Cu Tèo (Danlambao) - Xưa nay em chỉ biết yêu Bác Hồ, qua bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng” do thầy cô “lên lớp” ở trường, và loa đài dí tai ngoài ngõ. Nhưng giờ đây, nhờ ơn “Bác” (Anh) Tẹc-Nét khai trí khai tâm, em “tự chuyển hóa chuyển biến” tình cảm dành cho cha già DT: Thay vì yêu, em thương bác. Em có thể tự oánh giá bản thân và hát rống lên thật to: “Ai thương Bác Hồ Chí Minh hơn Cu Tèo!”
Trước khi “mổ” (cò bàn phím) về chuyện thương bác là thương “nàm thao”, thương ở “lộ mô”, em xin khẳng định em vẫn “kiên định lập trường” đã “yêu” ông bác qua hình ảnh theo lời bài hát (“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”) mô tả:
“Bác chúng em dáng người cao cao, người thanh thanh,
Bác chúng em, mắt như sao, râu hơi dài.”
Bác chúng em, nước da nâu vì sương gió,
Bác chúng em, thề cương quyết trả thù nhà”.
Tình “yêu Bác Hồ Chí Minh” đố ai “hơn các em thiếu niên, nhi đồng”, đặc biệt là đội ngũ Cu Quàng Đỏ (1) lúc đó là “xu thế thời đại”, là “con đường tất yếu”, là “khát vọng của toàn” cu, hĩm, “không thế lực thù địch nào có thể lay chuyển được”. Thiếu niên, nhi đồng vốn “mang truyền thống” không thích lão tiên ông thì cũng thích gã va-ga-bông (2) bụi đời, hoặc thích một lúc hai thứ ấy mà chỉ có Bác Hồ là người độc nhất trên thế gian có được đồng thời hai “đức tính” đối chọi này:
Bác vừa là “tiên ông”:
“Bác chúng em dáng người cao cao, người thanh thanh,
Bác chúng em, mắt như sao, râu hơi dài”;
Bác vừa “va-ga-bông”, cà rông bụi đời:
“Bác chúng em, nước da nâu vì sương gió,
Bác chúng em, thề cương quyết trả thù nhà”.
Trên đây là phần “giải mã” động cơ nào đã thúc đ...ít các em thiếu niên, nhi đồng đã chỉ biết “yêu Bác Hồ Chí Minh” đến độ dám thách đố “ai bằng” (thiếu niên, nhi đồng) suốt “chiều dài lịch sử” bảy, tám thập kỷ qua, nhưng không hề biết thương “Người” lấy một tí ti ông cụ, mặc dù sự thật Bác đáng thương hại hơn là yêu.
Cũng may mà nhờ ơn Bác (Anh) Tẹc-nét ra đời.
Nếu như ngày xưa “Sấm” truyền Khe “Bò Đái thất thanh” để cho “Nam Đàn sinh thánh” (3) Quậy khiến VN đất nước điêu linh, dân tộc tanh banh, mà các cháu cu quàng đỏ gọi là “Bác” và chỉ biết yêu “Bác”, thì nay nước Mỹ cói “Bác” (Anh) Tẹc Nét giải mã mọi sự thật lịch sử. Nhờ vậy, em mới biết đàng mà thương cho Bác Hồ.
Trước kia, mỗi khi theo đoàn Cu Quàng Đỏ rống lên:
“Bác chúng em, nước da nâu vì sương gió,
Bác chúng em, thề cương quyết trả thù nhà”,
Em cứ tưởng “thù nhà” là thù của nhà em, thù của dòng họ nhà em nên càng yêu Bác quá sức cực kỳ, vì mối thù của nhà em mà Bác phải thề cương quyết trả, Bác phải hy sinh đi ngoài sương gió để nước da Bác đang tiên ông trắng xóa “bỗng dưng muốn khóc” bị hóa màu tiên nâu. Em bức xúc, về nhà hỏi “tía em hừng đông đi cày bừa, má em hừng đông đi cày bừa…” nhà em bị thù gì mà Bác phải lặn lội tìm đường đi trả hộ. Tía má em nói “thằng này vớ vẩn”, nhà mình có thù oán ai đâu mà Bác phải ra đi tìm đường cứu thù, à quên, trả thù nhà em.
Thì ra hôm nay nhờ ơn “Bác” Tẹc Nét, em mới sáng mắt sáng lòng, “nhà” đây là nhà Bác.
Thù nhà của “Bác chúng em” ra sao thì trình độ như em mà cũng túm bắt được, ắt ai cũng đã tỏ nhờ ơn Bác Tẹc Nét rồi, em xin miễn bàn.
Em chỉ xin túm gọn là, từ đây em chuyển từ “yêu bác” thành “thương bác”.
Từ ngày ra đi tìm đường cứu nước, à quên, ra đi tìm đường trả thù nhà, cho đến cả sau khi Bác đi chầu tổ Mác, Bác chúng em đã phải “kinh qua” nhiều “thời kỳ quá độ” là đáng thương hơn là đáng yêu.
Bác chúng em đáng thương ở chỗ nào? Ai quan tâm, xin đón xem hồi sau, sẽ rõ.
05.07.2019
Ghi chú:
(1) Thiếu nhi quàng khăn đỏ
(2) Vagabond, Tiếng Pháp: người đi lang thang, vô nghề nghiệp, vênh váo