Giáo Già (Danlambao) - Còn nhớ, khi được mời tham dự hội nghị G20, diễn ra tại Hamburg, Đức Quốc, hôm 7-7-2017, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, chỉ với tư cách quan sát viên, đã mang theo đoàn mật vụ đi cùng. Phúc được lịnh của Nguyễn Phú Trọng là phải cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam bằng mọi giá. Trước tiên, Phúc yêu cầu chánh phủ Đức cho dẫn độ Thanh theo cửa ngõ ngoại giao. Đề nghị này bị bà Thủ tướng Đức Angela Merkel từ chối, nên nhóm mật vụ đi theo Phúc được lịnh ở lại thực hiện kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mà diễn tiến đã được Giáo Già trình bày trong Thư Cho Con kỳ trước. Nó khiến dư luận không chỉ riêng nước Đức phẫn nộ mà cả thế giới cũng coi CSVN là thứ “du côn” tồi tệ. Nó cũng khiến uy tín Nguyễn Phú Trọng coi như không còn gì, nhứt là khi mọi người nhớ lại quyết định ra khỏi đảng CSVN của Thanh, không phải vì sự tồi tệ của CSVN, mà là vì Thanh không phục tùng sự lãnh đạo tồi tệ của Trọng.
Như vậy, theo Trung Khoa của tờ Thoibao.de: “Tất cả những người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam không còn được miễn visa nữa khi vào Đức. Trước đó, theo Điều 1 của Hiệp định miễn visa ký giữa hai nước năm 2013, những người Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao có thể vào Đức trong 90 ngày không cần xin visa, ngoại trừ những người được bổ nhiệm hoặc được cử sang công tác nhiệm kỳ trên lãnh thổ Đức. Còn những người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam được bổ nhiệm làm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao (Đại sứ quán Việt Nam), cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Đức, cũng như thành viên gia đình họ, trước đây được miễn visa (Theo Điều 2 khoản 2 của Hiệp định) trong suốt nhiệm kỳ công tác, sau khi được bổ nhiệm. Nay những đối tượng kể trên, thí dụ như ông Đại sứ và những nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam, cũng như thành viên gia đình họ, sau khi được bổ nhiệm không còn được miễn visa trong suốt nhiệm kỳ công tác như trước đây. Việc đình chỉ Hiệp định miễn visa này là một hạn chế lớn cho phát triển Kinh tế, Chính trị và Ngoại giao của Việt Nam, vì tất cả các cán bộ Ngoại giao Việt Nam trên thế giới giờ đây khi tới Đức đều cần được nước này cấp Visa. Đây là một trong những hậu quả của việc Đức quyết định tạm thời hạ cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cụ thể, ngày 22.09.2017 Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, vì phía Việt Nam không đáp ứng những yêu cầu của phía Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Một câu hỏi được đặt ra, phía Đức đã đơn phương đình chỉ Hiệp định miễn visa này, còn phía Việt Nam thì sao? Chính phủ Việt Nam có còn cho người mang hộ chiếu ngoại giao Đức được miễn visa khi vào Việt Nam hay không? Bộ Ngoại giao Đức đã không trả lời câu hỏi này của tờ Thoibao.de.”
Chánh phủ Đức kiên quyết đòi CS Việt Nam phải công nhận sai lầm, xin lỗi, và cam kết không tái phạm, nếu không phía Đức giành quyền có thêm những bước trừng phạt mới, như vừa trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao đang làm việc tại Đức, tạm đình chỉ mối quan hệ chiến lược đã đạt được, và hoãn việc xem xét thông qua hiệp định tự do buôn bán Liên Âu - Việt Nam, mặc dầu CS Việt Nam đã tận dụng nhiều phương cách cầu xin, như trong cuộc gặp của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với bà Lucia Bergfield, bí thư thứ nhất Sứ quán Đức, của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với đại sứ Christian Berger tại Cần Thơ, để chúc mừng thắng lợi của bà thủ tướng A. Merkel qua cuộc bầu cử vừa qua, nhân đó cố xoa dịu mối quan hệ, để trở lại bình thường hóa.
Thấy CSVN quá khổ, mà Trịnh Xuân Thanh được coi như một “tội phạm” cần được CSVN “trị tội”, nên theo tin mới nhất, phía Đức vừa tỏ ra mềm dẻo phần nào, không yêu cầu đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức nữa, mà đưa ra yêu cầu mới là phía Việt Nam phải đưa Trịnh Xuân Thanh ra xét xử công khai theo đúng thủ tục pháp lý tại Tòa án trong nước, phía Đức phải có đại diện cùng các nhà báo Đức tham dự các phiên tòa một cách chính thức.
Yêu cầu của phía Đức rất rõ ràng, ngành tư pháp CSVN phải theo chế độ pháp quyền chặt chẽ, các tòa án xét xử phải chiếu theo luật, không có vùng cấm, không một ai đứng ngoài luật pháp, phải xử công khai, đúng người, đúng tội. Đây chính là điều các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, các tổ chức xã hội dân sự bên ngoài đảng CSVN đòi hỏi lâu nay, nó chống lại những phiên tòa bỏ túi, tuyên án theo lệnh của đảng, xử rất nặng các nhà đấu tranh kiên cường chống độc đảng độc tài, chống Tàu xâm lược.
CSVN rất sợ việc trao trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức. Nỗi sợ này được giải tỏa thì nỗi sợ mới lại hiện ra, vì một chế độ độc tài độc đảng, một “công an phiệt” chuyên ngồi trên pháp luật, rất khó chấp nhận yêu cầu hợp lý, chính đáng của phía Đức. Chúng sợ, vì đây cũng chính là yêu cầu được Trịnh Xuân Thanh nêu ra từ khi còn ở trên đất Đức. Chúng sợ vì khi ra trước tòa, Thanh sẽ có dịp khai báo ra hết tất cả thủ đoạn ăn cắp tài sản chung, mọi chuyện ăn chia giữa các phe nhóm lợi ích, làm rõ tất cả các bộ mặt bẩn thỉu của các cán bộ lãnh đạo lớn nhỏ, không trừ một ai, vì chính Thanh là kẻ biết quá nhiều và có thể tiết lộ rất nhiều.
Nỗi sợ điển hình “bị cáo” sẽ khai hết sự thật “tội lỗi” của CSVN vừa xuất hiện trước tòa, qua bản tin vừa được đưa lên đài RFA, ngày 5/19/2017, nói rằng: “Bà Châu Thị Thu Nga [xem hình], một bị cáo trong một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nói trước tòa án Hà Nội rằng bà đã dùng số tiền trị giá 1 triệu 500 ngàn đô la Mỹ để được làm Đại Biểu Quốc Hội. Tuy nhiên Tòa án không cho bà Nga khai việc này vì cho rằng điều đó không có liên quan đến nội dung vụ án đang được điều tra. Bà Châu Thị Thu Nga năm nay 52 tuổi, là một doanh nhân ngành bất động sản ở Hà Nội, và là Đại Biểu Quốc Hội Việt Nam Khóa 13, từ năm 2011 đến năm 2016. Vào tháng Giêng năm 2015, Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Sinh Hùng đã ký một nghị quyết của Quốc Hội, đồng ý với ý kiến của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, về việc khởi tố bà Nga tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời bãi chức Đại Biểu Quốc Hội của bà Nga…”
Xin kể thêm một chuyện chống tham nhũng “nữa vời” với “chuyện bé được xé ra to” để từ “to hóa ra bé”, trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước CSVN, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đang có tham vọng “trường trị”, với chức “Tổng bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch nước”, theo gương Tập Cận Bình ở Tàu, mà Trọng đang là thái thú thuần thành. Đó là chuyện người được mang hổn danh là “hotgirl xứ Thanh” Trần Vũ Quỳnh Anh, bỗng nhiên được hưởng nhiều ân huệ và bổng lộc từ các vị lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Cô được bổ nhiệm thần tốc, từ một chân tạp vụ vào năm 2008… Cô được lên chức Phó phòng, rồi Trưởng phòng Quản lý Nhà - đất của Sở Xây dựng Thanh Hóa, rồi sau đó được làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng… Trước sức ép của báo chí và dư luận, lãnh đạo Thanh Hóa phải vào cuộc điều tra. Sau gần một năm tích cực điều tra, người ta được biết nhân vật chủ trì cuộc họp kiểm điểm tại Đảng bộ tỉnh là ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy. Điều cần lưu ý là việc bổ nhiệm thần tốc Quỳnh Anh diễn ra trong thời gian ông Trịnh Văn Chiến [xem hình] làm Chủ tịch, và sau đó Chiến được thăng lên làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Kết quả cuộc họp cho thấy:
1. Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn, bị “khiển trách” vì tội đã bổ nhiệm thần tốc Trần Vũ Quỳnh Anh, từ một chân tạp vụ, đã được thăng tiến thần tốc lên Phó phòng, rồi Trưởng phòng Nhà-đất, Đảng ủy viên Sở Xây dựng, và được quy hoạch làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng. Đúng ra người bị “khiển trách” phải là người chủ tịch lúc đó là Chủ tịch Trịnh Văn Chiến, kẻ đã “tiếp tay” thừa hưởng “hot girl” Trần Vũ Quỳnh Anh, đó là kẻ đang chủ trì cuộc họp kiểm điểm. Ngoài ra, từ việc kiểm tra sai phạm trong việc tuyển dụng bà Trần Vũ Quỳnh Anh, ủy ban kiểm tra tỉnh này đã phát hiện thêm 54 trường hợp “bổ nhiệm thừa, sai trái” khác.
2. Trần Vũ Quỳnh Anh, người biết tận dụng lợi thế “hot girl” của mình trong việc chuyền tay từ Ngô Văn Tuấn sang bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến đã biết tương lai của cô nàng sẽ hết chỗ lợi dụng, nên đã mau lẹ ôm hết tài sản của một đại gia, ôm con “hạ cánh an toàn” trên đất New Zealand, không sợ bị tình báo bắt cóc mang về VN, như Trịnh Xuân Thanh đã “hạ cánh” nhưng “không an toàn” trên đất Đức.
Lại thêm một cái “đúng ra” nữa là dư luận cho rằng, ông Ngô Văn Tuấn sau khi phát hiện được miếng mồi ngon Quỳnh Anh, đã ôm ấp sử dụng một thời gian, chưa biết đã chán chê chưa, nhưng biết có cơ hội tốt, liền đem “dâng em” cho Trịnh Văn Chiến, để dùng Quỳnh Anh làm bàn đạp tiến thân trên hoạn lộ. Nhờ vậy Tuấn được Chiến đưa lên chức Phó chủ tịch tỉnh. Do vậy, mọi người đều thấy bản án “khiến trách” Chiến dành cho Tuấn rất xứng đáng cho sự “hy sinh” của Tuấn. [Xem hình Bà Trần Vũ Quỳnh Anh và Sở Xây Dựng Thanh Hóa]
Vấn nạn tham nhũng, dù nhỏ hay lớn, người đứng đầu Đảng và Nhà nước CSVN Nguyễn Phú Trọng gọi đó là nạn “nội xâm” và ông cam kết kiên quyết diệt nó đến cùng, nhưng 12 đại án ông dự định thanh toán trong năm 2017, tới nay coi như kéo dài vô hạn! Vậy là thất bại, thất hứa…, vì Trọng chỉ nói cho sướng cái miệng. Hãy nghe Trọng phát biểu tại một phiên họp về chống tham nhũng hôm 31/7, ông nói: “Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.
Chưa biết cái lò đã nóng hay chưa, và có bao nhiêu củi bị ông ném vào lò rồi, nhưng người đứng ngoài chỉ thấy Trọng đang hoảng loạn đối phó với từng biến động. Trong cơn nguy khốn, Trọng đã mạnh tay loại trừ những đối thủ đúng ra phải sát cánh bên ông để tân diệt nó. Đó là những đối thủ dự bị kế nhiệm vai trò Tổng bí thư của ông, như Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang…; để trong cơn nguy hiểm ông chỉ còn vài ba cận thần mờ nhạt như Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc… Nhiều kẻ tay chân thức thời sẽ bỏ rơi ông khi thấy ông suy yếu, cô đơn… Họ phù thịnh chứ không dại gì đi phù suy theo lẽ thường.
Do vậy, khi tổ chức hội nghị trung ương 6 Đảng Cộng sản Việt Nam sớm hơn dự liệu, khai mạc ngày 4/10, dự trù kết thúc ngày 11/10/2017, nói là có trọng tâm giải quyết nhiều vấn đề ‘cấp bách’ và ‘nhạy cảm,’ nhưng dư luận nhìn chung không mấy quan tâm, dù truyền thông trong nước loan tin “Gần 200 lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam đã tập hợp ở thủ đô Hà Nội bắt đầu hội nghị kéo dài một tuần để giải quyết nhiều vấn đề “rộng lớn,” vừa “cơ bản” vừa “cấp bách” và “nhạy cảm” trong đó có bàn việc “tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn.” Từ đó, trong Diễn văn khai mạc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận: “Cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức còn chồng chéo; cơ cấu bên trong chưa hợp lý…”
Hội nghị T.Ư 6 của đảng cộng sản đã bước vào ngày làm việc thứ 3 dưới sự chủ trì của Nguyễn Phú Trọng. Vào phiên làm việc buổi sáng, Phạm Minh Chính, ủy viên BCT đã đọc tờ trình có nội dung về việc bổ sung ủy viên ban bí thư khóa 12 của đảng cộng sản. Qua đó hai nhân vật được chọn vào ban bí thư, nâng số bí thư T.Ư của cộng sản từ 10 lên thành 12. Cả 2 nhân vật này đều xuất thân từ Nghệ An. Đó là:
- Phạm Đình Trạc hiện là Trưởng ban nội chính T.Ư, từng nắm giữ các chức vụ: giám đốc công an tỉnh, bí thư tỉnh ủy tỉnh Nghệ An, phó ban nội chính T.Ư và là đại biểu quốc hội khoá 11 cho đến nay; và
- Nguyễn Xuân Thắng đang nắm giữ chức vụ Giám đốc học viện Hồ Chí Minh, từng làm phó chủ tịch, chủ tịch Viện khoa học xã hội Việt Nam.
Một điểm khá thú vị là hai bí thư này đều là người của tỉnh Nghệ An. Không có nhân vật nào thuộc người miền bắc hay người miền nam được chọn. Từ đó, có thể thấy Nguyễn Phú Trọng đang tìm đồng minh từ miền Trung, khu vực được xem là khắc nghiệt bởi đang gặp những vấn đề phức tạp, sau thảm họa Formosa, cũng như những đấu đá nội bộ đang diễn ra tại Đà Nẵng. Điều đó cũng cho thấy trước đó, hôm 6/10, ông Nguyễn Xuân Anh [xem hình] bị cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho hay ông Xuân Anh còn bị cách chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12, và bị cách chức Uỷ viên Ban Thường vụ và Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Hôm sau, thứ Bảy, 07/10/2017, Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa [xem hình], Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, và giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2015-2020. Việc ông Nghĩa mau chóng được bổ nhiệm cho thấy áp lực Đà Nẵng phải sớm có tân bí thư trong bối cảnh thành phố này sẽ là nơi diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC 2017), từ ngày 6 đến 11 Tháng Mười Một, dự trù đón tiếp lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên, và khoảng 10,000 đại biểu trong và ngoài nước. Điều đáng quan tâm là với cương vị là tư lệnh ngành giao thông vận tải ông Nghĩa bị dư luận chỉ trích rất nhiều về các phát ngôn của ông và trách nhiệm về các trạm thu phí BOT (dự án giao thông được nhà đầu tư ứng tiền trước để làm công trình rồi mới thu phí) “bóc lột” tiền dân từ Bắc chí Nam; và hồi Tháng Tám, Nghĩa bị ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc công ty Địa Ốc Đất Lành, nói: “Bộ Trưởng Trương Quang Nghĩa chuyên làm ngược lòng dân: Tăng vé máy bay để dân đi đường sắt dơ bẩn lạc hậu, bảo vệ sân golf, không muốn mở rộng (phi trường) Tân Sơn Nhất, bảo kê các BOT…” Được biết Nghĩa là em trai của cựu ủy viên Bộ Chính Trị Trương Quang Được.
Lúc Giáo Già viết Thư Cho Con này, hội nghị TƯ 6 còn đang tiếp diễn, chưa biết Trọng sẽ ném vào lò bao nhiêu củi khô, củi ướt…, nhưng điều Giáo biết chắc là Trọng và đồng bọn CSVN rất sợ đống củi khô đang chất ngày càng cao trên thân xác CSVN đang chờ mồi lửa thiêu cháy. Do vậy, trước ngày khai diễn hội nghị Trọng đã cho đàn áp khốc liệt các nhà đấu tranh dân chủ trong nước, đặc biệt dọn đường đón APEC.
Điều này hiện rõ qua tin được phổ biến trên đài RFA ngày 5-10-2017. Bản tin cho biết: “Chỉ trong vài tháng qua, Việt Nam đã bắt giữ và kết án ít nhất 11 nhà hoạt động xã hội vì các hoạt động ôn hòa chỉ trích chính quyền. Trong đó chỉ trong vòng 1 tuần lễ vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 vừa qua, 5 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đã bị bắt. Bốn trong số năm người bị bắt với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam [Xem hình: Từ trái qua: Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển]. Người bị bắt giữ gần đây nhất là anh Nguyễn Việt Dũng, bị bắt hôm 27/9 theo điều 88 Bộ luật hình sự là Tuyên truyền chống Nhà nước…”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) gọi năm 2017 là năm tồi tệ nhất cho nhân quyền Việt Nam. Trả lời phỏng vấn RFA vào hôm 4/10, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc tổ chức này cho rằng có nhiều lý do dẫn đến tình trạng Việt Nam tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng trong thời gian gần đây. Trước hết, ông nhận định rằng Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay luôn tìm kiếm cơ hội để dập tắt tiếng nói của các tổ chức dân sự và đàn áp những người bất đồng quan điểm chính trị với họ. Ông nói: “Tôi nghĩ họ thực sự lo lắng sau thảm họa Formosa xảy ra vào năm ngoái tại các tỉnh miền Trung. Chính phủ đã tỏ ra lúng túng trong việc giải quyết thảm họa một cách hiệu quả. Vì vậy họ sợ hãi và phản ứng dữ dội với những tiếng nói chỉ trích họ trong vấn đề này. Đồng thời họ cũng phản ứng mạnh với bối cảnh thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không quan tâm đến nhân quyền. Và đặc biệt bây giờ họ đang ra sức đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trước Hội nghị Thưởng đỉnh APEC sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 11 tới đây. Họ muốn đảm bảo rằng hội nghị sẽ diễn ra một cách bình yên và suôn sẻ, mà không có bất cứ vụ biểu tình hay kiến nghị gì về nhân quyền. Họ tưởng như vậy là họ rất mạnh, nhưng để phải dùng đến những biện pháp như thế chứng tỏ họ đang trong một thế rất yếu và rất lo sợ. Chính nỗi lo sợ đó thúc đẩy họ dùng đến những biện pháp rất cổ điển của các chế độ độc tài đó là tăng cường đàn áp tư tưởng, như tuyên truyền, phỉ báng những người đấu tranh; mị dân. Mặt khác, dùng sức mạnh cơ bắp để đè bẹp những tiếng nói khác với chính quyền”.
CSVN cứ tưởng đàn áp là dân sợ, nhưng dân chẳng những không sợ, cho dù bị đàn áp khốc liệt thế mấy, mà trái lại chúng còn bị phản ứng dữ dội hơn, với sự tiếp tay của dư luận. Bằng cớ là trong vụ đàn áp một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo, ông này cũng là một cựu tù chính trị, ông Vương Văn Thả và gia đình. Tin được đài RFA phát đi ngày 28-9-2017 cho biết Hội đồng Liên Tôn Việt Nam vào ngày 27 tháng 9 đã ra kháng thư phản đối việc đàn áp này [xem trong phần phụ đính 1].
Mặt khác, càng lúc dư luận càng thấy nhiều hơn chuyện công an sợ dân khi chúng tiến hành chuyện đàn áp bắt bớ dân lành. Điển hình được đưa lên bản tin của đài RFA ngày 29-9-2017, với tựa đề rõ nét rằng: “Bắt Dũng Phi Hổ: Công an Nghệ An bỏ của chạy lấy người”. Tin được Nguyễn Tường Thụy tường thật, với hình ảnh chứng minh rõ nét như sau: “Cựu Tù nhân Lương tâm Nguyễn Viết Dũng (nickname facebook là Dũng Phi Hổ) bị bắt lại vào lúc 12 giờ trưa ngày 27/9/2017. Chỉ vài phút sau, thông tin về việc Dũng bị bắt được bạn bè anh đưa lên mạng xã hội… Theo đó, vào lúc 12 giờ, khi Nguyễn Việt Dũng đi ăn trưa cùng bạn ở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, thì anh bị một nhóm mặc thường phục có khoảng 10 tên, đi trên 1 chiếc xe 7 chỗ, và 3 xe máy, bắt lên xe và đưa đi… Như vậy, trong đợt bố ráp mạnh nhất trong gần 2 tháng nay, Nguyễn Viết Dũng là người thứ 6 bị bắt (trước đó là Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Văn Túc). Tất cả đều là cựu Tù nhân Lương tâm…. Tuy nhiên, phải gần 8 giờ sau, truyền thông Nghệ An mới đưa tin với một thông cáo báo chí… Những người chứng kiến vụ bắt Nguyễn Viết Dũng cho biết nhóm người bắt anh không có một ai mặc quân phục, ập vào quán ăn bắt anh đi... Dũng bị chúng đánh đập và đẩy lên xe... Những người đi cùng Dũng đều bị đuổi đánh. Thực chất đây là một vụ bắt cóc… Khi bị quần chúng phát giác, công an Nghệ An đã hoảng hốt vứt cả xe máy lại để thoát thân. Chiếc xe này đã tháo biển số 37-L1 261.57 giấu ở trong cốp [xem Những tang vật công an Nghệ An bỏ lại]. Tại sao phải giấu biển số xe khi “thi hành công vụ? Mở cốp xe ra, ngoài biển số, bà con còn thấy một còng số 8, một số giấy tờ và thật là ngạc nhiên khi thấy trong đó có cả một vỉ… bao cao su dùng dở (vì chỉ còn 3 cái)…”
Ngoài ra, chuyện Đảng và Nhà nước CSVN sợ dân, sau 42 năm cai trị bằng độc đảng độc tài, cũng được thể hiện qua bài viết của một trí thức phản tỉnh bỏ đảng, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, như sau:
“…Cuộc bãi thị – biểu tình của bà con tiểu thương chợ An Đông vào ngày 19/9/2017 là minh họa mới nhất về phong trào bất tuân dân sự không cần Luật Biểu tình đang nổi lên ở Việt Nam… Tiểu thương quận 5 đòi quyền lợi chính đáng, đòi minh bạch, yêu cầu câu trả lời thỏa đáng từ ban quản lý chợ và Ủy ban nhân dân quận 5 về việc số tiền hơn 200 tỷ đồng họ đóng góp sửa chợ sau bốn năm mà Ban quản lý chợ không thực hiện thi công; bắt tiểu thương ký hợp đồng thuê sạp trong khi họ đã mua hẳn sạp trước đó nhiều năm… Rất dễ để nhận ra rằng về mặt tổ chức, cuộc phản kháng này rất quy củ, thể hiện qua đồng phục màu đỏ và các yêu sách in trên băng rôn [xem hình]; quá trình bãi thị, tuần hành và biểu tình có tính tổ chức cao; người tổ chức đoàn đi nhắc nhở việc giữ hàng và bà con tiểu thương làm theo; chiếm được sự đồng cảm và ủng hộ của rất nhiều người dân; bước đầu đã đạt được kết quả: chính quyền quận 5 phải xin lỗi tiểu thương. Con số biểu tình cũng lớn chưa từng có đối với loại hình “điểm nóng tiểu thương”: 2 ngàn người… Thậm chí cuộc biểu tình này còn biến thành một cuộc tuần hành thành công đến tận trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, số 86 đường Lê Thánh Tôn, quận Một… Thắng lợi về công tác bảo mật của cuộc biểu tình An Đông lại có thể được khơi nguồn từ thắng lợi của một chiến dịch lớn hơn thế nhiều gần nửa năm về trước: “rào làng chiến đấu Đồng Tâm” ngay tại thủ đô Hà Nội…[xem hình: Biểu tình trước chợ An Đông, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, sáng ngày 19/9/2017. (Ảnh chụp từ Báo Tuổi trẻ)].
Phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đỉnh công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản dối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016, để đến nay không thể không nghĩ đến việc bà con tiểu thương An Đông, đã được cánh lái xe phản đối các trạm BOT thu phí truyền cảm hứng, và kinh nghiệm phản kháng dân sự đối với chính quyền…
Khởi nguồn từ tháng Tư năm 2017, phương cách phản ứng một cách sáng tạo và hợp pháp của người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đối với trạm thu phí Bến Thủy 1 là dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng hay 1.000 đồng để mua vé. Không những tự mình phản kháng mà nhiều người đã thu góp một số lượng lớn tiền lẻ để phát cho những người khác và sau đó tập trung đi qua cầu để phản đối việc thu phí. Họ đi chậm cách nhau khoảng 15 m. Kết quả của việc phản kháng này là tạo nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng và khiến rối đầu chính quyền… Lực lượng công an đã phải bó tay vì không thể đàn áp người dân trả phí đàng hoàng. Lực lượng này chỉ còn làm được chuyện duy nhất là giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều cây số…
Vào đầu năm 2017, việc nhà cầm quyền phải nhân nhượng miễn phí 100% cho người dân 4 huyện 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh qua cầu Bến Thủy 1 là thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của cuộc đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của nhân dân, đánh dấu những bước đi khởi đầu thành công của phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam…
Đến tháng Tám và tháng Chín năm 2017, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng… Càng về sau này, yếu tố tổ chức và hơn nữa là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ càng nổi lên trong những hoạt động bất tuân dân sự… Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật. Không còn cách nào khác, một số trạm thu phí đã phải “xả trạm”, để dòng xe lưu thông qua trạm mà không thu phí…
Từ bất tuân dân sự Đồng Tâm đến bất tuân dân sự BOT và bất tuân dân sự tiểu thương, phong trào này đang có triển vọng lan rộng và hiệu quả chiều sâu trong những hoạt động xã hội khác như phản đối tăng giá xăng, giá điện, phản đối chính sách trưng thu đất đai vô lối và những chính sách ảnh hưởng trầm trọng đến dân sinh. Dân vượt qua nỗi sợ hãi cùng nhau xuống đường!... Công an chẳng biết phải làm gì để “siết” nữa…
Từ lâu, những đòn phép đối phó với phong trào biểu tình dân oan từ năm 2007 và biểu tình chính trị từ năm 2011 đã được tung ra hết: trên hết là thói trấn áp và “biện pháp nghiệp vụ” của ngành công an, sau đó là luật Giao thông đường bộ, luật Hình sự về “gây rối trật tự công cộng”, kể cả những điều luật khắc nghiệt chính trị như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (258), “tuyên truyền chống nhà nước” (88), “lật đổ chính quyền nhân dân” (79) đã từ lâu được dùng để áp chế giới bất đồng chính kiến nhưng chỉ khiến nảy sinh “bắt một sinh mười”…
Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn… Bây giờ, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để “lấy lại lòng tin của nhân dân”. Cũng quá muộn để ban hành luật Biểu tình…” Dù vậy, “Tuyên Bố Về Quyền Tự Do Lập Hội Và Quyền Tự Do Biểu Tình” cũng được 11 tổ chức và 156 cá nhân ký tên (tổng cộng khi cập nhật đợt 2, xem trong phụ đính 2).
Từ đó, mọi người không cần biết cái lò Nguyễn Phú Trọng có đốt bao nhiêu củi khô củi ướt sau hội nghị T.Ư 6, đống củi khô trên thân xác CSVN chắc chắn sẽ có mồi lửa châm cháy trong thời gian không xa hơn lòng mong đợi của hơn 90 triệu dân trong ngoài nước đang chờ từng giờ.
Hôm nay, bức tường tuyên truyền CSVN tuy còn dày nhưng so với 42 năm trước đã có nhiều kẽ hở. Ánh sáng tự do dân chủ theo cuộc cách mạng tin học tràn vào và giúp làm thay đổi nhận thức của một số người. Có thể chưa đủ làm nên một lực lượng cách mạng nhưng rõ ràng mỗi ngày một đông và sẽ đông hơn. Một ngày không xa, những con nước nhỏ hôm nay sẽ làm nên thác lũ.
Điều này khiến Giáo Già nhớ lại câu nói của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nói khi trả lời phỏng vấn của Nguyên Lam, trên đài RFA, rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam lầm tưởng mình có khả năng linh động để xoay chuyển trước áp lực từ bên ngoài, điển hình là sức ép của Trung Quốc, hay những đòi hỏi cải cách ở bên trong hầu có thể duy trì quyền lực mà không chấp nhận đối lập hay đa đảng như nhiều quốc gia Đông Á khác. Tôi nghĩ là thời của sự lạc quan đó đã kết thúc. Muốn lãnh đạo thì phải có hậu thuẫn chính đáng của quần chúng, tức là sự tham dự tự do của công chúng, thay vì cứ cầm cái còng và con dấu, rồi bị đẩy dần vào chân tường. Nếu đảng không chủ động thay đổi từ trên xuống cho người khác tham gia thì người dân sẽ đòi thay đổi từ dưới lên. Khi ấy, người ta sẽ lại thấy hiện tượng đáng sợ của một cuộc cách mạng” [Giáo Già in đậm và gạch dưới].
Ngày 8 tháng 10 năm 2017
________________________________________
Phụ đính 1
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam:
Kháng Thư Phản Đối Việc Đàn Áp Ông Vương Văn Thả Và Gia Đình
27-09-2017
A- Ông Vương Văn Thả -ngụ tại ấp Vĩnh Linh, huyện An Phú, thị xã Vĩnh Hậu, tỉnh An Giang- là một cư sĩ Phật giáo Hòa Hảo từng bị kết án 3 năm tù (8/2013-8/2016) vì tội gọi là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Mấy tháng gần đây, từ trong ngôi nhà của mình, ông đã bắc loa lên tiếng tố cáo những sai lầm và tội ác của chế độ, nên đã bị nhà cầm quyền địa phương phong tỏa. Trên cả trăm công an chìm nổi và côn đồ đầu gấu chặn mọi ngả đường, khiến chẳng ai có thể lai vãng thăm viếng và người nhà có thể ra ngoài giao dịch. Ngoài việc cắt điện, cúp nước, công an côn đồ còn liên tục ném đá, chửi bới, dọa nạt.
Ngày 18-5-2017 lực lượng này dùng vòi rồng phun nước tấn công gia đình ông Thả (gồm 9 người, trong đó có một cụ bà trên 80 tuổi, một cháu bé 06 tháng tuổi, 03 phụ nữ và 03 cậu trai). Sau khi các nạn nhân hầu như ngất lịm, công an côn đồ xông vào đánh đá hung bạo. Cuối trận đòn thù, họ chở các phụ nữ và trẻ em thẳng đến bệnh viện, bắt ông Vương Văn Thả, cậu con trai là Vương Văn Thuận, cùng 02 em đồng đạo song sinh Nguyễn Nhật Trường và Nguyễn Nhật Thượng, rồi phá tan hoang ngôi nhà. Hơn 3 tháng sau, gia đình mới biết cả 4 người đang bị giam giữ tại nhà tù Bằng Lăng, Long Xuyên, thuộc tỉnh An Giang. Những thành viên còn lại phải đi ở nhờ.
Trước vụ việc bất nhân và bất công này, Hội đồng Liên tôn tuyên bố:
1- Ngay giữa lòng một chế độ tiêu diệt mọi nhân quyền, trong vòng vây của công an sẵn sàng đàn áp thô bạo, việc cư sĩ Vương Văn Thả công khai lẫn cao giọng vạch trần các sai lầm và tội ác ngày càng chồng chất của đảng và chế độ Cộng sản, là một hành vi rất đáng khen ngợi và cảm phục.
2- Việc cư sĩ Vương Văn Thả lên tiếng phản kháng như thế từ trong nhà mình, một cách ôn hòa bất bạo đông, đó là quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu đã được chính Luật pháp Việt Nam (Hiến pháp 2013, điều 25) và Công pháp Quốc tế (Tuyên ngôn Nhân quyền 1948, điều 19) công nhận.
3- Thay vì đối thoại với công dân, cùng lắm là qua một vụ án dân sự tranh cãi trước tòa, đúng cung cách của một nhà nước luôn tự nhận có “pháp quyền”, nhà cầm quyền đã dựng lên một vụ án hình sự chính trị, mở đầu với việc phong tỏa dọa nạt, tiếp đến tấn công phá hoại, và nay thì bắt giữ và truy tố ông Vương Văn Thả cùng thân thuộc. Thay vì tốn mực, nhà cầm quyền lại chỉ muốn tốn máu!
4- Chúng tôi cực lực phản đối bản án 3 năm tù trước đây giáng cho ông Thả cũng như hoàn toàn lên án những hành vi côn đồ, vô luật đối với toàn bộ gia đình ông thời gian gần đây và động thái bất công, phi pháp hiện giờ đối với bản thân ông và 3 người còn lại. Chúng tôi tố cáo trước công luận Quốc tế và Liên Hiệp quốc về hành vi tùy tiện giam giữ và tra tấn công dân của nhà cầm quyền Việt Nam.
5- Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do lập tức và vô điều kiện cho ông Vương Văn Thả và 3 người thân, sửa sang lại nhà cửa đã bị công an côn đồ đập phá, xin lỗi vì những cách hành xử man rợ và tàn ác đối với toàn thể gia đình ông. Chúng tôi cũng kêu gọi Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước lẫn các chính phủ dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế hỗ trợ gia đình ông Thả về tinh thần, vật chất và pháp lý.
B- Tin trong nước cho hay ngày 11 tháng 9 vừa qua, đại tá Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng An ninh Tây Bắc, tổng cục An ninh, Bộ Công an, đã chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Tân trưởng ban cũng là người từng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị và trước đó nữa là Phó giám đốc Công an Nghệ An.
Trước vụ việc đáng lưu ý này, Hội đồng Liên tôn nhận định:
1- Việc các Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, kể từ thời Thủ tướng gốc công an Nguyễn Tấn Dũng, đều là các sĩ quan công an cao cấp, phản ảnh đường lối ngày càng rõ nét của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là công an trị, để đối phó với toàn dân đang ngày càng vùng dậy đòi hỏi công lý và tự do, nhân quyền và dân chủ. Việc đó cũng phản ảnh não trạng thâm căn cố đế của đảng cộng sản là luôn coi tôn giáo không phải như vấn đề văn hóa mà là như vấn đề chính trị, luôn nhìn tôn giáo như một đối tượng đáng nghi, thậm chí như một kẻ thù đáng sợ. Bằng chứng là phòng tôn giáo luôn kết hợp với phòng phản gián trong bộ máy Công an.
2- Tân Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ từng làm việc tại Nghệ An, nơi mà từ bao năm nay, đặc biệt sau ngày xảy ra thảm họa Formosa Vũng Áng, lực lượng công an đã luôn hành xử sắt máu đối với Đồng bào các Tôn giáo đứng lên đòi công lý và sự thật nhân vụ nhiễm độc biển, bằng việc trấn áp biểu tình, ngăn cản khiếu kiện, hành hung công dân nộp đơn, đấu tố lãnh đạo tinh thần, thuê mướn hay giả dạng côn đồ để phá hoại cửa nhà tín hữu. Một quá khứ kinh nghiệm và thành tích như thế của Tân trưởng ban đang gây không ít lo ngại cho mọi cộng đồng Giáo hội.
3- Đang lúc ngày càng xử dụng lực lượng kép công an-côn đồ để trị dân, nhất là dân có đạo, với những cách hành xử thô bạo tàn độc, nhà cầm quyền cũng ra những bộ luật về tôn giáo mang tính chất côn đồ, vì biên soạn ngoài ý muốn lẫn lợi ích của các đối tượng và chỉ nhằm công cụ hóa hay trấn áp thẳng tay các cộng đoàn Giáo hội. Việc chức Trưởng ban Tôn giáo chính phủ tiếp tục được một sĩ quan công an an ninh cao cấp nắm giữ phải chăng là dấu hiệu cho thấy Luật Tín ngưỡng Tôn giáo (có hiệu lực đầu năm 2018) và Nghị định xử phạt hành chánh trong lãnh vực tín ngưỡng tôn giáo (có hiệu lực khoảng giữa năm 2018) sẽ được áp đặt bất khoan nhượng, với bàn tay sắt trên các Giáo hội?
4- Cái nhìn thiên lệch, chính sách đối phó và hành xử thù nghịch như thế đối với các thực thể tinh thần đang đem hết mọi khả năng và thiện chí để canh tân đất nước, tất cả động thái đó của nhà cầm quyền chỉ làm dày thêm hồ sơ tội ác của đảng cộng sản, làm dài thêm bản cáo trạng chống lại chế độ. Ngoài ra, nó còn phá hoại nghiêm trọng khối đại đoàn kết Dân tộc, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của mọi tổ chức mọi công dân, gia tăng các tệ nạn và thảm trạng của xã hội, nhất là khiến Đất nước càng dễ thành miếng mồi ngon cho Tàu cộng xâm lược!
Làm tại Việt Nam ngày 27 tháng 09 năm 2017.
Các Thành viên trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam đồng ký tên.
Cao đài :
- Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719).
- Thông sự Đoàn Công Danh (điện thoại: 0977.961.750)
Công giáo :
- Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý (điện thoại: 0932211438)
- Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371)
- Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)
- Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335)
- Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463)
Phật giáo :
- Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)
- Thượng tọa Thích Từ Giáo (điên thoại: 0912.717.819)
- Thượng tọa Thích Đồng Minh (điện thoại: 0933.738.591)
- Thượng tọa Thích Vĩnh Phước (điện thoại: 0969.992.087)
- Thượng tọa Thích Đức Minh (điện thoại: 0165.348.2276)
Phật giáo Hoà hảo :
- Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160)
- Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234)
- Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039)
- Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082)
- Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094)
- Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29).
- Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77)
Tin lành :
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)
- Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348)
- Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464)
Với sự hiệp thông của Mục sư Nguyễn Trung Tôn đang ở trong lao tù cộng sản.
Phụ đính 2
Tuyên Bố Về Quyền Tự Do Lập Hội Và Quyền Tự Do Biểu Tình
(Cập nhật đợt 2, tổng cộng 5 tổ chức và 156 cá nhân ký tên)
CHÚNG TÔI, các tổ chức xã hội dân sự và người Việt sinh sống trong và ngoài nước, nhận định và tuyên bố về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình của công dân Việt Nam như sau:
Nhận định
Điều 25 của Hiến pháp ban hành năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp 2013) đã long trọng ghi nhận các quyền tự do bất khả xâm phạm của mọi công dân Việt Nam: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Đáng tiếc là tất cả các quyền tự do nêu trên vẫn chưa được nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm đầy đủ kể từ năm 1946, khi bản hiến pháp đầu tiên được ban hành, cho đến tận ngày nay. Nếu trước năm 1975 do hoàn cảnh chiến tranh, việc thực thi các quyền tự do của công dân chưa được quan tâm đúng mức, thì sau ngày hòa bình được lập lại, tính đến nay đã hơn 42 năm trôi qua, mọi lý do thường dùng để biện minh và duy trì những trở ngại đó không còn phù hợp để tiếp tục ngăn cản các quyền công dân tồn tại trên giấy trở thành hiện thực.
Với mục đích hiện thực hóa Quyền Lập hội và Quyền Biểu tình trong Hiến pháp 2013, gần đây Quốc hội đã đưa vào chương trình nghị sự kế hoạch thảo luận và thông qua hai bản dự thảo Luật Lập hội và Luật Biểu tình. Tuy nhiên, Chính phủ và các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm soạn thảo các dự án luật đó đã không làm đúng và đủ trách nhiệm được Quốc hội giao phó, nên việc ban hành hai luật nói trên đã bị trì hoãn nhiều lần với nhiều lý do không thể chấp nhận.
Tuyên bố
Từ những nhận định trên, CHÚNG TÔI – các tổ chức xã hội dân sự và người Việt sinh sống trong và ngoài nước – cùng tuyên bố như sau:
Thứ nhất, quyền tự do lập hội và biểu tình là các quyền công dân thiết yếu, cần được ưu tiên tôn trọng bởi nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đây chính là dân quyền được hiến pháp ghi nhận, chứ không phải được ban cấp bởi bất cứ ai hay bất cứ cơ quan nhà nước nào.
Thứ hai, các tổ chức xã hội dân sự là thành tố không thể thiếu của một nhà nước pháp quyền hiện đại, bên cạnh các tổ chức chính trị và cơ quan công quyền của quốc gia; do vậy nhà nước cần phải thay đổi nhận thức, từ bỏ thái độ nghi ngờ và kỳ thị đối với các tổ chức xã hội dân sự do chính người dân tự thành lập và tự nguyện tham gia.
Thứ ba, Điều 25 của Hiến pháp 2013 nhấn mạnh “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, nên sự trì hoãn ban hành luật để thực thi các quyền tự do lập hội và biểu tình là hành động vi hiến cố ý và có chủ đích.
Thứ tư, yêu cầu Quốc hội xem xét trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ soạn thảo các dự án luật lập hội và biểu tình để có biện pháp xử lý phù hợp và giải quyết dứt khoát, nhằm đáp ứng sự trông đợi và tin tưởng của nhân dân.
Thứ năm, Hiến pháp đứng trên mọi luật và bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào, nên không ai hoặc cơ quan nhà nước nào có quyền tùy tiện ngăn cản công dân thực thi các quyền công dân hiến định của mình.
Lập ngày 28 tháng 9 năm 2017
Các tổ chức xã hội dân sự và người Việt sinh sống trong và ngoài nước đồng ký tên:
Tổ chức:
1. Diễn đàn Xã hội dân sự, đại diện: ông Nguyễn Quang A
2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, đại diện: ông Võ Văn Thôn
3. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đại diện: PGS TS Hoàng Dũng
4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, đại diện: GS Phạm Xuân Yêm và GS Nguyễn Huệ Chi
5. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, đại diện: ông Hà Sĩ Phu và ông Đoàn Nhật Hồng
Cá nhân:
1. Đào Công Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế TP HCM
2. Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP HCM
3. Nguyễn Quang A, TSKH, nguyên viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
4. Hoàng Hưng, nhà thơ – dịch giả, Sài Gòn (TP HCM)
5. Hoàng Dũng, PGS TS, Sài Gòn (TP HCM)
6. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
7. Nguyễn Đăng Quang, cựu đại tá an ninh Bộ Công an, Hà Nội
8. Phạm Toàn, nhà giáo dục, người sáng lập Nhóm giáo dục Cánh Buồm, Hà Nội
9. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
10. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
11. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
12. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TP HCM
13. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng (CLB Phan Tây Hồ)
14. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, Sài Gòn (TP HCM)
15. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
16. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
17. Lê Thân, hưu trí, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
18. Hạ Đình Nguyên, hưu trí, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
19. Lê Phú Khải, nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
20. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo Sài Gòn giải phóng, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
21. Trần Minh Quốc, Nguyên ủy viên báo chí Tổng hội Sinh viên Cần Thơ 1966, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
22. Nguyễn Kim Chi, nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
23. Trần Rạng, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
24. Trần Văn Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống Trung Quốc xâm lược, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
25. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
26. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
27. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
28. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
29. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
30. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư Pháp TPHCM
31. Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận trung ương, Hà Nội
32. Phạm Bá Hải, cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn (TP HCM)
33. Phạm Đình Trọng, nhà văn, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn (TP HCM)
34. Vũ Thư Hiên, Paris – Pháp
35. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
36. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
37. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, Hà Nội
38. Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, Hà Nội
39. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
40. Tống Văn Công, nhà báo, hiện ở Mỹ
41. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý giáo dục, Hà Nội
42. Phan Thị Hoàng Oanh, giảng viên ĐH, Sài Gòn
43. André Menras- Hồ Cương Quyết, nhà giáo Pháp Việt
44. Hà Thúc Huy, PGS.TS. Hóa học, Sài Gòn (TP HCM)
45. Vũ Trọng Khải, chuyên gia nông nghiệp, Sài Gòn (TP HCM)
46. Ý Nhi, nhà thơ, TP HCM
47. Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt.
48. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt
49. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu độc lập, Hà Nội
50. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự, Đại học Liège, Bỉ, cư trú tại Sài Gòn (TP HCM)
51. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
52. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
53. Chu Hảo, Viện trưởng Viện Phan Châu Trinh, Hội An, Quảng Nam
54. Trần Đức Nguyên, cán bộ hưu trí, Hà Nội
55. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
56. Cao Lập, hưu trí, cư trú tại Mỹ
57. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài gòn, nguyên ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp HCM
58. Lê Công Giàu, nguyên tổng thư ký THSV Sài Gòn 1966, nguyên phó bí thư thường trực Thành Đoàn Tp HCM 1975, nguyên GĐ Cty Savimex
59. Bùi Tiến An, hưu trí, Sài Gòn (TP HCM)
60. Lê Khánh Luận, TS Toán, nhà thơ, nguyên giảng viên ĐH Kinh Tế TPHCM
61. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
62. Nguyễn Quang Nhàn, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
63. Huỳnh nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
64. Đoàn Nhật Hồng, thành viên CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
65. Nguyễn Hữu Toàn, PGS.TS.BS., Đà Nẵng
66. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
67. Lê Công Định, luật sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
68. Nguyễn Tiến Quang, kiến trúc sư, Sài Gòn ((TP HCM)
69. Trần Công Thạch, Sài Gòn (TP HCM)
70. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên ủy viên Ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
71. Thiều Thị Tân, hưu trí, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
72. Hồ Hiếu, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng
73. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
74. Nguyễn Thị Vân Như, Bác sĩ, Budapest, CH Hungary
75. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, Sài Gòn (TPHCM)
76. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nhà văn, cựu GS kinh tế học Đại học Laval, Canada
Đợt 2
77. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
78. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
79. Trần Hữu Quang, PGS-TS Xã hội học, Sài Gòn
80. Nguyễn Tâm, kỹ sư Điện máy, TP HCM
81. Uông Đình Đức, kỹ sư Cơ khí, đã nghỉ hưu, TP HCM
82. Ngụy Hữu Tâm, dịch giả, Hà Nội
83. Trần Công Thắng, bác sĩ, Na Uy
84. Nguyễn Phong, kỹ sư, Hoa Kỳ
85. Lê Hải, nhà nhiếp ảnh, Đà Nẵng
86. Hà Văn Thùy, nhà văn, TP HCM
87. Trần Văn Huynh, đã nghỉ hưu, hiện cư ngụ tại TP Melbourne, Australia
88. Khổng Hy Thiên, kỹ sư, Khánh Hòa
89. Trần Đĩnh, tác giả Đèn Cù, Sài Gòn (TP HCM)
90. Nguyễn Đức Quỳ, cựu giáo chức, Hà Nội
91. Tuệ- Hải Nguyễn, Australia
92. Phạm Văn Biên, nhà văn, Nha Trang
93. Ngô Đắc Lợi, nhạc sĩ, Cần Thơ
94. Đỗ Xuân Cang, thành viên Tập hợp Dân chủ Đa nguyên tại Praha, CH Czech
95. Vinh Anh, CCB, Hà Nội
96. Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Sài Gòn (TP HCM)
97. Phạm Vương Ánh, cựu sĩ quan QĐNDVN, kỹ sư Kinh tế, TP Vinh, Nghệ An
98. Nguyễn Trần Hải, cựu sĩ quan Hải quân NDVN, Hải Phòng
99. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Paris, Pháp
100. Đỗ Hữu Hải, hưu trí, Hà Nội
101. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức
102. Lê Khánh Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Hà Nội
103. Phan Trọng Khang, thương binh 2/4 DNTN, Hà Nội
104. Ồng Quang Vinh, hưu trí, Khánh Hòa
105. Nguyễn Trọng Bách, kỹ sư Động lực, Nam Định
106. Phạm Khiêm Ích, nghiên cứu khoa học, Hà Nội
107. Mai Văn Võ, CCB biên giới phía Bắc, cựu đảng viên, cựu TNLT 1997
108. Ngô Thị Thứ, giáo viên, Sài Gòn (TP HCM)
109. Lưu Hồng Thắng, công nhân, Hoa Kỳ
110. Phạm Thị Hoàng Nhung, kỹ sư hóa, Hà Nội
111. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn (TP HCM)
112. Đoàn Văn Tiết, nhà giáo, Sài Gòn (TP HCM)
113. Phạm Văn Đỉnh, Toulouse, Pháp
114. Nguyễn Đèn Cù, cựu học sinh Pétrus Ký khoá 70-77, viết blog tự do, Phú Quốc, Kiên Giang
115. Đặng Đình Mạnh, luật sư thuộc Đoàn LS TP HCM
116. Đặng Bích Phượng, hiện đã nghỉ hưu, Hà Nội
117. Đỗ Như Ly, kỹ sư, hưu trí, Sài Gòn (TP HCM)
118. Lê Anh Hùng, nhà báo độc lập, Hà Nội
119. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp
120. Phạm Anh Tuấn, kỹ sư, sinh sống ở Australia
121. Nguyễn Ngọc Sẵng, tiến sĩ, hưu trí, Hoa Kỳ
122. Nguyễn Minh Tuấn, kỹ sư chế tạo máy, Erlangen, CHLB Đức
123. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư Tin lành, Sài Gòn (TP HCM)
124. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản
125. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển TP HCM
126. Nguyễn Văn Lịch, Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
127. Đào Tấn Phần, nhân viên lao công trường THPT, Phú Yên
128. Nguyễn Đình Ấm, nhà báo, trú tại Long Biên, Hà Nội
129. Chu Sơn, công dân Việt Nam, TP HCM
130. Nguyễn Thị Kim Thoa, công dân Việt Nam, TP HCM
131. Lê Mai Đậu, kỹ sư, Hà Nội
132. Vũ Hoàng Anh (Bốn Phương), cư ngụ tại Dallas, TX, Hoa Kỳ
133. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, Đà Lạt
134. Văn Phú Mai, cựu giáo chức, Quảng Nam
135. Đinh Đức Long, tiến sĩ, bác sĩ, Sài Gòn (TP HCM)
136. Nguyễn Lương Thịnh, hưu trí, Sài Gòn (TP HCM)
137. Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
138. Trần Văn Tiến, Praha, CH Czech
139. Nguyễn Phục Hưng, kỹ sư điện, TP.HCM
140. Đào Minh Châu, Hà Nội
141. Như Quỳnh de Prelle, nhà thơ, Brussels, Bỉ
142. Trần Thiện Kế, dược sĩ, Hà Nội
143. Nguyễn Văn Dương, Sài Gòn (TP HCM)
144. Phùng Hoài Ngọc, thạc sĩ, An Giang
145. Bùi Quang Vơm, kỹ sư, Paris, Pháp
146. Nguyễn Văn Cát, cựu chiến binh, TP HCM
147. Bùi Nghệ, sinh tại Quảng Ngãi, thường trú tại Tân Bình, TP HCM
148. Triệu Sang, thương phế binh VNCH, quê quán Sóc Trăng
149. Đặng Hữu Nam, linh mục Giáo xứ Phú Yên, Nghệ An
150. Trần Quốc Túy, kỹ sư hóa, đã nghỉ hưu, Hà Nội
151. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ viết báo, dịch thuật tại CHLB Đức
152. Lý Đăng Thạnh, người chép sử, Sài Gòn (TP HCM)
153. Đào Đinh Bình, kỹ sư hưu trí, Hà Nội
154. Phuoc Le, Hoa Kỳ
155. Mai Anh Tài, tiến sĩ Kinh tế, TP HCM
156. Nguyễn Hải Sơn, công nhân, CHLB Đức
Mọi tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên vào Tuyên bố xin gửi về địa chỉ:
quyenlaphoivabieutinh@gmail.com