Lạy trời mưa xuống! - Dân Làm Báo

Lạy trời mưa xuống!

Đồ Hiếm (Danlambao) - Mới qua Tết Nguyên Đán vài tuần, mà các chuyên gia nông nghiệp đã cảnh báo rằng, Việt Nam đang và sẽ bước vào một mùa khô khốc liệt, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ 2 đại dịch, đó là “Hạn và Mặn”. Tính đến ngày 04/03/2020, đã có 5 tỉnh: Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn và mặn (1).

Được xem là vùng sông nước mênh mông bao đời nay, vậy mà người dân ĐBSCL hiện nay vẫn đang phải từng ngày, từng giờ vật lộn với tình trạng thiếu nước ngọt: Từ nước dùng cho tưới tiêu, sản xuất, đến nước (sạch) uống, và cuối cùng là nước sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân chính là “Láng giềng vàng (khè)” Trung cộng đã xây đập giữ lại hơn 40.000 tỷ m3 nước tại đầu nguồn sông Cửu Long từ lâu nay khiến cho ĐBSCL cuối nguồn xem như lãnh đủ. Chưa hết, vào tháng 4/2020 Lào cộng theo chân Tàu cộng sẽ khởi công xây thủy điện Luang Prabang - lớn nhất Lào. Hàng chục đập thủy điện này đã gây thiệt hại cho 60 triệu người (Việt, Miên và Lào) sống dọc theo hạ lưu sông Mekong với đường dài 2.390 km.

Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có tính sơ bộ đến giữa tháng 2, tổng cộng thiệt hại lúa từ vụ mùa 2019 và đông xuân 2019-2020 khoảng 29.700 ha.

Nước ngọt với “giá mặn chát”

Theo dự báo, từ tháng 1, 2 và đến giữa tháng 3/2020, mức nhiễm mặn 4% sẽ xâm nhập sâu vào đất liền từ 55 đến 110 km, nghĩa là cao hơn từ 3 - 7 km so với năm hạn mặn lịch sử 2016. Sự xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10 trong 13 tỉnh của ĐBSCL. Hiện nay toàn vùng có khoảng 82.000 hộ dân đang bị thiếu nước sinh hoạt. Nhưng dự đoán đến mùa khô năm nay, con số này sẽ tăng lên 180.000 hộ (khoảng hơn nửa triệu dân). Đa số các hộ dân này tập trung tại 5 tỉnh: Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và Tiền Giang (2).

Hiện nay người nông dân ĐBSCL không những hoàn toàn mất trắng vì hạn mặn, mà còn phải bỏ tiền ra để mua nước sạch hay nước ngọt cho sinh hoạt. Có vùng phải mua nước ngọt với giá “mặn chát” lên đến 200.000 đồng/m3 (m3= 1000 lít), gấp hàng chục lần so với giá nước máy chỉ khoảng 8.000 đồng/m3 tại thành phố. Một gia đình trung bình 4-5 người dù xài thật dè xẻng, cũng phải trả mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng tiền nước sinh hoạt, gấp đôi tiền gạo nuôi cả gia đình! Do đó xảy ra tình trạng nhiều người trẻ bỏ ruộng đồng, nghề nông để về thị xã hay thành phố để làm công, làm ôsin… sống qua ngày. 

Thêm nữa, sau vụ hạn lịch sử 2016, nhiều nông dân miền Tây đã phải cào đất phù sa mặt ruộng bán kiếm tiền (5) để trang trải cuộc sống, và cũng để hạ thấp độ cao của mặt ruộng cho bằng với mực nước ngọt trong kênh nội đồng. Nhưng việc làm này “lợi bất cập hại” vì chi phí đầu tư phân bón và thuốc trừ sâu cho vụ lúa sau sẽ tăng gấp 2, 3 lần. Đồng thời, năng suất lúa vụ sau sẽ bị giảm ít nhất 15%, vì lớp đất bên dưới bạc màu, khó hấp thụ dinh dưỡng!

Theo các nông dân miền Tây, nước (ngọt) trong các cống đập lại bị tù đọng, nhiễm đầy hóa chất từ phân bón (60% nhập từ Tàu cộng), thuốc trừ sâu (27% nhập từ Tàu cộng), pha lẫn các mầm bệnh tồn đọng, lại thêm nhiễm thủy ngân (do môi trường không khí ô nhiễm)... Vì vậy, nông dân muốn sạ lúa tưới tiêu thì đành phải chờ mong mưa xuống, thời gian ít nhất một tháng nữa. 

Người nông dân ĐBSCL đang sống trong khát, đói và bệnh dịch: Hàng chục ngàn héc-ta lúa chưa ngậm đòng đã chết rụi, hàng trăm ngàn héc-ta cây ăn trái, hoa màu đang héo rũ... Chưa hết, do tình trạng thiếu nước ngọt, kéo theo nhiều hệ lụy khác là sụt lún, sạt lở đất trên diện rộng, thiếu vệ sinh dẫn đến bệnh tật cho cả người lẫn gia cầm, ngoài dịch tả heo châu Phi từ Tàu cộng lan rộng trên 65 tỉnh thành VN vào năm 2019, đến dịch cúm gia cầm (cũng theo chân hàng triệu “chú khách” vào VN) đang nhanh chóng lan tỏa đến 11 tỉnh thành tại VN, lại thêm dịch Covid-19 từ Vũ Hán hoành hành hiện nay, viễn cảnh nông dân ĐBSCL nói riêng và nông dân Việt nói chung sẽ đi về đâu? (3)

Phương cách giải quyết

"Mất mùa là bởi thiên tai - Được mùa là bởi thiên tài đảng ta", nên Bộ NN&PTNT đã ra chỉ thị vô cùng trớt quớt như sau: 

1) Giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, nếu đo ra độ mặn vượt mức cho phép phải đóng ngay các cửa cống và công trình thủy lợi! Rồi xong… về nhà cùng với bồ nhí, mà nằm chờ mưa xuống (hay chờ đ/c anh Cả Lú khi nhâm nhi trà Tàu với đ/c Tập, rồi nhân tiện cầu xin Tàu cộng xả cho… vài giọt lũ!)

2) Nông dân phải “tranh thủ“ tích trữ nước ngọt. Đề nghị này nghe quen quen, giống như đề nghị chống ngập thành Hồ của nữ T$ cái Lu! (Năm rồi, tà quyền cũng đã tặng 500 thùng phuy loại 1000 lít cho quê nhà Bến Tre của Thị Ngân đù!)

Bây giờ các nhà trí thức xã nghĩa có ngồi đổ lỗi cho thiên tai: “Mưa ít, và ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu (síc)” hoặc nhân tai: “Trung cộng, Lào, Thái Lan, Campuchia xây quá nhiều trạm thủy điện trên dòng Mekong” cũng không giải quyết được tình trạng ĐBSCL đang bị hạn mặn trầm trọng như hiện nay. Phương cách thì nhiều, chỉ cần lên mạng đọc các công trình khoa học, cũng dễ dàng tìm ra biện pháp. Đơn cử:

- Đầu tư xây dựng thêm nhiều hồ chứa nước ngọt phòng cho mùa khô. Song song đó là xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi để dẫn nước ngọt từ sông ngòi vào đồng ruộng.

- Sử dụng một số giống lúa có khả năng chịu hạn tốt. Giảm trồng lúa, tăng thủy sản và trái cây.

- Khôi phục lại “vành đai rừng“ khỏe mạnh như hồi 100 năm trước, dọc theo vùng bờ biển của ĐBSCL nằm giữa biển và đất liền hoạt động như một vùng đệm tự nhiên giúp chống lại thiên tai, bão lũ...

- Đầu tư mạnh mẽ và hỗ trợ cho nông dân về kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất như máy lọc nước, máy bơm… thay vì dùng hàng tỷ đô la để mua nông phẩm Mỹ, mà chỉ nhằm phục vụ cho giới đảng viên có tiền.

- Dừng ngay lập tức và vô thời hạn việc nhập cảng điện từ Trung cộng và Lào cộng như là hành động phản đối việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong (4) . 

- Đóng cửa các nhà máy giấy (như Lee & Man tại Hậu Giang), các khu công nghiệp chế xuất lạc hậu từ Tàu cộng, cùng với giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc phân bón và thuốc trừ sâu nhập từ Tàu cộng vì làm ô nhiễm nguồn nước. 

- Giảm thuế, bãi bỏ trạm thu giá BOT, hỗ trợ giá và thu mua nông sản bội thu của nông dân cho kho dự trữ để cứu đói cả nước, cũng như giúp đỡ nông dân để tăng sự cạnh tranh về xuất cảng lúa gạo ra thế giới...

Lũ lụt tại miền Bắc và Trung, cũng như hạn mặn tại miền Nam là những thiên tai xẩy ra hầu như hàng năm, thường xuyên và cả trăm năm nay. Nhưng năm nào tà quyền cs cũng lúng túng, bị động và Phúc niểng lại xách bị, ngoẹo đầu đi xin ăn ở LHQ và nghểnh mặt xin đểu dân trong nước làm ơn cứu trợ! Thay vì bỏ hàng ngàn tỷ vào những tượng đài của những tên cộng sản tàn bạo Lê Nin, hay công trình Nhà hát dởm đời thì cái Việt Nam cần trước mắt là những dự án xây dựng công trình đê điều, thủy lợi để cứu vãn ĐBSCL, mà đây chính là cái vựa lúa của cả nước.

Nhìn sang nước người như: Do Thái (Israel) hầu hết lãnh thổ là sa mạc, nhưng lại là cường quốc nông nghiệp; hay Nhật Bản có công nghệ trồng lúa trên đất nhân tạo cho năng suất, chất lượng hàng đầu thế giới. Hay ngay cả Singapore là quốc gia hầu như không có nước ngọt, họ chỉ có nước biển; hoặc Hòa Lan, quốc gia này nằm còn thấp hơn nước mực biển đến cả mét, nhưng bằng việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến tại các trang trại, nền nông nghiệp Hòa Lan đã phát triển mạnh mẽ và trở thành nơi xuất khẩu thực phẩm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.

Với tà quyền cộng sản hèn nhục, bịp bợm và ngu dốt này, thì nông dân miền Tây chỉ còn cách tiếp tục „sống chung với hạn mặn“ và „lạy trời mưa xuống“ mà thôi! Ngày xưa miền Tây chỉ nghe ngập lụt nước (ngọt) chứ không nghe ngập mặn, vậy mà từ khi “đảng ta” đi với “bạn láng giềng 4 tốt / 16 chữ vàng khè” thì ĐBSCL coi như đang từ từ bị hủy diệt. Thiệt đúng như lời bài nhạc chế theo bài ca Chuyện Ba Người của nhạc sỹ Quốc Dũng:

Một thằng đi với một thằng
Một thằng du đảng, một thằng lưu manh
Một thằng đi với một thằng
Một thằng bán nước, một thằng xâm lăng
Hai thằng quan hệ nhố nhăng...
Người dân lặng lẽ cắn răng... đứng nhìn!

Phụ chú:


7/3/2020



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo