Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - “Nếu cộng sản HCM sử dụng “cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh” thì giải thích thế nào về việc: 2 con trai cụ Phan Bội Châu cùng bị chết năm 1946, Và 1 con rể duy nhất là cộng sản thời Nguyễn Ái Quốc như bị mất tích, gia đình cụ Phan bị quy địa chủ - mồ mả bị đào bới.
Giải thích thế nào về nghịch lý sau: Nguyễn Ái Quốc rất thân Phan Bội Châu - Dưới thời Hồ Chí Minh gia đình Phan Bội Châu thành “địa chủ ác ôn”!”
*
I. Nguyễn Thị Bình – có thật là cháu ngoại cụ Phan?
1. Tại sao tôi nghi ngờ?
Chuyện: Nguyễn Thị Bình – có thật là cháu ngoại cụ Phan?
Có lẽ chúng ta ít ai nghi ngờ, trong các bài viết trên mạng tôi chỉ đọc được một bài có nghi vấn:
“Bà Nguyễn thị Bình không phải là cháu ngoại nhà cách mạng Phan chu Trinh. Bà Bình tên thật là Châu Sa sống ở Campuchia. Cụ Phan chu Trinh đúng là có người cháu gái tên Nguyễn thị Bình. Bà Châu Sa biết rõ nhưng lại lấy tên Nguyễn thị Bình này nên có cơ sở cho thấy chính bà Châu Sa muốn đánh lừa dư luận. Đó là cách CSVN huyễn hoặc hóa nhằm đề cao nhân vật, đánh lừa dư luận khiến dư luận hiểu là CSVN tốt nên được hậu duệ các nhà yêu nước ủng hộ. Bằng chứng là trong quyển sách "Hồi ký không tên" (cần dẫn chứng) của Lý Quý Chung đây là ai vậy? có viết về việc gặp Bà Bình và hỏi rõ một số chi tiết vấn đề Bà Bình xác nhận là không phải cháu ngoại Phan Chu Trinh. Trong tiểu sử Phan chu Trinh không nói về người cháu Châu Sa này. Trong lý lịch Bà Bình do Hội phụ nữ VN viết cũng không nói bà con ai và không ghi nhận là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh! …” (1).
Bản thân tôi cũng chưa tin cách lý giải ở trên!
Tuy nhiên, nhiều chứng cứ khác để tôi không tin: Nguyễn Thị Bình – là cháu ngoại cụ Phan!
Đó là: Nhìn sang gia đình cụ Phan Bội Châu, thì thấy dưới thời Hồ Chí Minh gia đình cụ đã tan nát: 2 con trai của cụ đều bị chết 1946, gia đình cụ bị quy địa chủ, mồ mả bị đào bới… (Xem phần II).
Không lẽ Hồ đối xử với gia đình Cụ Phan Bội Châu như vậy mà lại ưu ái gia đình cụ Phan Châu Trinh?
Đó là: Nhìn sang những người lãnh đạo Cộng Sản xuất hiện những năm 1960 (sau Đồng Khởi) như Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát… thì gia đình họ cũng giống như gia đình của bọn Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… tức là có “người thân” chết rất nhiều! Không lẽ Nguyễn Thị Bình lại không nằm trong số đó?
Nên nhớ, sau Đồng Khởi – cộng sản Miền Nam thiệt hại rất nhiều – nhưng sau đó lại xuất hiện rất nhiều những cộng sản “kiên cường” như: Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát… Phải chăng khi cộng sản thật, Cộng Sản Nguyễn Ái Quốc bị giết thì xuất hiện cộng sản giả - cộng sản Hồ Chí Minh?
Đây là 2 lý do chính để tôi không tin: Nguyễn Thị Bình – là cháu ngoại cụ Phan!
2. Gia đình Nguyễn Thị Bình cũng giống như gia đình của bọn Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng…
“Năm 1944, mẹ bà qua đời lúc bà mới 17 tuổi, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước trong phong trào sinh viên học sinh như cứu tế và cướp chính quyền tại Sài Gòn. ” (2).
Có phải mình bà mẹ qua đời năm 1944 hay là cả gia đình đã bị giết?
Giả sử bọn quỷ đã giết hết cả gia đình cụ Phan Châu Trinh rồi dựng đứng lên một gia đình nào đó có một người đóng là cha (lấy tên Nguyễn Đồng Hợi) và mấy thiếu nhi làm em của Nguyễn Thị Bình (rồi nói đó là cháu cụ Phan để “nhằm đề cao nhân vật, đánh lừa dư luận khiến dư luận hiểu là CSVN tốt nên được hậu duệ các nhà yêu nước ủng hộ”) thì chúng ta cũng chẳng phát hiện được! “Ở tuổi 16, tôi đã mất mẹ. Các em tôi lúc đó còn rất nhỏ, mới mười ba, chín, năm, ba tuổi và em út mới mấy tháng tuổi. …” (3)
3. Nguyễn Thị Bình kể chuyện hoạt động năm 1945 rất… gượng ép.
Trong Hồi Ký của mình, Nguyễn Thị Bình kể chuyện hồi năm 1945 rất sơ sài, và không logic. Không lẽ, Cộng sản Việt Nam đã tin ngay một người mới từ Campuchia về?:
“7.1945, cả gia đình tôi có mặt tại Sài Gòn. Những ai đã sống qua thời ấy đều biết, theo tiếng gọi của non sông, mọi người dân Việt Nam đều muốn có mặt.
Ba tôi tham gia ngay Chi đội I miền Đông vì sẵn có bạn bè ở đó. Còn tôi, các chú gọi làm việc gì thì làm việc nấy. Một hôm có người nhắn tôi đến Nhà hát Lớn Sài Gòn để gặp đồng chí Hà. Tôi tưởng sẽ gặp một nhà cách mạng đạo mạo, hóa ra là một người còn rất trẻ, nhiều lắm cũng chỉ khoảng 30 tuổi. Sau này được biết đồng chí là kỹ sư canh nông, tham gia phong trào Việt Minh từ sớm.
…Đồng chí Hà lại giao cho tôi một việc khác - sau này tôi hiểu đó là công tác tình báo - theo dõi một số nhân vật, xem họ làm gì, đi đâu. Đối với công việc này tôi cũng không quen nên chẳng theo dõi và điều tra được ai...
Tháng 7, tháng 8.1945, Sài Gòn sống những ngày sôi nổi. …
Sáng sớm ngày 25.8, hầu như tất cả nhân dân đều đổ ra đường. Tôi cùng hai em trai lớn cũng kéo về hướng quảng trường Nhà thờ Đức Bà, …” (4).
Trong Hồi Ký của mình, Nguyễn Thị Bình kể chuyện đi tìm cơ sở Việt Minh hồi 1945 rất gượng ép, không lẽ cán bộ đi hoạt động Việt Minh mà lại: “Tôi đi rảo rảo ở đường, hỏi thăm cơ quan Việt Minh đóng ở đâu?” Bà hỏi thăm ai? Hay hỏi thăm lính Pháp?
“…Tôi xuống tàu, trong tàu đã có độ 30 người ngồi sẵn. Hình như họ là dân lục tỉnh lên Sài Gòn giờ trở về quê. Không một ai quen, tôi ngồi co ro một chỗ, suốt đêm không dám ngủ. Sáng hôm sau đến Mỹ Tho, mọi người lên bờ. Tôi chưa hề đến Mỹ Tho nên chưa biết sẽ hỏi ai tàu về Hồng Ngự. Tôi đi rảo rảo ở đường, hỏi thăm cơ quan Việt Minh đóng ở đâu? Rất may gặp lại đồng chí Hà, và sau đó gặp một người bạn cũ thời ở Campuchia. Thế là tiếp tục chuyến đi về Hồng Ngự. Đến nơi mới biết anh họ tôi về đó làm ăn một thời gian, đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến quận Hồng Ngự. ” (4).
II. Nguyễn Ái Quốc rất thân Phan Bội Châu - Dưới thời Hồ Chí Minh gia đình Phan Bội Châu tan nát và thành “địa chủ ác ôn”!
1. Nguyễn Ái Quốc rất thân với Phan Bội Châu.
“Người cháu rất kính yêu của Bác - Hôm trước anh Lâm (Đức Thụ) và anh Hồ (Hồ Tùng Mậu) gửi lại thư của cháu, trong thư có nói tường tận về chuyện ông Hy Mã (Phan Châu Trinh).” (5).
2. Hai con trai cụ Phan Bội Châu cùng bị chết năm 1946. Và 1 con rể duy nhất là cộng sản thời Nguyễn Ái Quốc như bị mất tích.
“Ông Phan Nghi Đệ, sinh năm 1901, con trai thứ của cụ Phan bị địch bắt đày đi Lao Bảo (Quảng Trị). Sau khi ra tù, ông Đệ sống ở quê nhà, về sau vào sống với cha ngày hai buổi giúp cha cơm nước. Vợ ông làm nghề kiếm sống trên sông nước, thường dùng thuyền chở cụ Phan từ nhà ra Bến Ngự, sông Hương. Ông Đệ bị bệnh và mất vào năm 1946. ” (6)
“Bà Phan Thị Cương sinh năm 1902, người con gái duy nhất của cụ Phan, cũng tham gia hoạt động trong các tổ chức cách mạng. Chồng bà là ông Vương Thúc Oánh, đảng viên năm 1930. ” (6)
“Con trai cả của cụ Phan và cụ bà Thái Thị Huyên, ông Phan Nghi Huynh cũng từng bị địch bắt giam. Sau khi ra tù, ông về quê dạy học. Sau cách mạng Tháng 8-1945, ông Huynh giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban hành chính xã Lạc Hồng, Nam Đàn. Ông bị bệnh nặng và mất tháng 2-1946, ở tuổi 42. ” (6)
Nhận xét: Tại sao 2 con cụ Phan Bội Châu đi tù thời Pháp không chết, mà tới thời Hồ Chí Minh lại chết ngay cùng năm 1946? Khi mới ngoài 40 tuổi.
Họ bị bệnh hay ai giết?
3. Gia đình cụ Phan Bội Châu bị quy “địa chủ ác ôn” - mồ mả bị đào bới.
“…Chợt đến chiến dịch CCRĐ, trong khi Hồ Chí Minh chễm chệ ở Bắc Bộ Phủ, thì đảng của ông cũng không tha cụ Phan Bội Châu, mặc dù lúc đó cụ đã qua đời 15 năm trước. Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách, sưu tầm những tệ trạng đốn mạt của chế độ Hồ Chí Minh trong quyển Việt sử đương đại, đã cho chúng ta biết hành vi cực kỳ phi nhân, vô đạo của đội CCRĐ của Hồ Chí Minh gởi đến quê cụ là làng Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An như sau (trang 222 sđd):
“Theo ông Phan Thiện Cơ, cháu đích tôn nhà đại cách mạng họ Phan, lúc đó mồ yên mả đẹp được 15 năm, cán bộ CCRĐ đã tuyên án cụ Phan là một “địa chủ ác ôn”, tịch thu từ đường, và đốt hình nộm cụ. Trước khi phóng hỏa, chúng còn bôi phân vào mặt hình nộm theo đúng lời dạy của Mao Trạch Đông “trí thức không bằng cục phân”. …” (7)
Hai con trai cụ Phan Bội Châu cùng bị chết năm 1946. Gia đình bị quy địa chủ, con cháu bị bỏ đói – Xác nhận của Cộng sản Hồ Chí Minh. (8)
Vậy đó, giải thích thế nào về nghịch lý sau: Nguyễn Ái Quốc rất thân Phan Bội Châu - Dưới thời Hồ Chí Minh gia đình Phan Bội Châu thành “địa chủ ác ôn”?
Nguyễn Thị Bình – có thật là cháu ngoại cụ Phan?
Bài cùng chuyên mục đã đăng:
Viết từ Việt Nam
___________________________________
Chú Thích:
(3). Thời niên thiếu ở Phnom Penh , thanhnien.vn.
(4). Hồi ký Gia đình, bạn bè và đất nước - Kỳ 2: Theo tiếng gọi non sông, thanhnien.vn.
(5). Bác Hồ với Cụ Phan Bội Châu - Bức thư Phan Bội Châu gửi Lý Thụy. bqllang.gov.vn
(6). Chuyện ít biết về hậu duệ nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, tapchicongsan.org.vn.
(7). CUỘC CHIẾN TRANH CỦA HỒ CHÍ MINH ĐÁNH DÂN TỘC, PHẦN 1, buoclangle.blogspot.com/
(8). Thư gửi Trường Chinh ngày 19.6.1953, talawas.org.