Biển Đông dậy sóng: Mục tiêu của CIA trong đối sách Biển Đông - Dân Làm Báo

Biển Đông dậy sóng: Mục tiêu của CIA trong đối sách Biển Đông

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Giới chức quân sự Hoa Kỳ lần lượt ra mặt tuyên bố cứng rắn, thậm chí hăm dọa công khai Trung Cộng. Ngay vào ngày đầu tháng Sáu, Trung Tướng McKenzie, Tham Mưu Trưởng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ, khi trả lời phỏng vấn đã khẳng định rằng Hoa Kỳ thừa sức làm vụn nát các đảo nhân tạo (1). Lời tuyên bố này chẳng khác nào đổ dầu thêm lửa vào tình hình biển Đông căng thẳng dậy sóng suốt hai tháng qua.

Trước đó chỉ hai ngày, bộ Tư-lệnh Hải quân Hoa Kỳ thừa nhận đã mời Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tham gia tập trận châu Á Thái Bình Dương RIMPAC kéo dài suốt từ 27 tháng Sáu đến đầu tháng Tám (2). Trong khi đó, Trung Cộng đã không được mời dự dù là cường quốc ở biển Đông. Hành động này của Hoa Kỳ khiến hố ngăn cách giữa CSVN và Trung Cộng càng thêm sâu hơn và làm Trung Cộng thêm tức giận. 

Vài ngày trước đó, Bộ Trưởng Quốc Phòng (QP) Mattis, cũng khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra tại biển Đông tiếp nối sau quyết định đưa chiến hạm đi thẳng vảo Hoàng Sa như bài trước đã trình bày (3) 

Điều bất ngờ nhất là Đô đốc Hải quân Davidson, vào hai tháng trước khi còn là ứng cử viên cho chức Tư lệnh Hải Quân Thái Bình Dương, đã phát biểu oang oang trước UB quân lực của Thượng Viện Hoa Kỳ, là “chỉ có chiến tranh mới có thể khiến Trung Cộng từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông.” (4) Lời tuyên bố này rõ ràng báo hiệu sự căng thẳng tại biển Đông sẽ leo thang nhanh chóng. 

Như vậy là trong một giai đọan ngắn ngủi chưa đầy hai tháng qua, giới tướng lãnh cao cấp của Hoa Kỳ lần lượt xuất đầu lộ diện, liên tục đưa ra nhiều tuyên bố thẳng thừng hăm dọa trực tiếp đến Trung Cộng về vấn đề biển Đông. 

Dĩ nhiên, những lời tuyên bố hăm dọa này không xuất phát từ bộ Ngoại Giao nên về mặt hình thức, vẫn chưa thể coi đây là sự hăm dọa chính thức của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng, nhưng ai ai cũng hiểu rằng, nếu Tòa Bạch Ốc không cho phép, thì các vị tướng lãnh này không ngu dại gì tuyên bố bậy bạ quá mức, ngoài ra, nếu có trường hợp lỡ lời quá trớn thì cũng không thể lỡ lời theo kiểu "tập thể", hết ông tướng này đến đô đốc nọ lỡ lời suốt hai tháng qua như thế! 

Trong bối cảnh hòa đàm thương-mại Mỹ Trung để né tránh chiến tranh mậu dịch còn đang tiếp diễn, cũng như nỗ lực dàn xếp cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ và Cộng Sản Bắc Hàn còn đang dang dỡ, thì bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chưa thể tiện bề tuyên bố hăm dọa Trung Cộng tại biển Đông công khai, nên Tòa Bạch Ốc đã để Bộ Quốc phòng và các tướng lãnh Hoa Kỳ đảm nhiệm việc này. 

Sự căng thẳng tại biển Đông còn leo thang ra ngoài dự đoán của giới truyền thông, giới phân tích, khi mà Tổng Thống Phi Duterte đột nhiên tuyên bố sẵn sàng đánh Trung Cộng nếu chế độ Cộng Sản này cứ lấn lướt bành trước tiếp vào lãnh hải của Phi cũng vào vài ngày trước (5). 

Trước đây, ngay cả khi Trung Cộng ngang nhiên lấn chiếm và tiếp tục xây đảo nhân tạo tại vùng biển Hoàng Nham của Phi bất chấp phán quyết của toà án quốc tế về biển đảo ở Hague, mà Duterte còn vẫn phải nhịn nhục Trung Cộng trong vấn đề biển Đông, thì bây giờ, việc Tổng thống Phi loan báo trắng trợn như thế, rõ ràng là Phi phải có lời hứa hẹn tuyệt đối từ Hoa Kỳ, là sẽ sẵn sàng khai hỏa giúp Phi nếu Trung Cộng tiếp tục lấn hiếp lãnh hải của Phi, coi thường lời tuyên bố của Tổng Thống Duterte. Phi không có khả năng khai hỏa đối đầu trực diện với Trung Cộng. 

Sự thay đổi thái độ nhanh đến chóng mặt của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng về vấn đề biển Đông làm Trung Cộng có hai lựa chọn, hoặc là tiếp tục kế hoạch tiệm tiến lấn chiếm lãnh hải của mình bấy lâu, hoặc là lùi bước. Trung Cộng trả lời lại sự hăm dọa của giới tướng lãnh Hoa Kỳ và tổng thống Phi bằng động tác rất nhẹ nhàng là cho chạy thử mạng lưới điện đầu tiên tại đảo Phú Lâm cũng chỉ cách đây vài ngày (6). Thông điệp này cho thấy, Trung Cộng dứt khoát không rút lui hay từ bỏ ý định biến các đảo nhân tạo này thành căn cứ của Hải Lục Không quân của Trung Cộng tại biển Đông. 

Bất ngờ hơn nữa là vào đầu tháng Sáu, cả hai vị bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Pháp và Anh đều tuyên bố công khai là sẽ cho tàu chiến của mình vào biển Đông (7) để thách thức sự hung hăng của Trung Cộng tại nơi này. Dù chưa rõ tàu chiến của Pháp Anh sẽ đi vào quần đảo nào tại biển Đông, nhưng ai ai cũng dự đoán là tàu chiến Anh Pháp sẽ vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Nếu đúng là như vậy, thì các siêu cường vẫn không thừa nhận sự cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Cộng sau khi đẩy lui Hải quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1974. Đây cũng là tính hiệu cho thấy các siêu cường đã có thái độ phủ quyết, không đồng ý với quan điểm chủ quyền Trung Cộng tại quần đảo này. 

Sự phối hợp nhịp nhàng có thứ tự lớp lang của Hoa Kỳ, Anh và Pháp trong hai tháng vừa qua cho thấy thái độ của Hoa Kỳ tại biển Đông có sách lược, có tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, không phải chỉ là ứng phó tức thời trước hoàn cảnh. 

Sách lược về biển Đông của Hoa Kỳ được vạch định bởi nhiều cơ quan, mà trong đó, cơ quan tình báo CIA đóng vai trò then chốt từ phân tích đến đưa ra sách lược. Đương nhiên, các chiến lược gia bên bộ QP Hoa Kỳ cũng có vai trò then chốt trong quyết định sau cùng cho chính phủ Hoa Kỳ. 

Cho nên, để hiểu bản chất bên trong của tình hình biển Đông dậy sóng đòi hỏi sự phân tích kỹ càng về mục tiêu chiến lược mà CIA nhắm đến. Không phải vô cớ mà Hoa Kỳ cứ để cho Trung Cộng lấn hiếp ở biển Đông ngày càng tăng, cũng như chọn thời điểm để gây khó khăn cho Trung Cộng trong quá trình bành trướng ở biển Đông. 

Mục tiêu chiến lược thứ nhất của CIA tại biển Đông - Đẩy Trung Quốc suy sụp an sinh xã hội để an ninh chính trị bị suy yếu: 

Mặc dù nhiều chiến lược gia cho rằng mục tiêu của CIA tại biển Đông là bảo đảm khả năng kiểm soát đường lưu thông mậu dịch hàng hải ngang qua vùng này của Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là mục tiêu đòn bẩy, nghĩa là mục tiêu bảo đảm đường hàng hải chuyên chở hàng hóa dầu hỏa đi ngang qua vùng này chỉ là bề ngoài, tuy rất quan trọng, nhưng được dùng để che đậy nhiều mục tiêu khác mà CIA cho là quan trọng hơn. 

Điều quan trọng trước hết, thông qua căng thẳng về biển Đông, CIA muốn nhìn thấy Trung Cộng tiếp tục chảy máu về ngân sách, tức là tiếp tục duy trì một mức ngân sách càng lúc càng lớn hơn nữa dành cho quân sự để khiến sự thiếu thốn về ngân sách để đối phó những bất ổn về an sinh xã hội bên trong lòng nội bộ Trung Cộng mỗi lúc mỗi tăng. 

Mặc dù ít được đề cặp trên mọi hãng truyền thông của thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia có trên 500 triệu dân sống dưới năm đô-la rưỡi một ngày (8), tức là khoảng trên 40% dân số của Trung Quốc vẫn sống trong nghèo đói cùng cực. Hoàn cảnh nghèo đói của 500 triệu người dân Trung Quốc là mối nguy họa lớn nhất cho an ninh chính trị của đảng Cộng Sản, là lực lượng nếu dấy bạo loạn mà không cách gì, kể cả sẵn sàng thả bom nguyên tử hay bom hóa học để trấn áp, cũng không thể thắng nổi. 

Trung Cộng đã tìm đủ cách ru ngủ lực lượng nghèo khó này bằng nhiều hứa hẹn, kể cả vận dụng tinh thần dân tộc, yêu cầu thành phần nghèo đói của người dân Trung Quốc hãy tin tưởng vào thành tựu kinh tế dưới sự lãnh đạo của đảng, để tiếp tục chờ đợi sự cải thiện đời sống ở tương lai. Tuy nhiên, mọi sự chờ đợi đều có giới hạn, nhất là khi đời sống của thành phần nghèo đói trong xã hội Trung Quốc ngày càng cơ cực hơn. 

Cùng đường túng thế, vào đầu tháng Giêng năm nay, Tập Cận Bình đã phải công khai hứa hẹn thúc đẩy cải thiện đời sống của người dân, mà trong đó, sẽ giúp đỡ 70 triệu người dân ra khỏi tình trạng đói nghèo cùng cực từ đây đến năm 2020 (9). Giả sử lời hứa hẹn này của họ Tập thành hiện thực, thì vào năm 2020, Trung Cộng vẫn có hơn trên 400 triệu người dân khổ đói cùng cực. 

Để có thể giảm bớt tình trạng nghèo đói quá căng thẳng trong lòng xã hội Tàu, một khoảng ngân sách lên đến 370 tỷ Mỹ kim đã được Trung Cộng tung ra để tài trợ tài chánh cho giới nghèo khó, con số này quá nhỏ nhoi không thấm vào đâu cho cả xã hội Trung Quốc 500 triệu dân nghèo khó bất ổn, nhưng cũng giúp họ Tập giảm bớt sự căng thẳng có thể dẫn đến nội loạn trong giai đoạn trước mắt. 

Tuy nhiên, từ con số ngân sách này, người ta thấy rõ Trung Cộng rất muốn chi ra nhiều hơn nữa để giảm nghèo nhằm bảo đảm an toàn chính trị cho thêm vững chắc mà không thể được. Nợ công của chế độ đã vượt qua trên 28 ngàn tỷ Mỹ kim, lên trên 200% GDP của cả nước (10), một ngân sách trên một ngàn tỷ Mỹ kim cần thiết cho vấn đề chống nghèo khó, giảm nghèo khó cho 500 triệu người dân là điều mà Trung Cộng không thể cán đáng nổi trong lúc này. 

Do đó, chi phí quân sự của Trung Cộng cứ tăng dần lên theo tốc độ đến 7% hay 8% GDP theo mỗi tài khóa (*), để rồi tổng số ngân sách quân sự vượt quá 10% đến 15% GDP vì lý do biển Đông là chủ yếu, khiến mọi hy vọng tăng vọt ngân sách cho vấn đề giảm nghèo bảo toàn an toàn chính trị cho Trung Cộng ngày một tắt liệm đi. Với mức nợ công lên trên 200% GDP, các khoảng trợ giúp của WB từ Hoa Kỳ cũng khó có thể được chuẩn thuận. Trung Cộng thật sự một mình đơn độc đối phó với nạn nghèo khó không cường quốc nào muốn giúp đỡ cả. 

Nói cho ngắn gọn hơn, Trung Cộng càng chi nhiều cho mục tiêu quân sự bao nhiêu, nhất là ngân sách càng bị chảy máu cho vấn đề biển Đông nhiều bao nhiêu thì nội loạn ngay trong lòng xã hội Trung Quốc càng đến gần bấy nhiêu. Vào giờ phút này, mỗi xu chi thêm cho an sinh xã hội sẽ giúp Trung Cộng có thêm mỗi giây về mặt an toàn chính trị, trong khi mỗi xu chi thêm cho quân sự để tăng ưu thế tại biển Đông, lại đẩy Trung Cộng đi gần đến chiến tranh và nội loạn nhanh hơn. 

Mục tiêu chiến lược thứ hai của CIA tại biển Đông- Đẩy Trung Cộng đi vào rối loạn ngân sách để suy kiệt rối loạn nội bộ: 

Một chính phủ có nợ công lên đến 200% mà lại có ngân sách quốc phòng trên 10% GDP, lại cứ tăng vọt khoảng 7% trong gia đoạn này so với các tài khóa trước thì là một sự tự sát chính trị. Đơn giản, điều này sẽ giúp Trung Cộng đi vào rối loạn ngân sách. 

Nền kinh tế lắp ráp và chỉ phụ thuộc vào xuất khẩu mậu dịch hiện nay của Trung Cộng không thể nào cán đán nổi chính sách tăng ngân sách quân sự quá trớn của Trung Cộng ở đường dài. 

Trước hết, nền kinh tế này đang phải đối diện với chiến tranh mậu dịch với các nước mình xuất khẩu hàng hóa, khiến sự tăng trưởng tổng giá trị xuất khẩu không được như mong đợi và sẽ khó khăn hơn. 

Kế đến, nền kinh tế này phải trả tiền lời cho khoản nợ công gần 28 ngàn tỷ Mỹ kim, mà trong khi đó, tổng số giá trị của nền kinh tế Trung Cộng chỉ vào khoảng gần 12 ngàn tỷ Mỹ kim. Tức là tổng số nợ vượt quá 200% GDP. Ước tính mỗi một giây, Trung Cộng phải trả trên 5600 Mỹ kim tiền lời. Có nghĩa là mỗi năm, Trung Cộng phải trả tiền lời cho nợ công của chính phủ không thôi đã lên đến 180 tỷ Mỹ kim, bằng toàn bộ ngân sách về quân sự của Bắc Kinh (11). Cho nên cuộc chạy đua vũ trang ở biển Đông càng tăng tốc bao nhiêu, thì sự khánh kiệt về ngân sách của Trung Cộng càng gần kề bấy nhiêu. 

Một khi ngân sách đi vào chổ khánh kiệt, thì bất đồng bên trong nội bộ các đảng Cộng Sản sẽ bộc phát rất mạnh. Trong quá khứ, Liên Xô kiệt quệ tài chánh dẫn đến mất khả năng kiểm soát của trung ương đảng đối với các chi bộ Xô-viết, kể cả Xô-viết Nga, Ucraine và Georgia; nơi sản sinh ra ba lãnh tụ Cộng Sản lừng danh, một là Lê-nin (Nga) sáng lập ra Liên Xô, hai là TBT Khrushchev (Ucraine) người kế vị Stalin và ba là TBT Stalin (Georgia). Tương tự như thế, Cộng sản Rumania cạn kiệt tài chánh nên không thể điều khiển quân đội, dẫn đến mất quyền kiểm soát chính trị và bị đảo chánh, Cộng Sản Ba Lan, Hung, Tiệp, Nam Tư, Đông Đức, v..v đều tan nát cũng chỉ vì kinh tế tài chánh của cả xã hội bị suy kiệt trầm trọng quá lâu không còn gượng dậy nổi. 

Bản chất độc tài của cộng sản đòi hỏi rất nhiều họng súng để kiểm soát người dân, do đó các đảng cộng sản cần rất nhiều tiền để duy trì quân đội công an. Khi tài chánh bị suy kiệt, lực lượng cầm súng không nhất thiết phải phục tùng đảng nữa và từ đó, đảng cộng sản không thể đủ sức trấn áp chống đối từ mọi giới trong xã hội nữa. 

Ngoài ra, sự đoàn kết bên trong nội bộ cộng sản hoàn toàn dựa vào sự ban phát tài lộc một cách ưu đãi từ đảng đối với các đảng viên ở mọi cấp, cho nên mất khả năng ban phát tài lộc, các đảng cộng sản đổ vỡ nhanh như nhà bị mối ăn. 

Tập Cận Bình đã liều chết tiến hành thanh trừng loại trừ mọi vây cánh hay băng nhóm bên trong đảng thông qua chương trình chống hối lộ "đả hổ diệt ruồi", bắt bớ bỏ tù trên cả triệu đảng viên không cùng vây cánh, tập trung tối đa quyền lực của trung ương đảng lên mọi hoạt động của đảng, của quân đội, nhằm đề phòng sự trước tan rã nhanh chóng của đảng khi xảy ra suy kiệt nền tài chánh đảng, có thể xảy ra trong nay mai khi mà nợ công tiếp tục tăng vọt. 

Tuy nhiên, di họa của rối loạn nội bộ đảng do suy kiệt tài chánh vẫn còn nguyên bởi vì giả sử ngay cả khi chỉ còn mổi phe của ông Tập nắm đảng, thì giữa các thành viên cùng phe với nhau, nếu sự ban phát đặc quyền đặc lợi từ đảng không còn thực hiện được nữa do tài chánh suy kiệt, thì các thành viên này cũng không cần thiết phải đoàn kết nữa, cũng như không còn nhất thiết phải trung thành với họ Tập nữa, dẫn đến sự tan rã ngay chính trung ương đảng. 

Mặc dù quỹ dự trữ ngoại tệ Trung Cộng vượt qua mức ba ngàn tỷ Mỹ kim, nhưng con số này sẽ không đủ để lắp hố nợ nần đang ở mức 28 ngàn tỷ Mỹ kim. Đó là chưa kể bổng lộc cho trên dưới hơn 84 triệu đảng viên. Cho đến giờ phút này, ngân sách của Trung Cộng vẫn là ngân sách thắt lưng buộc bụng, túng thiếu nhiều mặt. Do đó, chi tiêu về quân sự càng tăng vọt nhanh bao nhiêu, thì càng khiến sự suy kiệt và rối loạn ngân sách càng bùng nổ nhanh bấy nhiêu. 

Mức độ giàu có kinh khiếp của các đảng viên trung và cao cấp từ địa phương đến trung ương cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khánh kiệt nền tài chánh cả Trung Cộng. Người ta ước tính trên 10% GDP của Trung Cộng bị bòn rút bởi các đảng viên. Nghĩa là mỗi năm, tham nhũng và hối lộ làm ngân sách của Trung Cộng thiệt hại khoảng 110 tỷ Mỹ kim đến 200 tỷ Mỹ kim (12) 

Do đó, Tập Cận Bình đã cố liều mạng thanh trừng hàng loạt các viên chức trung cao cấp để giảm bớt thiệt hại công quỹ. Sự thanh trừng hối lộ gắt gao là sự liều lĩnh quá lớn mà họ Tập buộc phải chấp nhận để giải quyết tình trạng rối loạn ngân sách của đảng, chỉ vào năm ngoái, giới chức thân cận của họ Tập đã thừa nhận có những "biến cố" gần giống như đảo chánh đã xảy ra và được dập tắt (**) 

Suy kiệt tài chánh còn sẽ khiến toàn bộ hệ thống công ty, tập đoàn nhà nước của đảng bị tê liệt, tạo ra thất nghiệp hàng loạt khiến nổi loạn còn dễ dàng xảy ra hơn. Đây chính là nổi ám ảnh của họ Tập. Một khoảng ngân sách dành cho tài trợ nạn thất nghiệp bùng phát quá mạnh, quá trầm trọng, là đều mà không chính phủ nào có món nợ công trên 200% GDP có thể gánh nổi. Do đó, nếu Trung Cộng không kiểm soát được tình hình rối loạn tài chánh, thì đảng bị rối loạn ngay từ bên trong nội bộ. 

Vì vậy, sự gia tăng chi phí quân sự ở biển Đông sẽ là sự chảy máu tài chánh tiềm ẩn nhiều hung hiểm đẩy Trung Cộng lâm vào cảnh rối loạn an sinh xã hội, cũng như dẫn đến sự xung khắc bất ổn bên trong nội bộ đảng mỗi lúc mỗi nhanh hơn. 

Mục tiêu chiến lược thứ ba của CIA tại biển Đông- Thúc đẩy các nước trong vùng biển Đông hiện đại hóa quân đội, chia sẽ trách nhiệm an ninh quốc phòng với Hoa Kỳ: 

Ngay sau đệ nhị thế chiến chấm dứt, toàn vùng Đông Nam Á hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của người Hoa Kỳ; và các quốc gia trong vùng Đông Nam Á hoàn toàn nương tựa sự bảo vệ của Hoa Kỳ để phát triển, chẳng có quốc gia nào chú trọng tăng cường binh bị trừ Việt Nam Cộng Hòa ra do phải đối phó với họa xâm lăng của cộng sản. Sau hơn 60 năm kể từ 1950 đến nay, mặc dù biết Trung Cộng là một cường quốc về quân sự, luôn có tham vọng bành trướng, nhưng chẳng quốc gia nào chịu hiện đại hóa quân đội. Tất cả điều ỷ lại vào Hoa Kỳ. 

Khi CIA thúc đẩy Hoa Kỳ nêu cao mục đích "Tự do hàng hải" mà đứng ngoài không can thiệp về chủ quyền lãnh hải thì các nước trong vùng bắt đầu thấy rõ quan niệm ỷ lại vào Hoa Kỳ sai lầm, và đồng ý cùng Hoa Kỳ chia sẽ trách nhiệm an ninh quốc phòng. Vũ khí chiến lược nhập khẩu vào vùng Đông Nam Á bắt đầu tăng vọt. Dù gì đi chăng nữa, các nước trong vùng cần phải bảo vệ nguồn dầu hỏa, khí đốt trong lãnh hải của mình, không thể để lọt vào tay của Trung Cộng một cách quá dễ dàng được. 

Tính đến năm 2016, ngân sách quốc phòng của Phi cuối cùng cũng chịu tăng 25%. Quốc gia này ỷ lại vào Hoa Kỳ quá lâu sau đệ nhị thế chiến, chưa thành lập nổi một hạm đội cho ra hồn. Singapore cũng đồng ý theo chân Phi, tăng ngân sách quốc phòng lên 9%, Riêng Indonexia, ngân sách quốc phòng tăng 150% 

Trừ Cộng Sản Việt Nam có chung đặc điểm rối loạn ngân sách tiềm ẩn như Trung Cộng, các nước trong vùng còn lại, dù có đối đầu với nhiều khó khăn kinh tế, an sinh xã hội, nhưng lại dư sức gia tăng ngân sách quốc phòng. Từ lâu, ngân sách quốc phòng của những quốc gia này chiếm tỷ lệ phần trăm GDP rất thấp. Ngân sách quốc phòng của Indonexia vào năm 2015 chiếm khoảng 0.9% GDP, cho nên sự tăng vọt ngân sách quốc phòng lên đến 150% trong hai năm gần đây thật ra cũng chẳng là bao nhiêu. Xin lưu ý là ngân sách quốc phòng của Trung Cộng chiếm trên 10% GDP. 

Từ đó cho thấy, chính sách thong dong của Hoa Kỳ khi đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Cộng ở biển Đông là nhằm tạo thời gian để các quốc gia Á châu trong vùng biết cách liên minh chặt chẽ hơn, biết cách tự lo quốc phòng chi tiết hơn thay vì bỏ lỏng hoàn toàn về mặt quốc phòng, giao cho Hoa Kỳ lo lắng kể từ năm 1950 đến nay. 

Đi theo mục tiêu này, Hoa Kỳ mở rộng hàng loạt các khóa huấn luyện quân sự cho sĩ quan các nước trong vùng. Người dân vùng Đông Nam Á xuất hiện nhiều hơn tại các đại học quân sự của Hoa Kỳ (như trường huấn luyện sĩ quan West Point chẳng hạn). 

Dù có nhiều lời đồn đoán Hoa Kỳ làm như vậy là để bán vũ khí kiếm tiền, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ thật sự cần các nước trong vùng hiện đại hóa quân đội để giúp Hoa Kỳ ổn định an ninh quốc phòng trong vùng. 

Trung Cộng có dân số trên 1,3 tỷ người. Do đó, tổng số binh sĩ khi tổng động viên có thể lên trên 500 triệu người. Hiện quân số đang tại ngũ cũng đã trên 2 triệu người. Cho nên muốn đối đầu quân sự với Trung Cộng, Hoa Kỳ cần các nước trong vùng tham chiến phụ thêm một tay khi cần thiết. Ngoài các nước trong vùng, Hoa Kỳ còn cần phải lôi kéo cả Ấn Độ, Nhật, Úc, Liên Hiệp Anh, Pháp vào cuộc thì mới hy vọng đủ quân số để đối chọi với Trung Cộng khi cần. 

Thông qua hai cuộc chiến vùng Vịnh với Irag trước đó, với Taliban ở Afghanistan, giới quân sự đã thấy rõ Hoa Kỳ có thừa vũ khí nhưng thiếu lính trầm trọng. 

Nay nếu muốn đối phó quân sự với Trung Cộng, Hoa Kỳ cần huy động tổng lực nhân sự của mình. Tuy nhiên, Hoa Kỳ chỉ có 325 triệu dân, thì không đủ người để đối phó với một quốc gia trên 1 tỷ dân tại biển Đông nếu xung đột xảy ra. 

Hơn nữa, hầu hết các chiến lược gia của CIA đều thuộc trường phái nhìn chiến tranh thông qua gốc độ kinh tế. 

Nghĩa là theo quan niệm của CIA, với một nền kinh tế có GDP trên 12 ngàn tỷ Mỹ kim như Trung Cộng, thì nếu Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Úc, và các nước trong vùng Đông Nam Á hợp lại gây chiến với Trung Cộng, tổng số GDP của Đồng Minh (> 30 ngàn tỷ Mỹ kim) sẽ vượt trội đối phương, áp đảo Trung Cộng gấp hai lần, cho nên khi chiến tranh tiếp diễn kéo dài, Trung Cộng sẽ buộc bị kiệt quệ vì không làm sao mà chịu nổi tiềm năng kinh tế hậu thuẩn chiến tranh áp đảo của Đồng Minh, gấp mình đến hai lần hoặc hơn. 

Còn nếu Hoa Kỳ tham chiến một mình, mức chênh lệnh GDP giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng tuy cũng lên đến trên sáu ngàn tỷ, nhưng vẫn không áp đảo gấp hai lần như trình bày ở trên, do đó, khả năng chiến thắng Trung Cộng bị sút giảm nghiêm trọng. 

Đồng minh có thể lỏng lẻo lúc đầu, Trung Cộng có thể dành được những thắng lợi lúc đầu, nhưng khi đồng minh phản công tổng lực thì sức sản xuất của Trung Cộng hậu thuẩn cho chiến tranh sẽ chịu không nổi. Hơn nữa, Hoa Kỳ có kinh nghiệm dẫn dắt đồng minh đang từ bại thành thắng qua suốt hai cuộc thế chiến, kể cả cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô. 

Do đó, đối sách của CIA về vấn đề biển Đông nhìn bề ngoài có vẻ nữa vời trì hoãn để bán vũ khí, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ đang cần thời gian để cũng cố liên minh, hiện đại hóa quân sự đồng minh để có được sức mạnh áp đảo từ kinh tế, vũ khí, quân số trước Trung Cộng. 

Mục tiêu chiến lược thứ tư của CIA tại biển Đông - Ràng buộc Cộng Sản Việt Nam vào đường lối chiến lược của Hoa Kỳ tại biển Đông 

Trong hội nghị về an ninh khu vực diễn ra tại Singapore vào ngay đầu tháng Sáu, Bộ Trưởng Mattis đã lên tiếng hối thúc CSVN phải hợp tác với Hoa Kỳ về quân sự sâu rộng hơn nữa. Sự hối thúc này cho thấy Hoa Thịnh Đốn không cho Hà Nội sự lựa chọn đứng trung lập mà buộc phải gia nhập vào lực lượng Đồng Minh của Hoa Kỳ tại biển Đông đối chọi với Trung Cộng. 

Hoa Kỳ chờ cho các đảo nhân tạo của Trung Cộng hoàn tất mới đồng ý tháo bỏ cấm vận vũ khí làm CSVN chậm chể rất nhiều trong việc củng cố sức mạnh quốc phòng. Do đó, CSVN không còn cách nào khác là chạy nước rút trong mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, mà trong đó, chấp nhận sự hiện diện của lực lượng Không-Hải và TQLC của Hoa Kỳ tại miền Trung Việt Nam khi cần thiết. 

Lục quân của CSVN hùng mạnh với hơn 1500 xe tăng hiện đại đủ các loại nhưng trong cuộc chiến không hải tại biển Đông nếu xảy ra, lực lượng này hoàn toàn không thể tham chiến. Khoảng 140 oanh kích của Không quân CSVN thì đã quá cũ, 30 chiếc Su Khoi 35 hiện đại không thể bao phủ chiều dài của biển Đông cũng như bảo vệ bầu trời Việt Nam (12). CSVN cố gắn đẩy mạnh hệ thống hỏa tiển phòng không nhưng đây là chiến lược thụ động chủ bại, nhất là khi Hải quân CSVN quá yếu kém, ít ỏi và không có hậu thuẫn mạnh từ Không quân để bảo vệ. Trong hoàn cảnh như vậy, CSVN buộc phải nhờ Hoa Kỳ huấn luyện và viện trợ thêm oanh kích cơ để bảo vệ bầu trời và các vùng duyên hải, nhất là khi hàng không mẫu hạm (HKMH) của Trung Cộng đã có thể đi vào hoạt động trong tương lai. 

Mối quan hệ quân sự giữa CSVN và Hoa Kỳ buộc phải tăng tốc trong thời gian tới vì tình thế biển Đông đưa đẩy bắt buộc phải như vậy. Giới chức quân sự của CSVN thường xuyên bay ra HKMH của Hoa Kỳ hội vấn, cụ thể là tướng Nguyễn Chí Vịnh bay ra HKMH của Hoa Kỳ vào tháng 10 năm ngoái. 

Ngoài ra, vấn đề CSVN phải chấp nhận lực lượng Không-Hải của Hoa Kỳ hiện diện thuờng xuyên hơn, thậm chí thường trực tại miền Trung Việt Nam, nhất là ở Cam Ranh nếu CSVN không muốn tìm kiếm sự bảo đảm về quốc phòng. 

Cuộc tập trận RIMPAC sắp tới đây chính là cơ hội mà Hoa Kỳ mở ra để các sĩ quan của CSVN quen dần với khái niệm chiến tranh không-hải hiện đại. 

Hệ lụy chính trị của chính sách CIA về biển Đông gây ra: 

Nếu cuộc đối đầu căng thẳng sắp tới xảy ra ở Hoàng Sa, thì một lần nữa, chủ quyền biển đảo của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo này sẽ được đem ra bàn hội nghị bàn thảo để tìm chung cuộc cho cuộc tranh chấp. Đến lúc đó, các giá trị pháp lý của Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền biển đảo cần phải được thừa nhận như là tiền đề căn bản cho cuộc hòa đàm kết thức chiến tranh tại biển Đông. 

Trong tình hình hiện tại, CSVN cần rất nhiều thời gian để thay đổi tư tưởng chính trị trong đảng trước khi đi đến hợp tác sâu rộng hơn với Hoa Kỳ về mặt quốc phòng, nhưng CIA đã không cho Hà Nội có thời gian, vì sự uy hiếm của Trung Cộng đã quá cận kề, và lệnh bãi bỏ cấm vận buôn bán vũ khí được bãi bỏ quá muộn màng. 

CSVN muốn hiện đại hóa nền quốc phòng thì cần phải hiện đại hóa đảng của chính mình trước cái đã, mà trong đó, giới lãnh đạo trẻ trí thức cần phải thay thế giới lãnh đạo già nua trong đảng hiện nay. Nhất là giới lãnh đạo đảng mới này phải tốt nghiệp đại học ở Hoa Kỳ, có quan niệm chính trị và kiến thức của thời đại ngày nay, hiểu cách làm việc của người Mỹ khi đối phó với tình hình quân sự chính trị ở biển Đông trong tường lai. 

Đó là lý do tại sao, các đại học Mỹ mở rộng cửa để con cháu các đảng viên sang học, và nếu CSVN không vận dụng cơ hội này để trí thức hóa đảng, trẻ trung hóa đảng thì chế độ Cộng Sản này chỉ chờ ngày sụp đổ do không đủ khả năng đối phó với các chính sách đối đầu của các siêu cường. 

Tuy nhiên, khi giới lãnh đạo trẻ trí thức nắm quyền uy của đảng, liệu đường lối Cộng Sản còn tiếp nối được nữa không? Hay họ lại nhìn về chính thể Việt Nam Cộng Hòa để dò dẫm bước đi mới cho Việt Nam. Nhất là khi các giá trị pháp lý biển đảo của Việt Nam Cộng Hòa được đem ra bàn thảo. 

Từ đó, chúng ta thấy đối sách của CIA không dừng lại ở biển Đông, mà trên thực tế, đây chỉ là bước đầu trong kế hoạch dài lâu cả chục năm để khiến cho cả hai chế độ Cộng Sản, Việt Nam và Trung Quốc, bị biến dạng hay hủy diệt sao cho có lợi cho vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trong vùng; cũng như sao cho có lợi cho sự phát triển văn hóa, kinh tế xã hội dài lâu mà Hoa Kỳ đã chủ trương sẵn cho vùng Đông Nam Á. 

07.06.2018

Chú thích: 














Link tham khảo thêm
















Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo