫm máu của dân tộc




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo