CTV Danlambao - Sau nhiều lần lãnh đạo thành phố Hà Nội dưới sự điều hành của Nguyễn Đức Chung tìm đủ cách để tiễn chân các chuyên gia Nhật Bản trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm sông hồ. Bắt đầu từ chuyện xả nước Hồ Tây và sông Tô Lịch rồi đổ lỗi cho chuyên gia, đến việc bắt bẻ phía Nhật Bản sử dụng truyền thông không theo chỉ đạo để dẫn tới kết luận thí nghiệm đã thất bại. Ngày 3/12, Tổ chức Xúc tiến thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết đã tìm ra giải pháp xử lý ô nhiễm cho cả dòng sông Tô Lịch, sẵn sàng đầu tư 100% chi phí.
Sau khi Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Lê Văn Dục trả lời chất vấn rằng phương pháp thí nghiệm bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Tổ chức Xúc tiến thương mại - Môi trường Nhật Bản (JEBO) đã thất bại, và hiện thành phố đang tìm kiếm giải pháp khác. Ngay lập tức trong ngày 1/12 JEBO - đơn vị trực tiếp thực hiện thí điểm sông Tô Lịch - đã có thông cáo phản bác.
"Ông giám đốc Sở Xây dựng là người đại diện cho chính quyền Hà Nội mà cố tình phát biểu vô căn cứ, không hiểu mục tiêu, trái kết luận của UBND TP nên buộc chúng tôi phải lên tiếng để bảo vệ danh dự của công nghệ Nhật Bản cũng như danh dự cá nhân của chúng tôi liên quan tới dự án tài trợ miễn phí thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch".
Theo đánh giá của người dân sống cạnh khu vực thí điểm, mặc dù hàng ngày vẫn có lượng nước thải chưa qua xử lý liên tục xả trực tiếp vào khu vực thí điểm tuy nhiên gần như không còn mùi hôi thối tại khu vực xử lý thí điểm.
Dường như đã có nhiều kinh nghiệm với các ngón đòn lưu manh từ nhóm lợi ích độc quyền ở Hà Nội, ngày 3/12, JEBO thông báo đã tìm ra giải pháp xử lý cho cả dòng sông Tô Lịch. Đồng thời JEBO công bố sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xây dựng hệ thống xử lý ban đầu cho toàn bộ sông Tô Lịch, hồ Tây. Nếu thành công, tổ chức này sẽ cho Hà Nội thuê, rồi chuyển giao cho TP quản lý, vận hành.
Giải pháp xử lý nước thải tại chỗ, từ các cống xả bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản được ra 2 nhóm.
Nhóm 1: Hệ thống Nano-Bioreactor xử lý nước thải tại chỗ trong ngày (24h), rồi mới xả vào sông nước đạt QCVN, là nguồn cấp nước bổ cập tại chỗ cho sông Tô Lịch.
Nhóm 2: Hệ thống Nano-Bioreactor xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.
Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động, có điều khiển đáp ứng cả khi có mưa bão lớn.
Đề nghị của Tổ chức Xúc tiến thương mại - Môi trường Nhật Bản hoàn toàn phù hợp với luật đầu tư vừa được Quốc hội XIV thông qua trong kỳ họp thứ 8 vừa rồi.
Các chuyên gia Nhật Bản chịu chi như thế này liệu Nguyễn Đức Chung có chấp nhận nhả miếng mồi ngon Red-Oxy3C đã lỡ nuốt ra hay không?
4.12.2019