Quốc hội Âu châu chấp nhận Quyết nghị lên án thiếu tự do ngôn luận tại Việt Nam - Dân Làm Báo

Quốc hội Âu châu chấp nhận Quyết nghị lên án thiếu tự do ngôn luận tại Việt Nam

VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) - Quốc hội Âu châu ngày 14 tháng 12, 2017 thông qua Quyết nghị lên án chính quyền Việt Nam bỏ tù nhà hoạt động blogger Nguyễn Văn Hóa, giam giữ các công dân nêu ý kiến chỉ trích chính quyền, ngăn cản nghiêm trọng tự do báo chí.

Sau khi bỏ phiếu với đa số tuyệt đối, Quốc hội Âu châu bày tỏ - Hóa, 22 tuổi, chỉ "thực thi quyền tự do ngôn luận" khi nêu lên việc công ty Formosa Plastics Group của Taiwan xả chất độc từ xưởng thép xuống biển, và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho đương sự.

Các nhà lập pháp cũng lưu ý đến trường hợp blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được gọi là Mẹ Nấm, đang kháng án bản án 10 năm - vì phát hành trực tuyến tài liệu chính trị nhạy cảm. Bà cũng viết nhiều bài chỉ trích vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, tình trạng tham nhũng và chất độc của công ty Formosa.

"[Quốc hội] quan tâm đến sự gia tăng số người bị giam giữ, bắt bớ và kết án các công dân Việt Nam khi họ trình bày ý kiến", cũng như sự hạch sách của chính quyền, tuyên bố kêu gọi chính phủ "Thả mọi công dân đang bị giam giữ vì thực thi ôn hòa quyền tự do ngôn luận."

Chống Formosa ô nhiễm - Nguyễn Văn Hóa

Các dân biểu lên tiếng:

Phát biểu trong cuộc thảo luận trước phiên họp khoáng đại của Quốc hội, dân biểu Thụy Điển Soraya Post: "Các nhà bảo về nhân quyền thế giới cần EU (Cộng đồng Âu châu) thấu hiểu quan điểm, công việc của họ, và giúp đòi hỏi các chế độ như ở Việt Nam ngưng hạch sách những người tranh đấu vì công lý".

Laima Andrikiene, dân biểu Lithuania, kêu gọi chính phủ Việt Nam: "Thả ngay lập tức tất cả tù nhân chính trị và chấm dứt đàn áp tự do."; "Không thể có mối quan hệ gần gũi với EU nếu Việt Nam không tôn trọng tất cả những quyền căn bản này".

David Martin, dân biểu Scotland chuyên viên kinh tế và cũng là thành viên trong Phái đoàn Quốc hội Âu Châu điều tra nhân quyền Việt Nam hồi đầu năm cho biết ông tin Hiệp định Tự do Thương mại giữa EU và Việt Nam (dự định ký kết vào mùa hè tới) sẽ có lợi cho đôi bên, nhưng cảnh cáo rằng Quốc hội sẽ đánh giá thể chất và về "tình hình chính trị bên trong Việt Nam"; "Chúng tôi sẽ xem xét tình hình nhân quyền, cũng như các tiêu chuẩn cho công nhân và môi trường ở Việt Nam trước khi bỏ phiếu về FTA"; "Không thể chấp nhận cách tiếp xúc tự do ngôn luận của Việt Nam. Không thể chịu đựng được. Việt Nam phải hiểu rằng nếu cởi mở với Tây phương - chúng tôi hoan nghênh việc làm này - Việt Nam phải chấp nhận những lời phê phán trong xứ. Phê phán không phải lúc nào cũng là chống đối. Nếu được áp dụng đúng, điều đó mang tính cách xây dựng".

Dân biểu Czech Pavel Telicka, Phó chủ tịch Quốc hội Âu Châu phụ trách các vấn đề nhân quyền, nói ông bị khích động bởi "sự thiếu hiểu biết" của phái bộ thường trực Việt Nam qua bức thư trả lời về sự quan tâm của EU.

"Đó là sự pha trộn ngôn ngữ tuyên truyền ngoại giao... (VN) nói rằng đây là những hành động chống nhà nước và nhân dân, trường hợp một blogger, Việt Nam đề cập đến ủng hộ khủng bố chống nhà nước".

"Câu trả lời duy nhất chúng tôi chấp nhận - Việt Nam phải thả các tù nhân, thay đổi thái độ chính trị và cách áp dụng pháp luật", nếu họ muốn phát triển mối quan hệ với EU.

Ông Ngô Duy Quyền - Bầu Bí Tương Thân và Dân biểu Thụy Điển Soraya Post

Quyết nghị được mọi người chào đón

Ông Ngô Duy Quyền (chồng của Ls Lê Thị Công Nhân), hội viên nhóm Bầu Bí Tương Thân, yểm trợ tù nhân lương tâm và người khiếu nại đất đai, gọi quyết nghị là điều rất đặc biệt.

Ông nói: "(EU) Là cộng tác viên của Việt Nam, có lẽ đây là thái độ mạnh mẽ nhất để chống lại những vụ xét xử bất công trong nước.

"Điều đó chứng tỏ rằng dù giới cầm quyền cộng sản Việt Nam không ngần ngại sử dụng mọi thủ đoạn, kể cả lừa dối, che đậy thảm họa Formosa, chúng không thành công, sự kiện thu hút chú ý quốc tế nhiều hơn đến hồ sơ nhân quyền Việt Nam."

Trần Đức Tuấn Sơn, nhà bất đồng chính kiến sống ​​ở Paris, từng vận động cho Quốc hội Âu Châu có lập trường mạnh mẽ hơn đối với Việt Nam, cho hay mặc dù các dân biểu Quốc hội đã biết về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, "bản án bảy năm tù cho Nguyễn văn Hóa rất bất công", và Sơn đã thuyết phục các dân biểu tiến hành nghị quyết.

Tuấn Sơn nói: "Xác suất của EU đưa vấn đề nhân quyền vào Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam không cao, nhưng chúng ta không bỏ cuộc"; "Chúng ta phải cố thuyết phục các dân biểu Quốc hội Âu Châu thúc ép Việt Nam."

Nguyễn Hồng Ân, bạn của Nguyễn Văn Hóa, cũng là nhà báo tự do ở Hà Tĩnh, nói rằng ông hài lòng việc Quốc hội Âu Châu đã lên tiếng và thông qua nghị quyết.

"Hóa hiện đang bị giam, nhưng nếu nghe tin này, chắc chắn anh sẽ cố gắng vượt qua những thách thức của chính quyền Việt Nam".

19.12.2017



Nguồn:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo