Viên Gạch 4: Năm 1946 HCM đi Pháp – Bạn thân Nguyễn Ái Quốc là Khánh Ký bỗng “mất đột ngột ” “trước mấy hôm” để không gặp Hồ! - Dân Làm Báo

Viên Gạch 4: Năm 1946 HCM đi Pháp – Bạn thân Nguyễn Ái Quốc là Khánh Ký bỗng “mất đột ngột ” “trước mấy hôm” để không gặp Hồ!

Hỏi ông Bùi Tín: “bạn Pháp cũ” của NAQ còn ai?

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - “Lịch sử như cái sân gạch - mỗi số phận người như 1 viên gạch – bọn quỷ như những hố bom, vết đạn – tôi là người đi san hố bom, bịt vết đạn và lựa gạch – Danlambao là ông chủ thầu xây dựng – ý kiến của các bạn như là xi là cát – chúng ta cố gắng cùng nhau đặng xây nên một cái sân lịch sử.”

*

1. Bạn thân NAQ – là Khánh Ký.

“Thời gian: 18 - 12 - 1919

Sự kiện: Nguyễn Ái Quốc gặp Khánh Ký cho biết việc tìm cho Phan Châu Trinh một chỗ làm thợ ảnh ở Pari.

Nội dung sự kiện:

Nguyễn Ái Quốc gặp Khánh Ký cho biết đã gặp tòa soạn báo L'Humanité và báo Le Populaire để tìm cho Phan Châu Trinh một chỗ làm thợ ảnh ở Pari.

Nguồn trích:

- Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.1, tr. 79” (1).

“Thời gian: 19 - 12 - 1919

Sự kiện:

Nguyễn Ái Quốc tranh luận với các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Khánh Ký tại nhà số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.

Nội dung sự kiện:

Buổi sáng, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi nhà lúc 10 giờ, đến thư viện Xanhtơ Giơnơvievơ.

11 giờ 50, rời thư viện đến hiệu ảnh Păngtêông (Panthéon) rồi đến hiệu sách Lasông ê Rơnu (Lachon et Renouf) mua một quyển sách, sau đó trở lại thư viện.

14 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc đến Hạ nghị viện xin gặp Mácxen Casanh; 25 phút sau, rời địa chỉ trên và đi dạo.

16 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc mất hút trong đám đông ở gần Cung điện Luvơrơ (Louvre).

17 giờ 35, Nguyễn Ái Quốc về đến nhà.

Buổi tối, Nguyễn Ái Quốc tranh luận với các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Khánh Ký tại nhà số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.

Nguồn trích:

- Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, Nxb.Chính trị quốc gia, 2006, t.1, tr. 80” (1).

2. Khánh Ký - đang khỏe, bỗng chết “trước mấy hôm” khi Hồ sang Pháp!

“Ngày 25 tháng 6

6 giờ sáng, Cụ Chủ tịch và anh em tuỳ tùng đi thǎm mộ ông Khánh Ký.

Ông Khánh Ký là một người chụp ảnh có tiếng, trước có quen Cụ Phan Chu Trinh và nhiều nhà cách mạng Việt Nam ở Pháp. Tháng trước, ông Khánh Ký có gửi thơ tỏ ý muốn về nước và Cụ Chủ tịch cũng định giúp cho ông về. Chẳng may, trước mấy hôm phái bộ ta đến Pháp thì ông mất.” (2).

"...In 1916-1917, Khanh used his studio to conceal his revolutionary activities. Khanh owned many photo shops in Europe. He assisted the financing of Nguyen Ai Quoc during his time in Paris. 

After Vietnam again gained independence from the French colonialists, in May 1946, Nguyen Dinh Khanh sent a letter to President Ho Chi Minh expressing his wish to return to Vietnam. Khanh also wanted to bring new advancements in photography. 

However, in May that year, he passed away at the peak of his career. In June the same year, President Ho Chi Minh went to France to pay tribute to Mr. Khanh, also known as Khanh Ky. He was in great debt to Mr. Khanh Ky who helped him learn photography during his early days in France." (3)

Ông mất đột ngột vào ngày 31-5-1946. 

Không chỉ là nhà nhiếp ảnh tài danh, Khánh Ký còn là một nhà yêu nước nhiệt thành khi tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Do bị lộ, ông phải lánh sang Pháp một thời gian. Đặc biệt, thời gian ở Pháp, Khánh Ký là người đã truyền nghề ảnh cho Nguyễn Ái Quốc khi Người bắt đầu hoạt động cách mạng ở Pháp. Khánh Ký còn là thành viên Ủy ban Tổ chức Lễ an táng Phan Châu Trinh ở Sài Gòn năm 1926. Bộ ảnh tang lễ Phan Châu Trinh cùng quang cảnh Sài Gòn còn đến ngày nay là do Khánh Ký thực hiện.

…Khánh Ký trở lại Pháp vào năm 1934, tiếp tục kinh doanh trong nghề ảnh. Tháng 5-1946, sau khi nước nhà độc lập, Khánh Ký đã có thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngỏ ý muốn về quê hương để xây dựng đất nước nhưng ý định chưa thực hiện thì ông mất đột ngột vào ngày 31-5-1946. Ngày 25-6-1946, khi ở Pháp tham dự Hội nghị Phong-ten-nơ-blô (Fontainebleau), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến đặt vòng hoa viếng mộ Khánh Ký.” (4)

Nhận xét: Vì sao? “Chẳng may, trước mấy hôm phái bộ ta đến Pháp thì ông mất.”

Bạn NAQ ở Pháp - Còn những ai chết nữa mà ta chưa biết?

3. “Gặp lại hàng loạt bạn Pháp cũ”?

Bùi Tín có viết: “Và khi ông Hồ Chí Minh sang Pháp năm 1946 gặp lại hàng loạt bạn Pháp cũ, có một ai ngỡ ngàng nhận ra là một người Tàu đội lốt ông Hồ Chí Minh đâu?” (5)

Nhận xét: “gặp lại hàng loạt bạn Pháp cũ” gồm những ai hả ông Bùi Tín? 

Khánh Ký có còn để mà “ngỡ ngàng nhận ra là một người Tàu đội lốt ông Hồ Chí Minh đâu?” thưa ông Bùi Tín? Ông có đọc “Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch – Bốn tháng sang Pháp” không? Ai trong đó là “bạn Pháp cũ” của NAQ?

(Đón đọc: Viên Gạch 5. Lê Văn Sao - “bạn Pháp cũ” của NAQ mất tích – gia đình tan nát!)

Chú Thích:


Bài cùng chuyên mục đã đăng:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo