Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Sáng nay, tình cờ được tay bắt mặt mừng với một vị “độc giả trung thành”, nhưng khi “bị” hỏi sao chưa thấy bài về Việt Khang đã sang Mỹ tỵ nạn, người viết thấy mình lấn cấn câu trả lời về sự muộn màng này. Lấn cấn vì bên niềm vui lây với một người vừa được đặt chân lên bến bờ tự do, đặc biệt người đó lại là tác giả hai bài hát “làm chấn động chế độ đương quyền”, lòng (người viết) còn man mác một nỗi buồn. Xin tạm gọi đó là “Nỗi buồn việt khang” (1) .
“Nỗi buồn…” Nhắc đến chữ “buồn” không thôi là người viết “bỗng dưng muốn khóc ” vì tự động, "tự nhiên như người hà nội" liên tưởng ngay tức thì đến nỗi buồn cũng là “tư tưởng” của “nhà văn hóa thế giới”, “nhà thơ VN vĩ đại nhất của mọi thời đại”. Ấy là “Đến buồn đi ỉa cũng không cho”.
Nỗi “buồn đi ỉa cũng không cho” của bác Hồ, nó “hoành tráng” gấp tỷ lần nỗi buồn của Tố Hữu khi nhà đại thi hào thiên tai này (chữ “tai” không có dấu huyền) nghe tin ông cố tổ (của ông ấy) Xịt Ta Lìn chết (Xin vào Google xem thơ “Tố Hữu khóc Xít Ta Lin chết”).
Người viết xin mở dấu ngoặc nơi đây để “làm rõ sự cố” tại sao lại dám tự hào tự hảo rằng mình cả gan thấu được nỗi buồn “đi ỉa cũng không cho” của Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp... đi ỉa. Lý do cũng dễ hiểu thôi: bản thân “cháu” đây cũng đã từng “kinh qua thời kỳ quá độ” nhiều lần “Đau khổ chi bằng mất tự do, đến buồn đi ỉa cũng không cho” giống như “bác”; chỉ có khác ở chỗ: “Bác” thì bị đau khổ trong nhà tù của bọn đế quốc thực dân ác ôn chỉ mấy tháng, còn “cháu” thì “được” khổ đau nơi “Trại Học tập Cải Tạo” của “Kách Mạng khoan hồng nhân đạo” suốt nhiều năm sau ngày Miền Nam bị Phỏng hai hòn....
Khóc thương ông cố tổ Xit Ta Lin của mình, chú Tố Hữu có thể nhẩn nha, trì hoãn được, nhưng “buồn đi ỉa” của bất cứ ai là điều không cách nào nín được; sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý “Đau khổ chi bằng, đến buồn đi ỉa cũng không cho” của “Bác” cũng như của “Cháu” ấy không bao giờ thay đổi.
Xin cáo lỗi cùng quý bạn đọc và nhất là ca nhạc sĩ Việt Khang, đây là bài viết nghiêm túc, nhưng chẳng may bị “Bác” nhảy vào “đi ỉa”; hoàn toàn ngoài ý muốn của tác giả. Xin được niệm tình bỏ qua.
Trở lại với “Nỗi buồn việt khang”. Thú thật, cứ nhắc đến hai chữ Việt Khang, là kẻ hèn này lại dậy lên trong lòng man mác niềm đau buồn về hiện tình Đất Nước được mô tả chính xác qua lời cùng nhạc của hai bài hát “Việt Nam tôi đâu?” và “Xin hỏi anh là ai?”......
Khi thấy trên “YouTube”, Việt Khang đặt chân lên được bến bờ Tự Do, đương nhiên là kẻ hèn này chẳng những vui mừng, mà vui mừng hơn nhiều so với mối tình cảm ấy mà hắn đã “dành cho” những người trước đây đến Mỹ cùng “diện” tỵ nạn với Việt Khang, như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, vân vân, kể cả Cù Huy Hà Vũ, song đã không có sớm được những lời tâm tình đối với Việt Khang như hắn đã từng ”hồ hởi phấn khởi’ bày tỏ cùng những người vừa kể (2).
Buồn vì còn những người như Trần Vũ Anh Bình cũng tù vì hát/hỏi "Việt Nam tôi đâu, Anh là ai?" cùng bao người khác đang vòng lao lý chỉ vì lòng yêu nước chống ngoại xâm và dõng dạc đứng lên đòi hỏi quyền làm người, đặc biệt nhất là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh/Mẹ Nấm và Trần Thị Nga đang thời con nhỏ và mẹ già. Sao họ lại không được ra đi để được hưởng quyền làm người như Việt Khang? Đúng ra là dân cả nước, trên dưới 90 triệu người VN chán ghét chế độ CS, phải được tự do như Việt Khang hôm nay!
Chúc mừng Việt Khang đã đến bến bờ Tụ Do! Nhưng trong lòng kẻ hèn này còn đó “nỗi buồn việt khang”, khi vẫn đang sờ sờ trước mắt thực tế không thể chối cãi:
“Mẹ Việt Nam đau
Từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian
Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu
………………………………..………………” (3)
____________________________________
Ghi chú:
(1) “Nỗi buồn việt khang”! Tác giả bài này cố tình viết thường (không viết hoa) bút hiệu của người nhạc sĩ tuổi trẻ tài cao đầy lòng yêu nước can trường quả cảm Võ Minh Trí sau hai chữ “Nỗi buồn”, cho đúng văn phạm/ngữ pháp- như một tính từ (Theo sự hiểu biết của tác giả)
(3) “Việt Nam tôi đâu”/Việt Khang