Phương Trạch (Danlambao) - Mấy hôm nay, các báo lề đảng đồng loạt đưa tin: “Phó phòng gặp sự cố ở siêu thị Nhật”. Theo đó: “Thông tin từ Cục An toàn bức xạ nhiệt (Bộ KHCN), một cán bộ của Cục này "gặp sự cố" khi mua hàng trong một siêu thị của Nhật Bản. Cán bộ này sau khi gặp sự cố đã được cảnh sát địa phương của Nhật mời lên làm việc.”
“Sau khi cán bộ này báo cáo, giải trình, cảnh sát địa phương Nhật Bản đã cho cán bộ này về và đang tiếp tục công tác”.
“PGS-TS Nguyễn Tuấn Khải (Cục trưởng Cục An toàn và bức xạ hạt nhân, Bộ KHCN) hôm qua thông tin với báo chí, Cục này đang phối hợp với phía cảnh sát địa phương Nhật Bản để làm rõ thông tin liên quan đối với cán bộ của mình”.
“Ông T.Q.H, hiện là phó phòng một đơn vị của Cục bị giữ lại tại Nhật Bản vì nghi vấn liên quan đến trộm cắp ở một siêu thị của nước này.
Được biết, khi "gặp sự cố", ông T.Q.H sang Nhật để tham dự một hội thảo”(1).
Điều thú vị là các báo gần như sao chép một nội dung, tuy tựa đề có thay đổi đôi chút cho có chút nét riêng của minh. Nhưng nội dung thì là một. Tất cả đều dùng từ “sự cố” để lấp liếm, che đậy cho hành vi xấu xa của vị Phó phòng này, mà không dám nói thẳng ra là… ăn cắp.
Có thể nói rằng, ở Việt Nam hiện có 845 tờ báo các loại (tính đến đầu năm 2014). Nhưng chỉ có một Tổng Biên tập, đó là Ban Tuyên giáo TƯ, quả không sai.
Điều này làm người ta nhớ lại vụ nhân bản xét nghiệm máu ở BV Đa khoa Hoài Đức năm 2013 vậy. Chỉ với một kết quả xét nghiệm, người ta sáng tạo ra rất nhiều kết quả khác, nhằm “ăn cắp” tiền ngân sách.
Có lẽ từ nay, các nhà làm Từ điển Việt Nam phải thêm một định nghĩa nữa, để bổ sung cho định nghĩa về “sự cố” trước đây.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Sự cố”(danh từ): Điều bất thường và không hay xả ra trong suốt một quá trình hoạt động nào đó: Máy móc gặp sự cố, có sự cố trên đường đi v.v..."(2).
Có thể gọi đây là Định nghĩa A
Nay cần bổ sung Định nghĩa B: “Sự cố là cán bộ nhà nước, đi nước ngoài, ăn cắp và bị bắt”.
Nói về truyền thống ăn cắp của một số cán bộ nhà nước khi đi nước ngoài, không ai giàu “thành tích” bằng cô Biên tập viên của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Kiều Trinh. Cô này được dư luận phong hàm ăn cắp đạt đẳng cấp quốc tế. Nhờ tài ăn cắp hai lần ở nước ngoài, mà cô này sau đó đã được ưu ái lên chức Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban Thời sự của VTV.
Không biết ở những siêu thị trong nước, “bàn tay sáu ngón” của cô này đã “thi thố” được bao nhiêu lần nữa?
Dân mạng không còn lạ gì Kiều Trinh, là con gái nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến.
Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Số tiền đó không lớn, nhưng ở Thụy Điển người ta trị ăn cắp, tham nhũng rất nghiêm, nên theo luật Kiều Trinh phải ngồi tù.
Vì Kiều Trinh là con của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), nên Đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Điển phải ra tay. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận nhận Kiều Trinh bị "bệnh tâm thần" từ Việt Nam gửi sang.
Ngày 18-2-2001, Kiều Trinh bị trục xuất về nước. Đón cô ở sân bay, diễn viên điện ảnh Trần Lực đã tặng một cái tát, chấm dứt quan hệ vợ chồng từ đó.
Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. “Bệnh tâm thần” lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến lại phải cứu con gái bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!
Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng Văn hóa dân tộc, Ban thời sự. Chả trách gì mà một số báo lề đảng ca ngợi cô này là BTB đa tài.
Thật là mỉa mai khi nữ BTV “tài ba” này vẫn đang trực tiếp lên sóng rất nhiều chương trình mang tính nhân văn, triết lý cao cả, để rao giảng về đạo đức cho mọi người(3).
Trở lại vụ ông Phó phòng của Cục An toàn bức xạ nhiệt (Bộ KHCN) đang gặp “sự cố”. Ông này bị cảnh sát Nhật “hỏi thăm” vì bị nghi ăn cắp khi mua hàng trong một siêu thị của Nhật. Được biết, vị cán bộ này cùng đoàn Việt Nam sang Nhật để hội thảo. Hiện cảnh sát Nhật đã thả nhân vật này, nhưng phía Việt Nam nói sẽ “làm rõ” vụ việc với cảnh sát địa phương.
Mặc dù báo chí trong nước chỉ ghi tên tắt nhân vật này là T.Q.H, nhưng vào website của Cục An toàn Bức xạ nhiệt, thuộc Bộ KHCN, thì có tên Thạc sĩ Trần Quốc Hùng, giống như mô tả của báo chí. Đây là chân dung và quá trình công tác của ông Trần Quốc Hùng, Phó trưởng phòng Pháp chế và chính sách của Cục An toàn Bức xạ nhiệt như sau:
Thạc sỹ Trần Quốc Hùng, Phó trưởng phòng Pháp chế và Chính sách. Sinh ngày 18/11/1975. Số điện thoại: 04.32321042 (4).
Xin mời mọi người “chiêm ngưỡng” những hình ảnh vị Phó phòng này đang “trổ tài” tại siêu thị Nhật, đã được trang mạng “Trần Đại Quang.org” ghi lại theo đường dẫn sau đây: (5).
Với việc nở rộ các lò ấp Tiến sỹ như hiện nay tại VN, cứ mỗi ngày sòn sòn cho ra lò vài vị TS, thì có thể sau chuyến công du này về, có thêm tiền để lo lót, chi phí, thì cái bằng TS coi như ông Phó phòng này cầm chắc trong tay. Vậy thì việc cố tình “cầm nhầm” này của ông Trần Quốc Hùng có thể nói là “vì đại nghĩa”. Vì ông này thấy rằng, cái bằng TS của cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xài bấy lâu nay, bỗng dưng nay bị khui ra là “không đúng quy định”. Vậy muốn bằng cấp “đúng quy đinh” thì phải thêm tiền. Trong xã hội này, cái gì cũng có giá của nó cả.
Xin giới thiệu “chân dung” của ngài phó phòng gặp “sự cố”. “Thân thế và sự nghiệp” của vị này cũng đã được trang “Trần Đại Quang. Org” giới thiệu theo đường dẫn trên (5)...
Có thể nói rằng, ăn cắp đã trở thành truyền thống của hàng ngũ cán bộ hiện nay của nhà nước CSVN. Tất cả mọi ngành từ thấp đến cao đều cố gắng ăn cắp theo từng mức độ và cách thức khác nhau. Những người có chức quyền và địa vị càng cao thì ăn cắp càng lớn. Số tiền chui vào túi họ không phải là dăm ba trăm triệu, mà hàng chục hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỷ. Như Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng, Trần Văn Truyền v.v...
Việc ăn cắp cũng rất bài bản và rất “đúng quy trình”. Như Tập đoàn BOT, hàng ngày ăn cắp một cách hợp pháp biết bao mồ hôi xương máu của nhân dân. Những mặt hàng nhà nước nắm độc quyền như điện, xăng dầu…thì họ cần tiền là cứ việc tăng giá vô tội vạ. Người dân biết đó là hình thức ăn cắp trắng trợn mà không làm gì được. Vì xe muốn chạy thì phải đổ xăng. Muốn nấu cơn, bơm nước thì phải dùng đến điện.
Việc nhà nước liên tục tăng các loại thuế, phí là kiểu móc túi theo chủ trương “vặt long vịt mà không cho vịt kêu”, là một “nghệ thuật” ăn cắp rất đẳng cấp thời nhà sản.
Những Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Kim Tiến, Võ Kim Cự v.v... là những kẻ ăn cắp bậc thầy. Tại sao không thấy nhóm đốt lò của phe ông Trọng làm đến nơi đến chốn? Hay là vì vướng số tiền 3.200 tỷ thâm lạm ngân sách của Hà Nội thời ông Trọng còn làm Bí thư, mà đến nay không giải trình được, coi như “để lâu cứt trâu hóa bùn”?
Có người nói rằng, từ “Ăn cắp” là những kẻ nó lấy của người ta nhưng không dám chường mặt ra, chờ người ta sơ hở, mất cảnh giác... Nạn nhân bị mất nhưng không biết hoặc là không bắt được thủ phạm. Còn đây không phải như vậy. Nói ăn cắp là oan cho họ.”
Vậy xin thưa: Có thể dùng từ "móc túi" để nói về những người này được không? Loại không dám "chường mặt ra" chỉ là loại ăn cắp vặt. Còn loại người đường đường chính chính, dùng các “chủ trương, chính sách” để "móc túi" một cách hợp pháp và "đúng quy trình" là loại ăn cắp cao cấp. Loại này còn nguy hiểm gấp ngàn lần loại ăn cắp vặt kia. Chống đối họ có khi còn bị quy chụp tội nọ tội kia, và nhiều khi phải trả giá. Đúng. Nói ăn cắp là oan cho họ. Phải gọi là ăn cướp mới đúng bản chất của sự việc. Vì họ đâu có cần rình mò, ẩn nấp. Mà họ là những người ‘mũ cao áo rộng”, hành động giữa “thanh thiên bạch nhật”, mà không ai dám động đến họ.
Tục ngữ VN có câu:
“Chân mình lấm cứt tèm lem
Lại cầm bó đuốc soi xem chân người”…
Quả là rất đúng với ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay.
Và ai dám chắc những tập đoàn lớn đã và đang ăn cắp hàng ngàn tỷ kia qua hàng chục công trình đang “đắp chiếu” trên khắp đất nước hiện nay, không có “dấu vân tay” của ngài Tổng Bí thư?
9/10/2017
____________________________________
Chú thích: