Trần Thị Hải Ý (Danlambao) - “Tóm lại: Có lệnh ‘Không được nổ súng’ trong vụ Thảm sát Gạc Ma ngày 14/03/1988 hay không? - Xin thưa: Có đấy. Nói có sách, mách có chứng. Đây: Bọn địch hung hăng dùng 4 ca nô chở khoảng 100 lính, trang bị đầy đủ vũ khí, máy vô tuyến, đổ bộ lên bãi Gạc Ma. Cùng lúc, các ca nô của chúng chạy quanh, uy hiếp ta. Chúng khống chế khu vực giữa tàu và bãi. Đồng chí Thông ra lệnh: Khi chưa có lệnh, tuyệt đối không được nổ súng!”(trích nguyên văn trang 51, Ảnh scan 9, khung đỏ).
*
4-. Phúng lâm sàng cựu Đại tướng QĐND, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Chủ tịch nước CH xhcn Việt Nam Lê Đức Anh.
Lê Đức Anh làm BT Quốc phòng, tại Đại hội VI (12/1986), giữ chức Chủ tịch nước tại Đại hội VIII (06/1996) và từ 12/1997 là Cố vấn BCH TƯĐ, còn được gọi là Thái Thượng Hoàng như cố TBT Đỗ Bồ tát thị hiện Thập đại thiện (Nguyễn Duy Cống, 1917-2018).
Về Lê Đức Anh, Hải Ý em chỉ nhắc lại 2 sự kiện nhẫn tâm đến tận cùng của ông ta nói riêng trong phần 3 này và tạm nói luôn ngay đây: khi sống, hành xử bất nhân bất nghĩa; khi chết, lại hòng hưởng nghĩa tử nghĩa tận là sao, dễ dàng vậy à? Đơn giản hay đang giỡn?!
Ảnh ghép Photoshop, TTHY.
A-. Thảm sát Gạc Ma 1988: Có hay không lệnh “Không được nổ súng”? - Có đấy!
Từ nhiều năm qua, hai chữ Gạc Ma là nỗi ám ảnh u ám của mọi cư dân mạng nói riêng, nhất là vào đầu tháng 3 hàng năm. Bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Tàu cộng cưỡng chiếm ngày 14/03/1988, thảm sát 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam (Ảnh scan 7, trang 52 tài liệu ở dưới ghi 74 chiến sĩ hy sinh). 14/03 là ngày nơi nơi trong cũng như ngoài nước tổ chức lễ Tưởng niệm ngày mất Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao và 64 liệt sĩ nêu trên. Và câu hỏi: Ai là người đã ra lệnh cho chiến sĩ hải quân Việt Nam “không được nổ súng” (vào hải quân Tàu cộng)?” lại vang lên. Câu trả lời đó đây luôn luôn là: Lê Đức Anh – Đại tướng QĐND, BT Quốc phòng vào thời điểm đó!
HY em chưa đọc “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” do Thiếu tướng Lê Mã Lương chủ biên, cuốn sách đã và đang gặp nhiều gian nan lận đận trong việc phát hành, nên không có ý kiến. Tuy nhiên hôm 25/09/2018, nhờ Google mà tình cờ tìm được 11 trang scan từ cuốn “Huyện đảo Trường Sa” Nxb Tổng hợp Phú Khánh, tháng 5 năm 1988, tức chỉ sau Thảm Sát Gạc Ma chừng 2 tháng. Người đăng tài liệu này lần đầu tiên nhằm ngày 24/09/2018 là FB Người Nước Huệ @ Đà thành, Quảng Nam quốc. Ông viết:
“Cuốn sách này dày 162 trang, có 8 ảnh minh họa, được in 20.000 bản [1 con số mơ ước cho sách in hiện nay], theo sự “quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy [Phú Khánh], UBND tỉnh [Phú Khánh], Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy [Phú Khánh]”; có “sự phối hợp giúp đỡ của Bộ tư lệnh vùng 4 hải quân, ủy ban nhân dân huyện Trường Sa, trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân Vùng 4…”, chứ không phải là cuốn sách do một cá nhân nào đó biên soạn và do một công ty nào đó bỏ tiền xuất bản mô nghe”. (xem hình chứng số 8 trong ô đỏ ở dưới).
Tóm lại: Có lệnh “Không được nổ súng” trong vụ “Thảm sát Gạc Ma” ngày 14/03/1988 hay không?
- Xin thưa: Có đấy. Nói có sách, mách có chứng. Đây bài: “Trường Sa 14 tháng 3” (khởi từ Ảnh scan5 trang 50):
Ảnh scan 1
Ảnh scan 2
Ảnh scan 3
Ảnh scan 4
Ảnh scan 5
Ảnh scan 6
Ảnh scan 7
Ảnh scan8
Ảnh scan9
Ảnh scan10
Ảnh scan11
Nguồn, 24/09/2018: https://www.facebook.com/anhson.tranduc/posts/10210830205105775
*
Trong buổi ra mắt cuốn “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” tại thành Hồ ngày 10/07/2018, xuất hiện nhóm chữ “không bắn Trước” của nhóm người quyết liệt chống đối cuốn sách, như Thiếu tướng Hoàng Kiền. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng lặp lại lời Thiếu tướng-Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm, từng giữ chức vụ Phó tham mưu trưởng Hạm đội 171, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 61, trực tiếp phụ trách tác chiến của Quân chủng Hải quân vào thời điểm xảy ra cuộc chiến tại đảo Gạc Ma: “Tướng Lâm có nói là chúng tôi không có tác chiến gì cả vì không có kế hoạch. Tự nhiên các quân lính của chúng tôi có mặt tại đó không có phản ứng nào cả. Cho nên Trung Quốc đã làm một cuộc thảm sát.”
Và Gs Hưng đưa ra lập luận, nguyên văn: “Tôi xin hỏi một câu rằng ngay cả lệnh đưa ra là ‘không bắn trước’, thì tại sao không có một chủ trương tác chiến để phản ứng khi tàu chiến Trung Quốc áp sát đảo Trường Sa với dã tâm xâm chiếm? Phải có một kế hoạch tác chiến để bảo vệ biển đảo của Việt Nam. Tại sao Bộ Quốc Phòng không có một kế hoạch tác chiến là thế nào? Và khi không có kế hoạch tác chiến mà đưa đến cái lệnh ‘không được bắn trước’ thì tự nhiên sẽ làm cho chiến sĩ Việt Nam bị động và sẽ không phản ứng gì cả, để cho Trung Quốc có thể sử dụng súng đại liên, súng cối…giết hại chiến sĩ Việt Nam” (1). Mời đọc lại Ảnh scan 6, trang 51.
“Người ta muốn vùi dập, không cho thông tin, không cho thông báo, không cho dân biết về cuộc chiến ấy, cuộc thảm sát ấy của Trung Quốc. Người ta muốn che giấu nó đi. Thậm chí những cuộc tưởng niệm, người ta còn tìm cách phá hoại, gây khó dễ, bắt bớ…Nhưng cuối cùng bây giờ buộc phải cho công bố sự thật này. Bởi vì dư luận chân chính, yêu nước, chống Trung Quốc xâm lược đã chiến thắng” (Nguyễn Khắc Mai – nguyên Vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương) (1).
Nhà xuất bản Fortis, ở Mỹ đã ký hợp đồng với nhà xuất bản Văn học và Công ty Trí Việt-First News ở Việt Nam, chuyển nhượng quyền xuất bản “Gạc ma - Vòng tròn bất tử” sang Anh ngữ với số tiền chuyển nhượng 0 đồng. Đại diện Nhà xuất bản Fortis, ông James G. Zumwalt cho biết sẽ phát hành quyển sách “Gac Ma-Immortal Circle” ở Mỹ và số tiền thu được từ việc bán sách sẽ đóng góp hỗ trợ cho các cựu chiến binh và liệt sĩ Gạc Ma.
“Thế giới sẽ biết về một cuộc chiến mà Trung Quốc dùng lực lượng hùng hậu tàn bạo và Việt Nam có ý chí bảo vệ độc lập, chứ không có vũ khí trong tay cũng như tìm hiểu lại sự kiện qua video clip do Trung Quốc phổ biến để thấy được sự thật cuộc chiến cướp bóc của Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma, tố cáo sự dã man, tàn bạo và vô nhân đạo của phía Trung Quốc.” (Nguyễn Khắc Mai, như trên).
(Còn tiếp)
(Liège, 12/10/2018)
_______________________________
Chú thích:
Giới thiệu chủ đề Phần 4:
B-. Vai trò tội lỗi của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh trong Mật nghị Thành Đô 1990.
Mời các bạn đón đọc tiếp.