Hong Kong trước Hội nghị thượng đỉnh G20 (*) - Dân Làm Báo

Hong Kong trước Hội nghị thượng đỉnh G20 (*)

AP - Hành Nhân (Danlambao) dịch - Người biểu tình Hồng Kông lên kế hoạch hành động mới để thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo trước Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka.

Người biểu tình lo ngại sự xâm phạm quyền tự trị hợp pháp của Hồng Kông đã chặn lối đi vào tòa nhà văn phòng chính phủ trong gần hai giờ ngày thứ Hai và lên kế hoạch biểu tình để thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản trong tuần này.

Khoảng 100 người biểu tình đã làm tắc nghẽn lối vào và hành lang của Tháp Inland Revenue, một tòa nhà chọc trời của quận Wan Chai ở trung tâm thành phố.

Trước đó, một trong những nhóm biểu tình chính đã công bố một cuộc biểu tình được lên kế hoạch vào thứ Tư nhằm cố gắng thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka.

Các nhà lãnh đạo của Mặt trận Dân quyền Nhân quyền cho biết họ hy vọng các nhà lãnh đạo thế giới họp tại Osaka sẽ nghe thấy những mối bận tâm của người biểu tình về sự suy yếu Tự trị pháp lý của thành phố so với Trung Quốc đại lục.

Hàng trăm ngàn người đã tràn ngập các đường phố và vỉa hè trong những tuần gần đây để phản đối lập pháp được xem là tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh và cách hành xử của cảnh sát đối với người biểu tình. Các nhà hoạt động đã phát biểu hôm thứ Hai gần trụ sở chính quyền thành phố, nơi vẫn còn một vài người biểu tình trụ lại mặc dù các văn phòng trong tòa nhà đã mở cửa trở lại.

Kelvin Ho, một trong những thủ lĩnh của nhóm biểu tình, nói rằng cuộc biểu tình có ý muốn “thúc giục cộng đồng quốc tế gây áp lực cho Bắc Kinh rằng chúng tôi cần dân chủ”.

Trung Quốc đã bác bỏ bình luận nước ngoài về các cuộc biểu tình và vấn đề dẫn độ xem đó như là sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.

Tại một cuộc họp ngắn tại Bắc Kinh, Zhang Jun, một trợ lý Bộ trưởng ngoại giao, nói rằng “Tôi có thể nói với các bạn rằng chắc chắn G20 sẽ không thảo luận về vấn đề Hồng Kông và chúng tôi sẽ không cho phép G20 thảo luận về vấn đề Hồng Kông”.

Chính phủ Hồng Kông “đã thực hiện một loạt các biện pháp để bảo vệ sự bình đẳng và công bằng của xã hội và ngăn chặn những sơ hở trong hệ thống pháp luật. Chúng tôi tin rằng những gì họ đã làm là hoàn toàn cần thiết và chính phủ trung ương ủng hộ những biện pháp này”, ông nói.

Joshua Wong, một nhà hoạt động khác đã giúp thúc đẩy hàng loạt các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2014, nói trên Twitter rằng anh đang thúc giục những người theo anh tham gia cuộc biểu tình hôm thứ Tư.

Các nhà hoạt động dân chủ và các nhà lập pháp và những nhà phê bình khác chỉ trích dự luật dẫn độ đã khẳng định họ không hài lòng với lời xin lỗi từ chính quyền về việc xử lý luật pháp không phổ biến và các động thái của cảnh sát trong các cuộc biểu tình mà nhiều người dân Hồng Kông coi là quá hung hăng.

Hồng Kông có một hệ thống pháp lý riêng biệt với phần còn lại của Trung Quốc theo một thỏa thuận được ký kết trước khi Bắc Kinh kiểm soát thuộc địa cũ của Anh quốc vào năm 1997. Luật pháp dẫn độ sẽ cho phép một số nghi phạm được chuyển từ Hồng Kông sang xét xử tại tòa án Trung Quốc đại lục.

Mối quan tâm của phe đối lập là các nghi phạm có thể bị truy đuổi vì lý do tham nhũng hoặc chính trị và không thể có được các phiên tòa công bằng tại các tòa án do Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền.

Bonnie Leung, một nhà lãnh đạo khác trong Mặt trận Nhân quyền Dân sự, cho biết dự luật dẫn độ, hiện đã bị hoãn vô thời hạn, sẽ ảnh hưởng không chỉ đến cư dân Hồng Kông mà còn có khả năng là bất kỳ người khách nào đến thăm thành phố.

“Cả thế giới có mối liên hệ với Hồng Kông sẽ là các bên liên quan”, cô nói. “Đây không phải là một cuộc đấu tranh quyền lực. Đây là về những giá trị làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, chẳng hạn như vấn đề pháp quyền”.

“Nếu bạn cũng trân trọng những giá trị này, làm ơn hãy lên tiếng và cần lên tiếng trước khi quá muộn”, cô ấy nói.

Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, người đã xin lỗi về tranh cãi nhưng từ chối các cuộc kêu gọi từ chức, nói rằng lập pháp là cần thiết để đảm bảo rằng tội phạm sẽ không sử dụng lãnh thổ để trốn tránh và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như các quy tắc chống rửa tiền.


Nguồn:

(*) Tựa do Dân Làm Báo đặt

Người dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo