Giải mã gốc 1: Thực lực CSĐD trước 1941 chỉ có chưa tới 1000 đảng viên - những người TQ trong đó là 300 đảng viên - Dân Làm Báo

Giải mã gốc 1: Thực lực CSĐD trước 1941 chỉ có chưa tới 1000 đảng viên - những người TQ trong đó là 300 đảng viên

Văn bản đảng cs xác nhận: 1932 - Nguyễn Ái Quốc đã chết, 1941 - Hồ Chí Minh “về nước”

Vì sao bọn quỷ làm được? 

Nói Hồ đã diệt hết đảng Cộng sản Đông dương (CSĐD) của Nguyễn Ái Quốc (NAQ) để thế chân thì nhiều người chưa tin! Một đảng cơ mà! Nhưng nếu ta biết:

Tới trước 1941- Khi Hồ “về nước” thực lực CSĐD trước 1941 chỉ chưa tới 1000 đảng viên trong đó người TQ chiếm 300 đảng viên. Với hàng loạt cuộc “chỉ điểm”, “thủ tiêu”... thì đến 1945 họ còn bao nhiêu?

Và nếu ta đặt câu hỏi: trên 300 đảng viên TQ kia đi đâu sau 1945?

Phải chăng chính họ đã được “thượng cấp” yêu cầu họ thực hiện “chỉ điểm”, “thủ tiêu”... rồi đã diệt hết họ để “diệt khẩu”?

300 đảng viên TQ kia đi đâu sau 1945?

Như vậy, đến đây ta thấy câu chuyện là rất có thể!

Hơn nữa, với lực lượng 20 vạn quân của “Hoa quân nhập Việt” thì thực lực CSĐD không đáng là một chú thỏ non trước một con cáo già. Lực lượng “Hoa quân nhập Việt” kia ủng hộ phe nào? Hồ vẫn chửi Lư Hán là “Diệt Cộng Cầm Hồ”, nhưng sự thực thì Lư Hán lại là Phó chủ tịch Quốc Hội của Trung Cộng kể từ năm 1949! Hồ vẫn chửi Lý Tế Thâm, nhưng Lý Tế Thâm lại là Phó chủ tịch nước của Trung Cộng kể từ năm 1949!

Điều gì ở đây?

***

I. Thực lực CSĐD trước 1941 chưa tới 1000 đảng viên và liên lạc thì rời rạc 

1. Khi phong trào CsVN đi lên cũng chỉ có 925 đảng viên.

Đến tháng 9 - 1937 chỉ có 925 đảng viên.

“Thưa các đồng chí,

Ngày 2 và ngày 3-9-1937, chúng tôi đã họp hội nghị toàn thể. Kèm theo đây là các nghị quyết.

...Tháng l0-1936, Ban Trung ương đã tìm được cách liên lạc với Cao Miên, nhưng lại mất liên lạc một lần nữa vào đầu năm 1937.

Các liên lạc với Bắc Kỳ đã được lập lại tháng 3-1937 và các liên lạc với Trung Kỳ lập lại hồi tháng 2.

Việc thống nhất các tổ chức của Đảng (ở Bắc Kỳ, ở Trung Kỳ và ở Nam Kỳ) được chính thức thực hiện tại Hội nghị cán bộ họp ngày 13 và 14 tháng 3-1937.

...Hiện tại, số lượng các đảng viên như sau:

Nam Kỳ: 590
Trung Kỳ: 218
Bắc Kỳ: 1 17.
Tổng cộng: 925 đảng viên.

Đấy đều là những đảng viên bất hợp pháp....

Ngày 10 tháng 9 năm 1937

BAN TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

(Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Bản dịch từ tiếng Pháp.).” (1)

2. Năm 193601937 (mặt trận bình dân Pháp thắng lợi) là đỉnh cao của Cộng Sản Việt Nam.

“…Tháng 4 năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nòng cốt đã giành được thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử. Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền đã đề ra một số chủ trương tiến bộ đối với các nước thuộc địa. Tình hình chính trị ở Pháp đã trực tiếp ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở nước ta…” (2)

Nhận xét: Đỉnh cao mà chỉ có 925 đảng viên, thì sau đó thế nào?

3. Thời kỳ 1939-1940 Phong Trào Cộng Sản đi xuống.

3.1- Tháng 1 - Năm 1939 “bọn thống trị hô hào rằng Đảng Cộng sản bị tiêu diệt.”

“...VII. ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG THỜI KỲ KHỦNG BỐ VÀ TRANH ĐẤU ĐỂ CẢI TỔ CƠ QUAN CHỈ ĐẠO

...(ví dụ cơ quan Xứ ủy Nam Kỳ trong một năm 1931-1932 bị bắt và tổ chức lại tới 4 lần) song cơ quan lĩnh đạo tối cao của toàn Đảng, thì sau lần Hội nghị thứ hai của toàn thể Trung ương tháng 4 năm 1931 phải tạm thời mất liên lạc với quần chúng

Một điều sai lầm là trong thời kỳ khủng bố dữ dội, các cơ quan chỉ đạo vẫn chiếu kỳ triệu tập hội nghị, nên lại càng dễ bị lộ. 

Sau lúc phong trào cách mạng sụt xuống, bọn thống trị hô hào rằng Đảng Cộng sản bị tiêu diệt. Bọn rụt rè, bọn chán nản cũng ầm ĩ rằng: "Đảng Cộng sản chết rồi, cách mạng bị tiêu diệt rồi".

Tài liệu lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. 

* Bài đăng trên báo Dân chúng số 41,42, ngày 3 và 7 tháng 1 năm 1939 (B.T).”
(3)

3.2 Tháng 11 - Năm 1939 “trước kia đã thưa thớt ngày nay lại càng rời rạc”

“Sự liên lạc giữa các đảng bộ từ Trung ương đến Xứ uỷ, Xứ uỷ đến Tỉnh uỷ, đến các chi bộ không được mật thiết, địa phương nào chỉ biết lo địa phương ấy, ý chí và hành động của Đảng chưa được thống nhất, sự chỉ huy của Đảng không có thống nhất. 

... sự liên lạc của Trung ương với các Xứ uỷ trước kia đã thưa thớt ngày nay lại càng rời rạc…

Ngày 6, 7,8, tháng 11 năm 1939 
BAN TRUNG ƯƠNG 
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

(Văn kiện Đảng 1930-1945, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, t.III, tr.26-88)” (4)

3.3 Tháng 11 – 1940 “số đảng viên ở Trung, Nam, Bắc Kỳ còn ít ỏi quá”.

“Tập 7, Vǎn kiện Đảng Toàn tập, (1940 đến 2-9-1945):

1. Số lượng của Đảng

Tính đến tháng 10 nǎm 1940, số đảng viên ở Trung, Nam, Bắc Kỳ còn ít ỏi quá, tương đối với toàn số dân chúng. Đảng bộ ba xứ bị thiệt thòi khá nhiều bởi cuộc khủng bố tháng 9-1939, nhưng nhiều đảng viên mới đã gia nhập Đảng, khiến cho Đảng mau bù đắp được sự thiệt thòi và được mở rộng ra là khác.

2. Chất lượng của Đảng

... vì sự chuyển hướng sang công tác hoàn toàn bí mật của Đảng sau cuộc đàn áp tháng 9-1939, không được mau lẹ và khôn khéo, nên có nhiều chi bộ xí nghiệp của Đảng ở Ba Son, Đềpô (Depot), Xe lửa Sài Gòn, Máy sợi Nam Định,... v.v... bị phá. Cái đó làm cho thành phần công nhân của Đảng đã kém lại kém thêm.

...4. Công tác của Đảng

a) Về phương diện tổ chức.

...Tuy nhiên, Đảng vẫn chưa khôi phục được những chi bộ ở những nơi công nhân tập trung, như những đồn điền Nam Kỳ, những mỏ ở Bắc Kỳ và những tỉnh thành kỹ nghệ phát triển Nam Định, Hải Phòng, Sài Gòn.

b) Về phương diện tuyên truyền.

Đa số T.U1) bị thất bại một nǎm nay làm cho tờ báo thống nhất của toàn Đảng chưa ra được...

c) Chỉ huy toàn Đảng.

Vì Ban Trung ương Chấp hành bị thất bại gần hết nên non một nǎm nay, việc chỉ huy toàn Đảng không được thống nhất. Xứ nào riêng Xứ uỷ ấy chỉ huy, và sự liên lạc giữa các cơ quan chấp hành các xứ cũng không được liên tiếp...

(Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng.).” (5).

Nhận xét: Năm 1936 mặt trận bình dân thắng lợi “…đã trực tiếp ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở nước ta…” (Văn bản 2)

Vậy mà tới tháng 9 - 1937 vẫn chỉ có 925 đảng viên, thì năm 1938 được thêm bao nhiêu? Sau đó lại “Đảng bộ ba xứ bị thiệt thòi khá nhiều bởi cuộc khủng bố tháng 9-1939…” rồi tháng 11 – 1940 thì “Tính đến tháng 10 nǎm 1940, số đảng viên ở Trung, Nam, Bắc Kỳ còn ít ỏi quá”, “Ban Trung ương Chấp hành bị thất bại gần hết nên non một nǎm nay, việc chỉ huy toàn Đảng không được thống nhất.” (Từ thất bại ở thời đó được hiểu là bị chết - TG)

Như vậy có thể nói năm 1940 không có số liệu chính thức nhưng chắc chắn là Đảng Cộng Sản Đông Dương không còn được như hồi 1937! và liên hệ thì rời rạc, thiếu gắn bó, không mạnh “Xứ nào riêng Xứ uỷ ấy chỉ huy”. 

Vậy là khi Hồ “về nước” - 1941 - Đảng Cộng Sản Đông Dương như trên thì làm sao mà lộ ra quỷ được? Tiếp đó, sau khi Hồ “Về Nước” Đảng Cộng Sản Đông Dương lại thất bại ở khởi nghĩa Nam Kỳ rất là nặng nề!

II. Năm 1930 đảng viên người TQ chiếm 300/565 tổng số - Văn bản đảng xác nhận 1932 - NAQ đã chết!

1. Trung ương đảng năm 1930 có 9 người thì đã có 2 người Trung Quốc.

“Cử một Ban Trung ương lâm thời gồm chín người, trong đó có hai đại biểu chi bộ cộng sản Trung Quốc ở Đông Dương.” (6)

2. Năm 1930 đảng viên Trung Quốc chiếm 300/565 tổng số!

“...Các tổ chức sau đây gia nhập tập thể vào Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất: Đông Dương Cộng sản Đảng (85 đảng viên), An Nam Cộng sản Đảng (61 đảng viên), Tân Việt Cộng sản Liên đoàn (119 đảng viên) và phân bộ Đảng Cộng sản Tàu ở Đông Dương (300 đảng viên). Như vậy là khi thống nhất, đảng có 565 đảng viên…” (7)

Nhận xét: Tới trước 1941- Khi Hồ “về nước” thực lực CSĐD trước 1941 chỉ chưa tới 1000 đảng viên trong đó người TQ chiếm 300 đảng viên. Với hàng loạt cuộc “chỉ điểm”, “thủ tiêu”... thì đến 1945 họ còn bao nhiêu? 

Và nếu ta đặt câu hỏi: trên 300 đảng viên TQ kia đi đâu sau 1945?

Phải chăng chính họ đã được “thượng cấp” yêu cầu họ thực hiện “chỉ điểm”, “thủ tiêu”… rồi đã diệt hết họ để “diệt khẩu”?

300 đảng viên TQ kia đi đâu sau 1945?

Như vậy, đến đây ta thấy câu chuyện là rất có thể!

III. Năm 1941 – Hồ “về nước” với “các đội xung phong Nam tiến”. Năm 1945 - Hoa quân nhập Việt “do Lư Hán (thân cộng) làm tổng chỉ huy”.

1. Văn bản đảng Cs Đồn Dương xác nhận: NAQ chết 1932 “, qua đời ngày 26-6-1932 trong nhà tù ở Hồng Kông1”

“TƯỞNG NHỚ

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, qua đời ngày 26-6-1932 trong nhà tù ở Hồng Kông1

Đồng chí Lý Quý, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, qua đời trong nhà tù ở Sài Gòn tháng 10-19312 và tất cả những người đã hy sinh vì cách mạng Đông Dương” (7)

2. Năm 1941 - Hồ “về nước” với “các đội xung phong Nam tiến”.

“Đầu năm 1942, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ thị cho Tỉnh ủy Cao Bằng phải mở rộng căn cứ địa nối Cao Bằng với Bắc Sơn - Vũ Nhai, xây dựng thành một hành lang chính trị vững chắc từ miền núi xuống miền xuôi để giữ mối liên lạc với Trung ương trong mọi tình huống.

Lúc đó Võ Nguyên Giáp đang hoạt động ở Nguyên Bình, Đại tướng còn nhớ “Sau một thời gian hoạt động ở Nguyên Bình, tôi được chỉ thị cùng anh Thiết Hùng chuyển xuống phía Nam gây phong trào tại tổng Kim Mã, một nơi chưa có tổ chức Việt Minh. Bác và Liên Tỉnh ủy muốn tổ chức cơ sở ở vùng này làm chỗ đứng chân, phát triển phong trào về dưới xuôi, mở đường Nam tiến”.

Trước khi Bác đi nước ngoài công tác, “Theo chỉ thị của Bác và quyết định của Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, công tác Nam tiến được đặt ra một cách rất khẩn trương”. “Cụ giao nhiệm vụ cho Phạm Văn Đồng mở đường Tây tiến sang Hà Giang, Võ Nguyên Giáp cùng với Lê Thiết Hùng mở đường Nam tiến từ Nguyên Bình qua Ngân Sơn, Chợ Rã đánh thông với căn cứ địa Bắc Sơn - Vũ Nhai và phát triển xuống Thái Nguyên”…

…Cuối năm 1943, các đội xung phong Nam tiến, sau khi hoàn thành nhiệm vụ đều trở về Tam Kim - Hoa Thám (Nguyên Bình). Tổng bộ Việt Minh và Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng tổ chức lễ tổng kết, liên hoan mừng thắng lợi và tặng các đội Nam tiến lá cờ “Xung phong thắng lợi”. 

Tại lễ tổng kết, đồng chí Võ Nguyên Giáp, người tổ chức và phụ trách Ban xung phong Nam tiến đánh giá:…” (8)

Nhận xét: Chính “các đội xung phong Nam tiến” của Võ là đi diệt nốt CSVN và Trí thức các đảng phái khác của Việt Nam để dọn đường cho quỷ vào Hà Nội 2/9/1945!

3. Năm 1945 - Hoa quân nhập Việt “do Lư Hán (thân cộng - TG) làm tổng chỉ huy”.

“Hoa quân nhập Việt là sự kiện 20 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch tiến vào miền Bắc Việt Nam với mục đích giải giáp quân đội Nhật Bảntừ vĩ tuyến 16 ra Bắc theo sự phân công của Đồng Minh. Cùng thời điểm đó, các tổ chức chính trị theo chủ nghĩa quốc gia, chống Pháp và chống Việt Minh như Việt Quốc, Việt Cách, cũng vào vượt biên giới Việt Trung vào Việt Nam thiết lập chính quyền tại một số tỉnh phía Bắc…” (9)

“Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, 20 vạn quân Tưởng do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu Văn làm phó tư lệnh vượt biên giới Việt-Trung tiến vào Việt Nam. Quân Tưởng chiếm đóng Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, hà hiếp nhân dân, cướp bóc khắp nơi. Quân Tưởng đổi tiền với tỷ giá vô lý, gây nhiều bất bình cho người dân.

Việt Quốc, Việt Cách và Phục Quốc chia nhau kiểm soát các địa phương phía Bắc Hà Nội. Tại một số nơi các lực lượng này xung đột vũ trang với Việt Minh để giành quyền kiểm soát.

Ngày 14 tháng 9 năm 1945, Lư Hán đến Hà Nội. Lư Hán gặp Hồ Chí Minh, đòi Hồ Chí Minh phải "báo cáo quân số thực tế và tổ chức quân đội Việt Nam", đòi mỗi bộ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải có một người "liên lạc viên" của Trung Quốc, thậm chí đòi Việt Nam lùi giờ lại một tiếng theo giờ Trung Quốc.

Để tránh phải một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù, Việt Minh thực hiện chính sách nhân nhượng với quân Tưởng để tập trung chống Pháp. ” (9)

Nhận xét: So với đội quân “Hoa quân nhập Việt” hùng hậu ở biên giới “Hình thành từ 1940” – Nói là “20 vạn quân đội Tưởng Giới Thạch” (6), nhưng lại do những người thân cận Cộng sản Mao Trạch Đông chỉ huy “Dưới sự chỉ huy của Lư Hán, lực lượng của HQNV đã tiến vào Việt Nam ngày 14.9.1945, với khoảng 20 vạn quân” (Xem bài giải mã gốc 2). Như vậy thì Đảng Cộng Sản Đông Dương chỉ là chú thỏ non trước một con cáo già!

Thế mới thật là:

Đông Dương cộng đảng là đây
Nghìn người chưa đủ - có đâu binh hùng
Thực lực như thế khác nào
Thỏ non đứng trước một con cáo già.
Cáo ta nuốt chửng thỏ non
Che mắt thiên hạ - ta đây: Cộng Đàng!

(Đón đọc: Giải mã gốc 2: 300 đảng viên TQ đi đâu? Những cuộc “chỉ điểm” kinh hoàng và Lư Hán, Lý Tế Thâm lộ mặt thật = cộng quân của Mao.)

Chú thích:


(1). Báo cáo của Hội nghị toàn thể Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Ban Trung ương Quốc tế Cộng sản.


Phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương1936-1939

(3). Mười lăm năm vận động cộng sản và 9 năm thành lập Đảng Cộng sản ở Đông Dương (*), http://dangcongsan.vn/

(4). , cn.cpv.org.vn






Bài cùng chuyên mục đã đăng:


Việt Nam, 03.04.2016



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo