David Thiên Ngọc (Danlambao) - Tokyo: Nỗi ám ảnh và bất an cho Bắc Kinh.
Không còn nhận định hay phán đoán gì nữa cho sự có mặt của Tokyo ở mặt trận Biển Đông bằng sự kiện chính thức ký kết hiệp ước hợp tác Quốc Phòng với Philippines, tham gia liên minh quân sự với Australia và Ấn Độ đồng thời sẽ sát cánh bên cạnh đồng minh Mỹ tuần tra giám sát trên Biển Đông.
Để nói lên sự chính danh trong việc can thiệp của mình vào tình hình Biển Đông vì rằng để bảo đảm, duy trì an ninh hàng hải, con đường giao thương huyết mạch trên biển mà các nước tận bên cõi trời Tây cũng quan tâm và lo ngại chứ không riêng gì Nhật Bản một khi để Trung cộng (Tc) tự do thực hiện ý đồ tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng đường lưỡi bò và gần đây lại manh động hơn là bồi đắp bảy đảo nhân tạo một cách trái phép tại quần đảo Trường Sa của VN trên Biển Đông. Hơn thế nữa Tc còn xây dựng các đường băng và các căn cứ, cơ sở quân sự đồng thời trang bị vũ khí trên các đảo này. Với chiến thuật vết dầu loang… đến khi hoàn tất các công đoạn nói trên thì Tc đưa các sự kiện ấy vào tình thế sự đã rồi và lúc bấy giờ là chủ quyền biển đảo được đưa ra… nào 12 hải lý, đặc quyền kinh tế và các quyền lợi khác theo sau. Lúc ấy vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) sẽ được lập nên là điều chắc chắn.
Trong thẳm sâu của chính quyền Abe, cá nhân tôi thấy thêm một điều rằng: Với sự can thiệp sâu và dứt khoát vào “Đông Hải trận” bằng sự chuẩn bị và sắp xếp kỹ càng như ký kết các hiệp ước và liên minh quân sự với các nước như đã nêu trên đồng thời tham gia tập trận hải quân chung với Mỹ, Philippines và Australia cùng các loại phi cơ, vũ khí và sĩ quan hiện diện là ngoài chủ ý thực hiện chiến lược “cứu hỏa từ xa” như trong bài 6 đã nói mà còn khẳng định tầm phủ sóng chính trị của mình trên Biển Đông, Hoa Đông và xa hơn là Châu Á-Thái Bình Dương và với vị thế ấy Tokyo sẽ khẳng định lại vị trí của mình trên trường thế giới ở thế kỷ 21 này.
Biết rõ thâm ý này của Tokyo, Bắc Kinh bác bỏ lập luận của chính phủ Abe cũng như chính quyền Obama trước đây rằng, Nhật Bản không có một quyền lợi Quốc Gia nào trên Biển Đông. Trả lời trước báo giới ngày 12.6.2015, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Tc Hồng Lỗi: "Nhật Bản không phải là một bên liên quan đến vấn đề Biển Đông. Những gì họ làm đang tạo căng thẳng tại đây cũng như đi ngược lại với nỗ lực cải thiện quan hệ song phương với Trung Quốc".
Với lập luận này trước đây Bắc Kinh cũng thể hiện với Hoa Kỳ như thế và trong ý đồ tách rời sự kiện Biển Đông, tránh né quốc tế hóa. Và rằng chỉ có các nước Asean có quyền lợi Quốc Gia trực tiếp đồng thời có lãnh hải, lãnh thổ gắn liến với Biển Đông mới được có ý kiến và tham gia vào cuộc tranh chấp với Tc.
Rõ ràng từ những năm tháng đầu Tc đã luôn né tránh phương cách “đa phương” mà chỉ là “song phương” trong đối thoại giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Qua đó Tc sẽ dùng cả quyền lực mềm lẫn quyền lực cứng (Soft Power, Hard Power) của nước lớn để áp đặt, bẻ gãy từng nước có tranh chấp một cách dễ dàng mà thực hiện cuồng vọng bá quyền. Hơn nữa với ý đồ bá chủ khôn ngoan dựa theo thời thế mà dùng chính sách “Phần Lan Hóa” (Finlandize) như đã nói ở các phần trước hòng tránh né búa rìu dư luận Quốc Tế.
Tuy nhiên Mỹ, Nhật Bản và các nước đồng minh khác không để cho Tc tự do thực hiện ý đồ… Với vai trò siêu cường, sắp xếp trật tự thế giới. Không chỉ ở Biển Đông Tc hà hiếp, xâm lược các nước nhỏ, yếu trong khối Asean mà trên toàn thế giới như Trung Đông, Baltic, Balkan, Bắc Phi hay bất cứ nơi đâu an ninh bất ổn gây tác hại, bất an cho trong vùng và lan rộng ra tầm thế giới thì Mỹ đều can thiệp và sắp xếp lại trật tự. Như trong nhiều năm trước đây ở Irac, Afghanistan, Lybia, Ai Cập… và gần đây là Nga sáp nhập bán đảo Crimea và xâm lược Ukraine. Lập tức Mỹ, Liên Âu, Nato… do Mỹ đứng đầu trừng phạt khiến Nga khốn đốn muôn phần phải tìm cách liên minh với Tc lập nên trục ác và lôi kéo Hà Nội vào vòng xoáy… để chống lại Mỹ và đồng minh. Mới tháng trước TT Nga Putin đã bị đánh bật ra khỏi bàn hội nghị thượng đỉnh G-7 Summit 2015 được tổ chức ở lâu đài Elman bang Bayern Đức ngày 7-8/6/2015 là minh chứng. Vậy Mỹ can thiệp vào Biển Đông là lẽ đương nhiên. Hơn nữa Mỹ chuyển trục về Châu Á TBD là Mỹ ở vị thế nào mới làm được? nay trong tình hình Biển Đông có Nhật Bản là đồng minh thân cận và mạnh mẽ của Mỹ với vai trò “Phó Tướng” đó là một nỗi ám ảnh và bất an không nhỏ cho Bắc Kinh.
Tưởng cũng nên nhắc lại là trên bàn hội nghị Thượng Đỉnh G-7 vừa qua ở Đức, Thủ Tướng Shinzo Abe đã đưa ra sự kiện Biển Đông cùng các hành động trái phép, vi phạm luật pháp Quốc Tế của Tc ở nơi đó để cho “Thất Cường” phán xét và cuối cùng Hội Nghị đã đưa ra tuyên bố chung với những điều bất lợi lẫn bất an cho Tc. Như vậy sự kiện Mỹ, Nhật Bản và đồng minh can thiệp vào tình hình Biển Động được đa số nước ủng hộ nhất là các cường quốc trong “Thất Cường” thì những chiếc vòi của của con bạch tuộc Bắc Kinh vươn ra Đông Hải có khác nào chòm râu của Tào Tháo ở trận Đồng Quan thuở trước?
Cay cú trước sự can thiệp sâu và mạnh mẽ của Tokyo vào tình hình Biển Đông một bài phân tích trên THX cơ quan ngôn luận của đảng CSTQ viết: "Chúng tôi khuyên Nhật Bản, đất nước vẫn đang nợ những nạn nhân của thảm họa chiến tranh do họ gây ra một lời xin lỗi chân thành, cần làm đúng trách nhiệm gìn giữ ổn định và an ninh khu vực thay vì nêu lập trường ở Biển Đông".
Trong một góc khuất và khoảnh khắc nào đó có lẽ Trung Nam Hải cũng nhận ra rằng với chiêu thức của Tokyo áp dụng lần này ở Biển Đông là nhằm giành thế thượng phong ở biển Hoa Đông trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư!!! Nhưng thế cuộc đã bày và con đường của Tc chỉ có một chiều hướng về phía trước.
Với những luận điệu trên, Tc như một con thú hoang bị đạn… chụp vồ tứ phía khiến cho chính giới thấy rõ sau đòn thế hiểm của TT Shinzo Abe và bảng tuyên bố chung của G-7 đã gây cho Tc nhiều nỗi ám ảnh lo toan. Nhất là sự hiện diện chính thức của Phó tướng Phù Tang trong Đông Hải trận.
Còn tiếp…
Ngày 14.7.2015
________________________________________
Bài đã đăng: