Thưa ông Nguyễn Sinh Hùng: Hồ Chí Minh là ta hay tàu? - Dân Làm Báo

Thưa ông Nguyễn Sinh Hùng: Hồ Chí Minh là ta hay tàu?

Đóng vai Nguyễn Sinh Cung, Hồ Chí Minh gọi nhầm cháu bằng chú và cháu nội bằng em!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - (Gom ít thuốc để góp vào quả bom của tác giả Vũ Đông Hà.) 

Trong bàiHồ Chí Minh / Hồ Tập Chương - "cha già" Việt hay Tàu?tác giả Vũ Đông Hà có viết: “Nếu "bác" Hồ Chí Minh của đảng CS vĩ đại như thế nào thì nghi vấn "cha già dân tộc" họ Hồ là một gián điệp cộng sản Tàu lại là một quả bom tấn "vĩ đại" gấp ngàn lần.” 

“Quả bom tấn” đã quá ghê gớm, bây giờ là “quả bom tấn "vĩ đại" gấp ngàn lần” thì bọn CSVN sống sao được? Chúng ta hãy cùng nhau gom nhặt mỗi người ít thuốc súng để chúng ta cùng chế ra quả bom mơ ước đó. Qua đây, cũng xin cảnh báo, dù vội thì chúng ta càng cần góp thuốc súng thật, chớ đưa ra thuốc giả mà phản tác dụng đó.

Tác giả Vũ Đông Hà viết tiếp: “Cả một lịch sử đảng, truyền thống đảng, huyền thoại đảng và nhất là chiêu bài dân tộc của đảng CSVN sẽ bị nổ tan tành và phá sản hoàn toàn nếu kẻ được đảng bưng lên thành cha già của dân tộc Việt được chứng minh là một người Tàu.” 

Hẳn rồi, nếu “bác” đúng là người Tàu, mà đảng kia vẫn tồn tại thì chả hóa dân Việt mình là động vật 2 chân sao?! 

Hẳn rồi, nếu “bác” đúng là người Tàu, mà ông Nguyễn Sinh Hùng vẫn khấn khấn vái vái thì chả hóa ông nguyên Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ là động vật 2 chân thôi sao? 

Hẳn rồi, nếu “bác” đúng là người Tàu, thì cả họ nhà ông Nguyễn Sinh Cung (những người lớn) sẽ bị thủ tiêu đầu tiên! 

Bây giờ ta đi xem những người thân của ông Nguyễn Sinh Hùng sống chết ra sao? Có gì đặc biệt? 

*** 

Không một chữ nào là “Bác” Hồ giết - NHƯNG: 

I. “Cháu gọi Bác Hồ bằng cụ”? 

“...Hẹn hò mãi, lần này về quê Bác, chúng tôi mới cùng đi với Nguyễn Sinh Nam, cháu gọi Bác Hồ bằng cụ. 

…Nắng vàng trải trên các cánh đồng lúa Đô Lương - Nam Đàn. Nắng vàng, lúa vàng và lòng người thì xốn xang. Hẹn hò mãi, lần này về quê Bác, chúng tôi mới cùng đi với Nguyễn Sinh Nam, cháu gọi Bác Hồ bằng cụ. Sinh Nam dẫn chúng tôi vào thắp hương nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy ở Làng Sen. Ngôi nhà gần với nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Bác Hồ.” (Về làng Sen - Đài Tiếng Nói Việt Nam, 8/6/2011). 

Nhận xét: 

Đến đây, ta thấy Nguyễn Sinh Nam là cháu gọi Bác Nguyễn Sinh Cung bằng cụ là quá chuẩn, còn có đúng “cháu gọi Bác Hồ bằng cụ” hay không thì phần sau mới tỏ. 

Những người có chức sắc hàng tỉnh, bộ, ngành ở trung ương từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, có lẽ đều biết nhân vật Nguyễn Sinh Nam. Bắt đầu từ năm 1990 khi ông Nguyễn Sinh Hùng làm Giám đốc Kho bạc nhà nước Trung ương, rồi thứ trưởng, bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cộng sản, đi Nguyễn Sinh Hùng là một người em ruột. Đó là Nguyễn Sinh Nam. Nguyễn Sinh Nam được Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu là đứa em trai ruột, làm về ngành xây dựng, chuyên để lo các việc như xây dựng trụ sở Kho bạc các tỉnh, thành từ Bắc chí Nam, rồi các dự án lớn hơn theo cùng với việc thăng chức của sếp Hùng. Âu có lẽ cũng là chuyện thường ngày ở thời Cộng sản... vì dân, thiết nghĩ không nên nói, nhưng vì nhân vật này liên quan tới một câu chuyện thâm cung bí sử nên buộc phải giới thiệu thế. 

II. Dòng tộc Nguyễn Sinh Cung... chết hết để “bác” về “thăm quê”. 

“Nguyễn Sinh Nam kể: Hai cụ sinh được hai người con trai là Nguyễn Sinh Trợ và Nguyễn Sinh Sắc. Ông Nguyễn Sinh Trợ sinh được 2 con trai là Nguyễn Sinh Lý và Nguyễn Sinh Mợi. Nguyễn Sinh Lý có được 2 người con trai là Nguyễn Sinh Diên (ông nội Sinh Nam) và Nguyễn Sinh Thản. Nguyễn Sinh Thản còn có tên gọi là Lý Nam Thanh, là một trong mấy chiến sĩ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô và hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Moscow năm 1941.  Trên bàn thờ, gần với ảnh cụ Nguyễn Sinh Sắc là ảnh Bác Hồ.” (về Làng Sen - Đài Tiếng Nói Việt Nam, 8/6/2011) 

"Vẽ" gia phả theo đoạn trên: 



Vậy nếu Hồ Chí Minh đúng là Nguyễn Sinh Cung thì là bằng vai với cụ Nguyễn Sinh Mợi

Ấy vậy mà Hồ lại gọi con cụ Mợi bằng chú và xưng anh với cháu nội cụ Mợi! 

Thật là lộn sòng! 

Nào chúng ta cùng xem: 

1. Nhánh bên nhà ông Nguyễn Sinh Sắc... tuyệt tự! 

Nhìn vào gia phả trên, ta thấy: Nhánh bên nhà ông Nguyễn Sinh Sắc, có 3 người con rồi... tuyệt tự. Đó là Bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Sinh Khiêm, ông Nguyễn Sinh Cung - cả 3 đều được đảng và “bác” nói là không có con! 

Báo của đảng và “bác” nói lý do là Thực Dân Pháp quá dã man! 

Có gì ẩn khuất? 

“...Có một điều băn khoăn từ rất lâu, khi đã trở nên gần gũi và được tin cậy, chọn một thời điểm thích hợp, nhà văn Sơn Tùng hỏi bà Nguyễn Thị Thanh: 

- O ơi, cháu có điều này xin được hỏi O, mong o hiểu... cháu muốn được thấu rõ những điều... 

Bà Thanh tiếp lời: 

- Cháu cứ hỏi, không phải e ngại, miễn là điều đó có thể nói được với cháu thì O sẽ nói. 

Sau phút do dự, nhà văn thổ lộ điều tâm sự của mình: 

- Cháu biết điều này không dễ gì... Nhất là lại hỏi với người bề trên... Nhưng mong O xá lỗi và cho cháu biết tại sao ba chị em O lại đều không xây dựng gia đình? Có gì ẩn khuất sau chuyện này không hả O? 

Bà Thanh quay nhìn ra khu vườn xanh. Ngọn gió chiều lao xao trên tàu lá. Đôi mắt bà trở nên hoang vắng. Bà im lặng. Một niềm im lặng thẳm sâu mà như nói lên biết bao điều. Lúc sau bà cất giọng trầm, nén bên trong những rung cảm mãnh liệt: 

- Hoàn cảnh nhà O... Bà Thanh kìm một tiếng thở dài. 

- Biết bao gian khó hiểm nghèo... Có nói ra cháu chưa chắc đã hình dung hết được... Cậu Thành thì đi xuất dương tìm con đường cứu nước. O và cậu Khiêm bị đi đày. Cậu Khiêm bị thực dân Pháp tra tấn dã man và tìm cách triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc... Khi ra tù thì tuổi đã cao, có những nỗi niềm u uẩn... 

Bà Thanh như nghẹn lại, mắt ứa lệ: 

- O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì O mới nói. Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng... Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó. Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy. Nhiều ngày sau đó O không đi lại được. Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa... 

Nhà văn Sơn Tùng lặng lẽ nhìn người chị gái của Bác Hồ...” 

Nhận xét: “Có gì ẩn khuất?” 

Có thật “Cậu Khiêm bị thực dân Pháp tra tấn dã man và tìm cách triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc”? 

Có thật “Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó. Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O”? 

Nếu “Bác” đúng là em trai của “Cậu Khiêm” thì ắt “Bác” cũng bị nhiều hơn “thực dân Pháp tra tấn dã man và tìm cách triệt nòi giống bằng cách tiêm thuốc”

Đây hoàn toàn chỉ là những câu chuyện vu vơ, được gắn tên một nhà văn mà cộng sản đã tô hồng - nhà văn Sơn Tùng - nhưng kỳ thực chỉ là một kẻ mắc bệnh sọ não, mất 81% sức khỏe! 

Như vậy, loại đi những thông tin vu vơ thì có một sự thật nổi lên: “Nhánh bên nhà ông Nguyễn Sinh Sắc... tuyệt tự!” 

2. Nhánh bên nhà ông Nguyễn Sinh Trợ... chết hết những người... lớn! 

2.1- Nhánh “Nguyễn Sinh Mợi” 


“Điều ấn tượng nhất đối với mọi người dân Kim Liên lúc bấy giờ là chuyện ra thăm Bác của cụ Nguyễn Sinh Xơng, sau một tháng ra thăm Bác, cụ Xơng về đến nhà thì nhận được giấy mời đến nhận tiền Bác gửi. Cụ Xơng ngỡ ngàng không biết tại sao có giấy báo nhận tiền, đến khi hỏi ra thì mới biết là khi tâm sự với Bác, cụ nói ở nhà chỉ cày bằng con bê và nghèo khổ không có tiền đón tết nên được Bác cho tiền mà Bác tiết kiệm bao năm để ăn Tết. Ông Quế tâm sự: 20 tết âm lịch, tôi nhận được giấy báo nhận tiền nói: "Chú Quế đưa cho cụ Mợi (Cha cụ Xơng) để ăn Tết, đây là tiền của Bác tiết kiệm được, không phải của Chính phủ".” (Chuyện Bác Hồ hai lần về thăm quê | Báo Công an nhân dân điện tử, 21 thg 5, 2011) 

Ông Nguyễn Sinh Mợi chết: 

“Khi được tin ông Nguyễn Sinh Mợi, người anh em thúc bá bị đau nặng, Bác Hồ tự tay viết thư gửi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An: 

"Thân gửi đồng chí Võ Thúc Đồng 

Được tin cụ Mợi đau nặng, tôi không có điều kiện về thăm nom chăm sóc. Tôi nhờ đồng chí giúp đỡ chữa chạy. Tôi cảm ơn. Thân ái". 

Bác giao ông Lập cầm bức thư vào Vinh đưa tận tay đồng chí Võ Thúc Đồng. Khi biết cụ Mợi không qua khỏi, Bác cho gọi anh Nguyễn Sinh Định, con trai cụ Mợi, cán bộ Ủy ban Hành chính Hà Nội, cùng các con vào chỗ Bác. Bác dặn ông Lập rút ở Sổ tiết kiệm của Bác 200 đồng để giúp lo liệu công việc cho cụ Mợi. 

Lần đầu tiên sau nhiều năm phục vụ Bác, ông Lập được chứng kiến các cháu gọi Bác bằng ông, bằng chú. Nhìn ông cháu âu yếm nhau, ông Lập thật sự xúc động.” (Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ | Báo Công an nhân dân điện tử, 15 thg 4, 2008) 

Nhận xét: 

Ông cụ Mợi mất năm nào? Chỉ biết rằng cả 2 lần Hồ về “thăm quê” với hàng trăm xuất diễn mà không thấy nói có thăm cụ Mợi “người anh em thúc bá”! (Xem cuốn: Bác Hồ Về Thăm Quê, Nxb Thuận Hoá, Huế 2007, Chu Trọng Huyến) 

Có thật “anh Nguyễn Sinh Định” là “con trai cụ Mợi”?  Có thật “anh Nguyễn Sinh Định” là “cán bộ Ủy ban Hành chính Hà Nội”? Sao khi bà Thanh và ông Khiêm cách nhau một tuần đúng 11g30 phút trưa ngày chủ nhật ra thăm “em” lại không có mặt người cháu gần là “anh Nguyễn Sinh Định”? Mà tất cả 2 buổi lại chỉ là 2 người cháu họ xa. (xem Hồi ký: Bác Hồ gặp người anh ruột, bqllang.gov.vn, 22 thg 4, 2016) 

Lưu ý: Nếu thật “anh Nguyễn Sinh Định” là “con trai cụ Mợi” thì có lẽ một người xa quê đã 50 năm (Nguyễn Sinh Cung) - còn người kia đến lúc đó vẫn còn được gọi là “anh Nguyễn Sinh Định” thì cũng chẳng biết mặt nhau - hồi 1906! 

Con ông Nguyễn Sinh Mợi - Ông Nguyễn Sinh Xơng - đang khỏe bỗng chết. 

“Thời gian: 13-1-1958 

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ông Nguyễn Sinh Thoán1), chia buồn và tỏ lòng thương tiếc khi nhận được tin ông Nguyễn Sinh Xơơng mất. 

1) Nguyễn Sinh Thoán là con ông Nguyễn Sinh Xơơng. Ông Xơơng là chú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.” 

Lộn sòng: 

Thư gửi ông Nguyễn Sinh Thoán (13-1-1958) 

Thân ái gửi em Nguyễn Sinh Thoán, 

Được tin chú Xơơng vừa qua đời, anh rất lấy làm thương tiếc. Anh gửi thư này chia buồn cùng các em. 

Chào thân ái 

Ngày 13 tháng 1 nǎm 1958 

HỒ CHÍ MINH 

(Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh)” 



Xem lại hình gia phả một lần nữa và nhận xét: 



Như biểu đồ gia phả trên thì Nguyễn Sinh Cung là vai chú của Nguyễn Sinh Xơng, vai ông của Nguyễn Sinh Thoán. Nhưng "bác" Hồ (trong vai Nguyễn Sinh Cung) lại viết thư gọi cháu Xơng bằng chú và xưng anh với người cháu Nguyễn Sinh Thoán gọi Nguyễn Sinh Cung bằng ông!  ha ha! 

Nếu đúng Hồ = Nguyễn Sinh Cung thì bức thư trên phải viết lại như sau: 

“Thân ái gửi cháu Nguyễn Sinh Thoán, 

Được tin cháu Xơơng vừa qua đời, ông rất lấy làm thương tiếc. Ông gửi thư này chia buồn cùng các cháu. 

Chào thân ái 

Ngày 13 tháng 1 nǎm 1958 

HỒ CHÍ MINH” 

*

“Nhà thờ tổ” vô cùng hoành tráng. 

“Chuyện bà Thái Hương, Chủ tịch TH True Milk bỏ ra 150 tỷ để xây “nhà thờ tổ” vô cùng hoành tráng cho dòng họ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Núi Chung (Nam Đàn, Nghệ An) để “trả công” vì ngài Chủ tịch Quốc hội đã ra tay cứu giúp bà Thái Hương khi đang giãy giụa...” 

Không biết khi “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tung tiền tấn xây “nhà thờ họ... ” thì khi ghi vai vế Hồ với Ông Xơơng thì sẽ ghi như thế nào? 

Ông Xơơng là chú Hồ Chí Minh đúng như thư của Hồ! 

Hay: 

Ông Xơơng là cháu Nguyễn Sinh Cung như thực tế dòng tộc? 

Thực là khó! (Nều Nguyễn Sinh Hùng còn chút tính... người.) 

2.2 - Nhánh “Nguyễn Sinh Lý”: 

“Nguyễn Sinh Lý có được 2 người con trai là Nguyễn Sinh Diên (ông nội Sinh Nam) và Nguyễn Sinh Thản.” 

- Nguyễn Sinh Thản chết: “Nguyễn Sinh Thản còn có tên gọi là Lý Nam Thanh, là một trong mấy chiến sĩ Việt Nam tham gia Hồng quân Liên Xô và hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Moscow năm 1941.” (Về làng Sen - ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM, 8 thg 6, 2011) 

"Lý Nam Thanh, là tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho Nguyễn Sinh Thân. Ông sinh năm 1908 tại làng Sen, tổng Kim Liên. Cha ông tên là Nguyễn Sinh Lý đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân Pháp. Anh cả của Lý Nam Thanh là Nguyễn Sinh Diễn, từng là Phó bí thư Tỉnh ủy bí mật Nghệ An, tích cực tham gia phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh. Ông đã bị giam cầm và năm 1936 qua đời trong nhà tù thực dân." (Những người Việt trong màu áo Hồng quân Liên Xô - Dân trí

Nhận xét: Nguyễn Sinh Thân hay Nguyễn Sinh Thản? Nguyễn Sinh Ly hay Nguyễn Sinh Lý? Nguyễn Sinh Diễn hay Nguyễn Sinh Diên?  Họ quên rằng tiếng Việt còn có dấu hay họ nghe chuyện tào lao nên mất dấu? 

Như vậy ông Nguyễn Sinh Lý sinh được 2 người con thì tới 1941 cả 3 bố con đã chết! Có thật Thực dân đã giết họ? Hay chính là bọn Hồ Chí Minh? 

2.3 Hồ trả lời về người đồng chí, người cháu họ gần (con của người anh em thúc bá): 

“Một lát sau, anh Nguyễn Sinh Thọ có hỏi Bác Hồ về người chú ruột của anh, gọi Bác Hồ và bác Khiêm bằng chú họ là ông Nguyễn Sinh Thản được đoàn thể và Bác Hồ đưa sang nước Nga (Liên Xô cũ) học tập và hoạt động cách mạng nay còn không? Bác Hồ cho biết, đã lâu Bác không được tin tức, Bác nói: “Nếu còn sống thì sẽ về nước, nếu không có tin tức gì thì chắc đã hy sinh vì nhiệm vụ quốc tế”. Đúng như Bác dự đoán, ông Thản (tức Lý Nam Thanh), chú ruột anh Thọ, đã hy sinh trong khi chiến đấu bảo vệ Thủ đô Moskva trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô (1941-1945) và sau này (1987), đã được Chính phủ Liên Xô tặng Huân chương vệ quốc hạng nhất cho chiến sĩ quốc tế.” (Hồi ký: Bác Hồ gặp người anh ruột, bqllang.gov.vn, 22 thg 4, 2016) 

3. Năm 1957 “là lần về thăm quê bí mật”,  “người thân” cũng không được biết! 

“Từ ngày rời xa quê hương vào Thừa Thiên - Huế học, rồi bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, hơn 50 năm trôi qua, ngày 1/6/1957 Bác mới được về thăm lại quê hương, thăm lại bà con làng xóm, thăm những gian nhà lá gắn liền với tuổi thơ của Người. Đây là lần về thăm quê bí mật, chỉ một số người được giao nhiệm vụ đón Bác mới được biết...” (Chuyện Bác Hồ hai lần về thăm quê | Báo Công an nhân dân điện tử, 21 thg 5, 2011) 

4. Năm 1961  là lần về thăm quê “Công khai” - Họ Nguyễn Sinh chỉ còn... toàn con trẻ! 

“Bốn năm sau, ngày 9/12/1961 Bác lại có dịp được về thăm quê, lần này Bác về quê ngoại trước (lần này có cả Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (bây giờ), lúc đó còn là thiếu niên)… 

Trong lần thứ hai Bác về thăm này, ông Nguyễn Sinh Quế mới 27 tuổi, là Tỉnh ủy viên trẻ nhất của Nghệ An lúc bấy giờ, đã được giao về làm trưởng ban và ông Võ Khắc Minh, Phó Bí thư Huyện ủy là phó đoàn đón tiếp Bác. Nói chuyện với bà con, Bác không quên dặn dò người cháu Nguyễn Sinh Quế: "Đối với người cán bộ việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì không có lợi cho dân thì đừng làm".” (Chuyện Bác Hồ hai lần về thăm quê | Báo Công an nhân dân điện tử, 21 thg 5, 2011) 

Tóm lại: Không một chữ nào là “Bác” Hồ giết - NHƯNG: 

Đến 1961, khi Hồ về “thăm quê” công khai thì dòng họ Nguyễn Sinh đã chẳng còn người lớn! Mà chỉ còn: “ông Nguyễn Sinh Quế mới 27 tuổi” và “Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng... lúc đó còn là thiếu niên.” 

Liệu có còn ai để kiểm tra cái tai có giống Nguyễn Sinh Cung như “bà chị” Nguyễn Thị Thanh đã làm? 

Liệu có nên sống để đi dựng đền thờ “Bác Hổ” không hả ông Nguyễn Sinh Hùng - nguyên chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam? 



13.09.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo