Tên lửa hạt nhân tầm trung của Nga đe dọa Âu châu - Dân Làm Báo

Tên lửa hạt nhân tầm trung của Nga đe dọa Âu châu

Thành Đỗ (Danlambao) - Trừ khi có môt thay đổi ngoạn mục vào giờ chót, hiệp ước về tên lửa hạt nhân tầm trung INF (Intermediate-Range Nuclear Forces) giữa Nga và Hoa kỳ sẽ chấm dứt vào ngày 02/08/2019 do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đơn phương tuyên bố ngày 01/02/2019 và 6 tháng để chuẩn bị. Lý do ông Trump đưa ra là "Nga vi phạm thường xuyên hiệp ước INF và Trung cộng thì đứng bên ngoài hiệp ước".

Thật ra, từ 20/10/2018, Tổng thống Trump đã tuyên bố ý định rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung này và chính thức quyết định rút là ngày 01/02/2019. 

Toàn thể Âu châu mà trước đó đã được bảo vệ, nay lại sẽ đi vào tầm bắn của tên lửa hạt nhân tầm trung của lực lượng vũ khí hạt nhân của Liên bang Nga. 

Hiệp ước INF cấm phát triển và buộc phải tiêu hủy các vũ khí hạt nhân với tầm bắn từ 500km đến 5500km, do Tổng thống Ronad Reagan đã ký với TBT lúc đó là Mikhai Gorbatchev của Liên bang Sô Viết để chấm dứt cơn khủng hoảng Euromissile vào ngày 01 tháng 6 năm 1988. 

Hệ thống tên lửa đạn đạo mới của Nga, đe dọa trực tiếp sự tồn vong của toàn Âu châu mang tên Novator 9M729 hay còn gọi là SS-C-8, được chính thức đi vào biên chế quân đội Nga vào tháng giêng 2019 vừa qua, được Nga trình làng như những loại tên lửa có tầm bắn chỉ có 480km. Nhưng theo tin tức tình báo Mỹ và Âu châu thu thập thì hai loại này có tầm bắn đến 1500km hay 2000km tùy theo loại nhiên liệu được nạp vào và quy trình nạp nhiên liệu thì thật đơn giản. 

Mỗi loại có thể mang theo một hay vài đầu đạn và sức tàn phá có thể vài lần mạnh hơn 2 quả bom được thả tại Hiroshima và Nagasaki. 

Nhưng với tầm bắn này thì đúng là Nga chưa thể vươn tới lãnh thổ Hoa Kỳ, ông Trump lúc đó không lo trừ khi nó được mang trên tầu ngầm hoặc trang bị cho các nước láng giềng gần với Mỹ như Cuba hay Venezuela 

Vụ việc nay đã trở nên đáng lo ngại hơn không chỉ cho riêng Âu châu và nay còn đáng lo ngại cho cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan vì mới đây, có một thỏa thuận trao đổi kỹ thuật giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin đã được ký kết. 

Từ tháng 12 /2018, Quốc hội Âu châu và sự hỗ trợ của Liên hiệp Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (OTAN) và Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ, đề nghị cho Nga 60 ngày để tiêu hủy toàn bộ và loại khỏi biên chế quân đội Nga các tên lửa tầm trung mới này. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ tái tạo sức ép về các mạng lưới tên lửa đánh chặn tầm trung và phát triển mạnh mẽ hơn sức ép từ không gian. 

Một cuộc chạy đua mới về vũ khí trên không gian được mở màn mà Liên Bang Nga và Tàu cộng đang yếu thế về kỷ thuật và tài chính. 

Sót lại là các thỏa thuận giữa Nga với Trung cộng vẫn nằm ngoài cuộc thỏa luận giữa Âu châu, Mỹ và Nga. 

Có thể Nhật Bản phải tham gia lên tiếng mạnh để được lắng nghe nhưng chắc chắn là hơn ai hết, nước Nhật là nước đã quá nhiều lần là nạn nhân của nguyên tử lực, họ sẽ không cho phép bất cứ ai đe dọa họ nữa. 

Thế giới đúng là không còn có thể ngủ yên với sự đe dọa hủy diệt nguyên tử. 

Bà Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp là Florence Parly đã kêu gọi một liên hiệp phòng thủ chung cho Âu châu. Bà nói rằng: Bất cứ nơi nào tại Âu châu mà bị tấn công thì Pháp xem như chính nước Pháp bị tấn công và Pháp dành quyền trả đũa không nhân nhượng. 

Nên biết sức mạnh nguyên tử của Pháp, không hề kém so với Nga hay Mỹ, ngoài lực lượng trên đất và mobile, gần như toàn bộ còn lại nằm trên 4 tiềm thủy đỉnh Triomphant, mỗi chiếc chuyên chở 16 đầu M51, mà mỗi đầu có 6 trái đạn hạt nhân 100Kt (bom Hiroshima và Nagasaki chỉ là 18kt). Triomphant cùng lúc có thể đánh 96 thành phố với sức mạnh hủy diệt của 16 x 40 lần so với Hiroshima. 

Chỉ cầu nguyện sao cho Nga và Tàu cộng đừng điên rồ làm bậy để dành trái đất này bình yên cho thế hệ mai sau. 

Bắt đầu cầu nguyện lần lần đi anh chị em, nhất là ai đang ở Âu châu mà mê Donald Trump hay ở Đức mà mê Liên Bang Nga, ở Đài Loan hay Hà Nội mà mê Tàu cộng. 

06.07.2019 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo