Facebook ở Việt Nam: Không kết bạn nữa - Dân Làm Báo

Facebook ở Việt Nam: Không kết bạn nữa

The Economist - Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ - Đa số những chủ quán rượu nhanh trí chỉ đơn giản kéo bức màn che lại khi công an đi qua, giữ các quầy rượu im lặng tránh bị để ý. Tương tự, đa số các người sử dụng Facebook vẫn vui vẻ truy cập qua những trang trung gian như chẳng có việc gì xảy ra. Đại hội? Đại hội nào?...

Các doanh nghiệp bán quần áo ở Việt Nam đã phải gánh chịu một đòn đau vào cuối năm 2010. Việc ngăn chặn Facebook, mạng xã hội nổi tiếng nhất, đã được tăng cường. Các doanh nghiệp mất khả năng truy cập để đánh dấu "spam" đến những người "bạn" trực tuyến của mình với những hình ảnh về quần áo và giày dép. Các nhà hàng chuyên quảng cáo những món ăn đặc biệt và những cô gái đăng tải tình trạng cảm xúc của mình cũng đang đối diện với những trở ngại này.

Người dân Việt Nam sành Internet nhanh chóng tìm các giải pháp trên Google (mách nước: lisp4facebook.com), chia sẻ chúng và dùng trang cá nhân đang bị chặn của mình để lên tiếng về sự bực bội của họ về việc Facebook bị ngăn chặn. Một thị dân viết bằng tiếng Anh để diễn tả tinh thần chung một cách súc tích: “FUCK YOU GOVERNMENT DON’T YOU HAVE ANYTHING BETTER TO DO THAN BLOCK FACEBOOK”. (Đ. mẹ chính quyền không có chuyện gì để làm hơn là ngăn chặn Facebook.)

Chắc chắn đây là sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 11 sắp đến đầy quan trọng. Đây là một sự kiện xảy ra 5 năm một lần để đưa ra phương hướng cho đất nước và chính quyền cũng như quyết định những vị trí quan trọng trong Đảng. Carl Thayer, một nhà quan sát về Việt Nam của Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra xem đây là một cố gắng để thiết lập "kiểm soát thông tin trước kỳ đại hội. Chính quyền đã bắt đầu tăng cường nhiều biện pháp an ninh công khai... và để ngăn chặn sự lan truyền của tin đồn... cũng như những nhận xét từ nước ngoài truyền vào Việt Nam."

Đại hội tháng này sẽ là một sự kiện đáng quan tâm. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị chỉ trích về những thất bại khác nhau trong năm 2010, bao gồm những vấn đề gây tranh cãi như dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, việc ông một mực muốn xây dựng một đường sắt cao tốc nối liền Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như việc quản lý của ông đối với những khó khăn đang xảy ra tại công ty đóng tàu nhà nước Vinashin.

Mọi hành động "đàn áp" của chính quyền trong năm 2010 đều được hiểu như là một biện pháp chế ngự cho đại hội đảng sắp đến. Họ đã sử dụng hàng loạt biện pháp từ kiểm tra gắt gao giấy phép làm việc của người nước ngoài (hờ hững xem xét những lao động bất hợp pháp người Trung Quốc nhưng ngặt nghèo hơn đối với những giáo viên dạy tiếng Anh say rượu) cho đến việc bắt giữ những blogger lớn tiếng và việc nhanh chóng cứng rắn dập tắt những tiếng nói ồn ào chống Trung Quốc. Nhiều nhà chỉ trích chính quyền đã bị bắt giữ và tuyên án trong năm ngoái; dường như Việt Nam làm việc này chỉ để nhấn mạnh quan điểm của mình trước chuyến thăm lần thứ hai của Hillary Clinton trong năm khi bà đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Nhưng cho đến nay việc ngăn chặn Facebook vẫn là một biện pháp nửa vời: một bức tường ngăn chặn ở cửa DNS, rất dễ để vượt qua đối với những ai biết sử dụng thành thạo internet. Blogger Babbage lưu ý rằng trong tháng Mười một rằng việc ngăn chặn này đã không cản được Facebook chỉ thị cho nhân viên thúc đẩy thương hiệu của mình trên quốc gia sành internet này.

Trên thực tế, việc ngăn chặn này luôn được xem như một trò đùa: việc này quá dễ để phá vỡ đến nỗi chẳng ai thèm giả vờ rằng họ đang đi theo luật. Nokia công khai quảng cáo ứng dụng Facebook trên điện thoại C3 của mình. Hơn một triệu người yêu thích trang này nói bóng gió đến "lỗi kỹ thuật" cần phải "sửa" để truy cập được vào Facebook. Và chỉ có thế.

Việc ngăn chặn bắt đầu vào cuối năm 2009, mặc dù hành động này chẳng bao giờ được chính quyền chính thức thừa nhận. Một tài liệu, được cho là bị rò rỉ, trong đó liệt kê tám trang mạng cần bị ngăn, bao gồm cả Facebook. Các nhà phân tích cho rằng lý do gần nhất là khả năng về những thảo luận chống đối chung quanh vấn đề bauxite; những trang chủ chú trọng về vấn đề này đã bị tấn công, chắc hẳn là từ chính quyền.

Thật dễ hiểu rằng chính phủ Việt Nam muốn đóng cửa bất kỳ nguồn thông tin nào có thể gây ra tiềm năng xấu hổ. Khi một kho pháo hoa được dùng để đốt trong ngày cuối cùng của lễ hội kỷ niệm một nghìn năm sinh nhật thủ đô bị nổ bốn ngày trước lịch trình, làm bốn người bị tử vong, trong vòng một giờ, giới truyền thông nhà nước được lệnh kéo những tin tường thuật tai nạn này. Nhưng các đoạn phim quay bằng điện thoại di động và ảnh chụp đã được nhanh chóng chia sẻ trên các mạng Facebook, YouTube và Twitter. Sự kềm kẹp cứng rắn của nhà nước đối với truyền thông truyền thống đã khiến cho blog và các trang mạng xã hội trở nên hấp dẫn hơn như một nơi xả thông tin. Trong năm 2008 chính phủ đã thông qua đạo luật trong đó chỉ hạn chế các blogger chỉ được viết vấn đề "cá nhân", không được đề cập đến các vấn đề chính trị.

Chính quyền này có thói quen đóng cửa bất kỳ những gì có vẻ thoải mái trước và trong những sự kiện quan trọng. Trong thời gian hội nghị APEC 2006 tại Hà Nội, được dùng như một ngày hội mở cửa khi đất nước tham gia WTO, chính quyền đã tìm cách phô trương sự hiện đại hóa của mình bằng cách đưa hàng loạt xe tải chở đầy cảnh sát quân sự vào thủ đô, tay lăm lăm roi điện và đóng cửa hầu hết các quán rượu trong thành phố.

Đa số những chủ quán rượu nhanh trí chỉ đơn giản kéo bức màn che lại khi công an đi qua, giữ các quầy rượu im lặng tránh bị để ý. Tương tự, đa số các người sử dụng Facebook vẫn vui vẻ truy cập qua những trang trung gian như chẳng có việc gì xảy ra. Đại hội? Đại hội nào?

H.C., The Economist

www.x-cafevn.org/node/1567



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo