Khả năng mất kiểm soát đồng nội tệ sụt giá 7%, tình trạng bán khủng hoảng - Dân Làm Báo

Khả năng mất kiểm soát đồng nội tệ sụt giá 7%, tình trạng bán khủng hoảng

Donguyen (Danlambao) - Các ý kiến của các chuyên gia kinh tế của Hanoi cho rằng “không vội” làm sụt giá đồng VNĐ theo sự sụt giá của đồng Yuan. Có thể họ chỉ nhìn thấy sự khủng hoảng của việc mất giá đồng nội tệ VND chứ họ không nói hoặc giấu giếm về khả năng có thể kiểm soát đồng nội tệ của chế độ Hanoi. Quan điểm của tôi, chúng ta không thể kiểm soát kinh tế bằng quyền lực chính trị ngay cả Hoa Kỳ cũng không thành công nếu lạm dụng bàn tay hữu hình. (Mở rộng ra, không thể tồn tại cái mô hình Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Hàm ý rất rõ rằng ý chí, ý muốn, sự áp đặt, sự dẫn dắt của quyền lực chính trị đối với sự vận hành của nền kinh tế.)

Năm 1992, đồng bảng Anh sụp đổ 15% do bị bán tháo (tấn công) bởi nhóm tài phiệt “hội của George”. Khi đó, GDp nền kinh tế của Vương Quốc Anh vào khoảng 1,170 tỷ USD, tỷ trọng xuất - nhập khẩu vào khoảng 150 tỷ USD, chiếm tỷ trọng tương đương 13% GDP (số liệu từ văn phòng thống kê Anh Quốc – Office for National Statistics). Nợ công tính đến hết năm 1991 là 21.7%. 

Nhìn lại các thông số tương tự của Việt Nam: nợ công trượt qua ngưỡng 65% (thực tế có thể gấp đôi tỷ lệ này), kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDp chiếm tỷ lệ 180% (bộ Cộng Thương). 

Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 từ Thailand, nhà kinh tế học Paul Krugman chỉ ra rằng những năm trước đó, một số các nước Châu Á tăng trưởng là do dòng chảy đầu tư từ tư bản, tỷ suất đầu tư cao thúc đẩy tăng trưởng ảo, sự tăng trưởng đó không phải do yếu tố quan trọng là năng suất tổng nhân tố. Là nhân tố phản ánh nội lực quốc gia tạo nền tảng tăng trưởng bền vững và kéo dài sự thịnh vượng. 

Nền kinh tế của vn có hệ số Icor khá cao vào khoảng 6 (thành phần kinh tế nhà nước vào khoảng gần 9 lần, FDI tăng dần lên 5 do đầu tư từ Trung Quốc kéo xuống), là nền kinh tế có hệ số năng suất thấp chứ nói đến năng suất tổng nhân tố là không có. Chúng ta nhìn vào cơ cấu sản xuất tương ứng với đóng góp GDP của chúng, nội lực trong nước phụ thuộc vào xuất thô khá cao. Chúng ta nhìn vào cơ chế phát triển giáo dục. Chúng ta nhìn vào sự phát triển và nắm bắt Khoa Học - Công Nghệ chúng ta có. Chúng ta nhìn vào môi trường đầu tư (phân biệt rất rõ và nặng nề giữa các thành phần kinh tế, FDI - Quốc Doanh nhận quá nhiều ưu đãi, thuế, chính sách, khu vực Tư Nhân có độ biến thiên, năng động và dư địa phát triển mạnh thì bị bóp nghẹt, phân biệt, trừ thành phần thân hữu). Chúng ta nhìn vào môi trường sống – môi trường tự nhiên. Đây là những yếu tố quan trọng cấu tạo ra Năng Suất Tổng Nhân Tố mà Việt Nam chỉ có mất đi mà không có bất cứ gì đạt được. Chế độ csvn muốn tạo ra 3 thành phần kinh tế chính và tin rằng như vậy là đủ để phát triển và duy trì quyền lực: thành phần kinh tế đảng – nhà nước, thành phần FDI, và thành phần kinh tế thân hữu. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, nó bộc lộ những yếu kém, thiếu nhạy cảm, và khả năng phòng rủi ro thấp. 

Nền kinh tế VN hiện nay đang diễn ra như những gì mà các quốc gia như Indonesia, Hàn Quốc, Thailand trải qua ở cuối thập nhiên 90. Dựa vào yếu tố ngoại để tăng trưởng, lôi kéo dòng tiền đầu tư từ bên ngòai chảy vào làm lợi cho khối quốc doanh và khối thân hữu mà không có cơ chế công bằng cho khối tư nhân, không cởi mở giáo dục, chính trị để khởi nguồn cho người dân sáng tạo, làm kinh tế, thúc đẩy tinh thần đóng góp – xây dựng. “Chiến lược” trải thảm được chính quyền Hanoi liên tục “cải tiến” với nhiều ưu đãi ngày càng mở rộng bất chấp những sai lầm và hệ lụy trước đó, cho mục đích lấp vào những chỗ trống của kinh tế tư nhân, bù đắp do thiếu thốn ngoại tệ và vay nợ cho khối quốc doanh. Cho nên, 

Trong cách nhìn của tôi về tỷ giá hối đoái, tính từ đầu năm ở mức 22,670vnd/usd, thời điểm trước khi có các động thái về chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì đến nay đã đạt mức cao nhất là 23,700vnd/usd (chiều ngày 16/08/2018), tức đồng vnđ đã trượt giá 4,5%. Do Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai thị trường xuất khẩu lớn của Hanoi, và đều thanh toán bằng đồng USD ngay cả với Trung Quốc, nên đồng VND không thể có sự độc lập với sự sụt giá của đồng Yuan như các “chuyên gia” nói. Lý do hiện nay Hanoi cầm cự được là do lượng lớn đông USD thu mua được nhờ các năm 2014 đến 2017 khi đồng USD còn đang rẻ trên toàn cầu. Nhưng nếu VND sụt giá chạm ngưỡng 7% so với đầu năm, tức chạm mức 24,260đ/USD, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng bán khủng hoảng, và sẽ lịm dần đi nếu cuộc diễn chiến thương mại đó chưa có điểm dừng và đồng Yuan tiếp tục sụt giá. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc cũng đã rơi vào tình trạng bán khủng hoảng do sự sụt giá đến 7%. Bất kỳ đồng tiền nào nếu có mức sụt giá 7%/năm đều có nguy dẫn đến khủng hoảng, ở mức sụt giá này sẽ tác động rất lớn đến nợ công, lạm phát, tình trạng xuất nhập khẩu, cán cân vãng lai, tài khoản vãng lai, giá cả hàng hóa và đối với một số nền kinh tế có đồng tiền lưu thông mạnh sẽ dễ dàng bị tấn công như bảng Anh, yên Nhật, … đối với Việt Nam, Trung Quốc, sẽ bắt đầu đối mặt với sự tháo chạy tư bản khi sự sụt giá diễn ra chạm mức này. Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức bước vào khủng hoảng kinh tế khi đồng Lira mất 40% mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính sách đối ngoại – ngoại giao chính trị, và bởi nền kinh tế thân hữu. 

Những thống số vĩ mô kinh tế không ủng hộ chế độ Hanoi, nó rất mỏng manh, đều ở trạng thái chạm - vượt ngưỡng an toàn. 

17.08.2018

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo