Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - ...Trung Cộng không có dấu hiệu từ bỏ chủ quyền trên những hòn đảo nhân tạo, không hề từ bỏ nguồn tài nguyên dồi dào trong vùng Biển Đông mà 1.4 tỷ nhân khẩu đang há miệng chờ, cho dù họ bị thiệt hại nặng nề trong thương chiến với Mỹ. Riêng Con Đường Tơ Lụa sẽ khựng lại và trở thành sự đầu tư hoang phí, từ đó vị thế của Tập Cận Bình sẽ bị lung lay và sẽ không trở thành vua Tàu suốt đời như ông ta mong ước...
*
Có quan điểm cho rằng cuộc thương chiến Mỹ-Tàu đã trở thành một quá trình không có mục tiêu rõ ràng, thiếu chiến lược cụ thể và không có điểm kết thúc. Nhìn trên bình diện toàn cầu ông Craig Allen, chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Tàu, nhận xét - “Nó diễn ra giữa lúc diện mạo kinh tế toàn cầu đang xấu đi. Nó khiến những bất ổn đã tồn tại càng trở nên không chắc chắn hơn”.
Thượng Nghị Sĩ Graham, tiểu bang South Carolina tuyên bố “trong lúc đối đầu kinh tế, nhà nông và người tiêu thụ có bị thiệt thòi về tài chánh, nhưng chúng ta thà chấp nhận đối đầu với Trung Cộng hôm nay còn hơn là để bị thiệt hại về sau”.
Trước thềm hội nghị G7 ở Biarritz, Pháp, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cảnh báo căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và châu Âu có thể gây suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cảnh báo về hậu quả lan rộng từ các tranh chấp thương mại và kêu gọi các nước thảo luận “một số hình thức giảm leo thang” (AFP).
Phó thủ tướng Trung Cộng Lưu Hạc, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tập Cận Bình, đã dịu giọng với Mỹ, nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán để không làm leo thang xung đột thương mại với Washington.
Nhưng theo chuyên gia kinh tế, tài chính Milton Ezrati, hôm 26 tháng 8 dự báo rằng Trung Cộng sẽ tháo chạy toàn diện trên lĩnh vực kinh tế và tài chính trên toàn cầu.
Theo ông, họ tháo chạy không từ những đảo nhân tạo trên Biển Đông, mà tháo chạy trên mặt kinh tế và tài chính.
Mới hôm qua đây thôi, người Tàu vẫn xem họ là Vương Quốc Trung Tâm, hôm nay Trung Quốc là sự đình đốn không có dấu hiệu ngừng lại, họ cắt giảm những hợp đồng xây dựng và giảm thiểu thu mua tài sản ở nước ngoài. Đó là hậu quả cuộc thương chiến Mỹ-Tàu. Cho dù ngày mai Mỹ và Trung Cộng có ký Hiệp ước Thương mại, nước Tàu cũng không thể lấy lại động lực cũ.
Nhân viên Bộ Tài Chính Tàu không hề ngạc nhiên, họ đưa ra hình ảnh cuộc suy thoái nhẹ nhàng, nhưng những nguồn tin riêng cho biết sự suy thoái không hề êm ả. Theo Viện Nghiên cứu Kinh doanh Hoa Kỳ theo dõi Đầu tư Tàu trên thế giới (CGIT), trong nửa đầu năm 2019, đầu tư trên mọi lãnh vực chỉ còn ở mức 27.5 tỷ, chỉ bằng phân nửa số đầu tư trong nửa năm 2018, mức thấp nhất tính từ năm 2008, và chỉ bằng ¼ của nửa năm 2017. Ước tính đầu tư nước ngoài năm nay thấp nhất kể từ năm 2008.
Hợp đồng xây dựng tại các nước nghèo trong chương trình Nhất Đới Nhất Lộ cũng đen tối. Tàu rõ ràng không còn thu hút như những thập kỷ trước.
Hai nguyên nhân khiến nước Tàu suy thoái: một là gia tăng sự chống đối từ những quốc gia mà Tàu đầu tư, đặc biệt là những quốc gia đã phát triển, Hoa Kỳ là điển hình, chống lại việc đánh cắp kỹ thuật, xem xét lại những hợp đồng mua bán kỹ thuật và những nguồn vốn chảy vào Hoa Kỳ. Phòng Thương mại Âu châu cũng cảnh giác về các nguồn vốn từ Tàu. Những nghi ngờ, lo lắng nầy tập trung chú trọng vào những công ty quốc doanh Tàu.
Quan trọng hơn là Tàu cộng đang thiếu ngoại tệ mạnh, cho dù Bắc Kinh cố gắng nâng đồng Quan (Nhân Dân Tệ) thành tiền tệ quốc tế. Dưới 2% tiền Quan được thanh toán trên thế giới và cũng ít được dùng trong mậu dịch quốc tế.
Thương chiến với Hoa Kỳ làm giảm nguồn ngoại hối của Bắc Kinh. Tàu cộng đoán trước những khó khăn đó nên từ năm 2017 họ đã giới hạn sử dụng ngoại hối trước khi Toà Bạch Ốc áp thuế. Lần suy thoái nghiêm trọng bắt đầu từ cuối năm 2018 khi Mỹ áp thuế xuất 10% lên hàng hoá Tàu.
Để bảo đảm nguồn ngoại hối, Tàu tích trữ một lượng lớn, nhưng lãnh đạo tài chánh ngạc nhiên trước sự thâm hụt nhanh chóng ngoại hối, sụt giảm khoảng 25% từ con số 4 ngàn tỷ họ tích lũy được từ năm 2014, chỉ còn 3 ngàn tỷ trong nửa năm 2019.
Trong tình hình đầu tư đình đốn, Bắc Mỹ đầu tư vào Tàu khoảng 17%, và đã chựng lại. Rõ ràng là do hậu quả của Thương Chiến. Đồng thời Tàu cộng cũng giảm đầu tư vào Châu Âu trong đó Anh và Thụy Sĩ là hai địa chỉ nổi bật. Úc và Singapore nơi có 10% đầu tư từ Tàu cũng bị trì trệ.
Dù có ký kết Hiệp Ước Thương Mại với Mỹ hay không, Tàu vẫn dùng nguồn tài chính còn lại đầu tư vào các nước kém phát triển trong hai công việc.
Một là, công tác xây dựng, không phải đầu tư. Xây dựng tạo việc làm cho công nhân Tàu và đòi hỏi ít vốn ngoại tệ mạnh, đồng thời Tàu thâu được lợi nhuận trong các công trình nầy.
Thứ hai, Bắc Kinh đã chỉ rõ công trình Nhất Đới Nhất Lộ là công trình chính trị ưu tiên để kết nối Tàu với Âu Châu và Trung Đông cho hoạt động thương mại của họ. Tiền đầu tư cho Nhất Đới Nhất Lộ sẽ được lợi nhuận chính trị lớn. Tàu sẽ khoe khoang kỹ thuật xây dựng của họ hơn cả Mỹ và đang thay thế kỹ thuật Mỹ. Họ sẽ thực hiện hơn 3/5 công trình xây dựng trong đó ¾ số tiền dành cho công trình năng lượng và giao thông.
Cho dù Mỹ và Tàu cộng có ký Hiệp ước Thương mại trong những ngày tới hay không, những phương án nầy vẫn tồn tại. Tàu gắng sức lấy lại số ngoại tệ mạnh bị thâm hụt.
Nhưng nếu vậy, sự nghi ngờ về chương trình và việc thực hiện đề án do các công ty quốc doanh Tàu chủ quản vẫn tiếp diễn dù có thương ước hay không, và nguyện vọng chính trị vẫn bắt buộc Tàu phải thực hiện Con Đường Tơ Lụa.
Theo nhận xét của cá nhân tôi, Trung Cộng không có dấu hiệu từ bỏ chủ quyền trên những hòn đảo nhân tạo, không hề từ bỏ nguồn tài nguyên dồi dào trong vùng Biển Đông mà 1.4 tỷ nhân khẩu đang há miệng chờ, cho dù họ bị thiệt hại nặng nề trong thương chiến với Mỹ. Riêng Con Đường Tơ Lụa sẽ khựng lại và trở thành sự đầu tư hoang phí, từ đó vị thế của Tập Cận Bình sẽ bị lung lay và sẽ không trở thành vua Tàu suốt đời như ông ta mong ước.
Để trao đổi thương mại được công bằng hơn, để vùng Biển Đông được yên ổn hơn, thế giới cần Tổng thống Trump hơn bao giờ hết, dù ông không phải là người hoàn hảo.
Tham khảo:
30.08.2019