Nước dơ dân uống, Chung con tiếp tục rút kinh nghiệm - Dân Làm Báo

Nước dơ dân uống, Chung con tiếp tục rút kinh nghiệm

CTV Danlambao - Hơn 100,000 hộ dân tại Hà Nội phải uống nước nhiễm độc, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguỹen Đức Chung tiếp tục "thay mặt lãnh đạo thành phố, xin được rút kinh nghiệm sâu sắc trong vấn đề liên quan đến giải quyết sự cố nước sạch sông Đà". Trơ trẽn hết chỗ nói.

Người dân Hà Nội có lẽ rất ít người quan tâm đến nguồn nước thật sự mình sử dụng hàng ngày lấy từ con sông nào, nhà máy nào cho đến khi sự cố nước dơ nhiễm dầu khiến hơn 100,000 hộ dân điêu đứng.

Những thông tin bất nhất về việc đầu độc nguồn nước từ nhà máy nước sạch sông Đà vẫn đang đơị câu trả lời từ cơ quan chức năng, cụ thể là UBND Tp Hà Nội không thể cỉ bằng một câu đơn giản “rút kinh nghiệm sâu sắc là được” bởi sau khi uống nước dơ, người dân tiếp tục phải móc túi ra trả tiền nước cao hơn do nhà máy nước sạch sông Đuống, đối thủ của nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp.

Trong bài “Nước dơ Hà Nội, chúng chơi nhau dân lãnh đủ” của tác giả Vũ Đông Hà, câu hỏi đã từng đặt ra về việc đổ dầu thải vào nguồn nước như sau: “Đây là hành động vô ý thức của cá nhân, doanh nghiệp đổ trộm dầu (như người dân đổ trộm rác ở ven đường) hay là ý đồ có chủ mưu, cố ý làm ô nhiễm nguồn nước cung cấp cho cư dân Hà Nội?

Liên quan đến sự việc này, giải thích của ông Chung con với báo chí "Nguồn ô nhiễm này do ở trên đầu nguồn nước có một số người dân đã vào đổ dầu phế thải vào đầu con suối sau đó chảy ra hồ và nhà máy không kiểm soát tốt dẫn đến chảy vào hệ thống lọc nước của nhà máy" vừa không đúng sự thật, vừa đểu cáng: nước dơ dân uống, bị dơ là do dân làm - cái gì dân cũng lãnh đủ. 

Vì sao?

Dầu thải từ Công ty Gốm sứ Thanh Hà ở Phú Thọ được Nguyễn Đình Vũ (Lạng Sơn) chủ động liên hệ với Nguyễn Huyền Trang là con gái của GĐ Công ty này, đang giữ chức trợ lý giám đốc (ở Phú Thọ) để đặt vấn đề xử lý số dầu thải của Thanh Hà vào tháng 9/2019.Tiền công cho việc xử lý dầu này là 10 triệu đồng.

Vũ mua dầu, thuê hai người khác, đi hai xe khác nhau. Một xe chở dầu, một xe hộ tống chạy từ Phú Thọ đến Hoà Bình để đổ 10,000 lít dầu đầu độc nguồn nước sông Đà, xong lại không nhận tiền khi Trang liên lạc.

Công việc đỗ dầu vào nguồn nước được thực hiện khá công phu khi nhóm 3 người do Vũ cầm đầu không đổ một lần, một chỗ mà đem đổ rải rác nhiều điểm khác nhau. Cụ thể nhóm này đổ ở 3 điểm dễ nhìn thấy nhất, rồi sau đó trút số dầu còn lại vào một khe kín chảy xuống hồ Đầm Bài.

Nếu nhóm của Vũ không phải là những người dân vô ý thức thì phải là những kẻ cố tình chủ mưu đầu độc nguồn nước. 

Và câu hỏi đặt ra: Khi nguồn nước của nhà máy nước sạch sông Đà bị đầu độc: Ai là những kẻ có lợi trong vụ này? Công ty nào đang muốn cạnh tranh với Công ty nước sạch sông Đà? Hay có những thế lực chính trị nào đang muốn "đỡ đầu" cho một công ty lọc nước khác và muốn cho Công ty nước sạch sông Đà bị phá sản, truy tố và bị loại ra khỏi thương trường? 


Nhà máy nước mặt Sông Đuống và Nhà máy nước mặt Sông Đà là hai đơn vị "bán sỉ" nước lớn nhất hiện nay cho Hà Nội. Dưới hai công ty này có nhiều công ty phân phối bán lẻ đến từng hộ dân. Hai đơn vị đều xử lý nước mặt của các con sông Đuống - sông Đà để cung cấp nước sạch sinh hoạt, sản xuất cho dân Hà Nội. Tuy nhiên, mức giá mua buôn nước của Hà Nội với hai đơn vị có độ chênh lệch lớn. Nhà máy nước sạch sông Đuống được khởi công năm 2016, tổng công suất 300.000 m3/ngày đêm và tổng đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng. Dù dự án đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện và cấp nước nhưng Tp. Hà Nội khi đó đã ra văn bản mua nước với giá gấp 2 lần so với một số nhà cung cấp nước khác.

Ngày 5/9/2019 đích thân Nguyễn Đức Chung đã có mặt để dự lễ khánh thành giai đoạn 1, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne, đến đầu tháng 10 nguồn nước của nhà máy nước sạch sông Đà bị đầu độc. Dự án Nước sạch 5000 tỷ của tập đoàn AquaOne khi hoàn tất sẽ có quy mô cấp vùng bao gồm nội thành Hà Nội; ngoại thành như Ứng Hòa, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Đông Anh, Sóc Sơn... Từ đó mở rộng đến các khu đô thị VinCity Gia Lâm, Thanh Hà, Khu đô thị thông minh của Tập đoàn BRG, Công viên Kim Quy, Khu trung tâm triển lãm Quốc Gia, Khu đô thị Cổ Loa... và tại Huyện Đông Anh và "xâm lược" luôn các thị trường nước tại các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh. 

Khi nguồn nước Sông Đà bị nhiễm dầu thải, lãnh đạo UBND TP Hà Nội lập tức chỉ đạo thay thế bằng nguồn nước Sông Đuống, theo đúng kế hoạch cấp nước 2019 của Hà Nội, đó là nếu nhà máy nước Sông Đà không đảm bảo cấp nước cho dân thì sẽ thay thế bằng nguồn cấp là nhà máy nước Sông Đuống.Tuy nhiên vấn đề lại nằm ở chỗ nhà máy nước sông Đuống chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào khai thác bán nước cho dân.

Kết quả cuối cùng có thể thấy:

Nước Sông Đà giá bán hiện tại 5.069 đồng/m3, trong khi nước Sông Đuống là 10.246 đồng/m3. Và UBND Tp Hà Nội có phương án trợ giá.

Tất cả đã được "quy hoạch" theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nghị Quyết số 11/NQ-HĐND do chính Nguyễn Đức Chung ký vào ngày 10/7/2019. Vụ việc này liệu có tương tự như kịch bản chi tiền mua chế phẩm độc quyền RedOxy-3C từ công ty Artic do con trai của Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung làm chủ hay không? Hiện kết quả thanh tra vì sao chọn Artic làm công ty phân phối độc quyền UBND Tp Hà Nôị vẫn chưa có câu trả lời với dư luận.

Quay trở lại với việc nước dơ, sau một thời gian uống nước nhiễm dầu thì người dân sẽ không còn đòi hỏi nữa, cho dù nước Sông Đuống chưa được nghiệm thu hay giá có mắc hơn thì nhân dân thủ đô vẫn sẽ chấp nhận dễ dàng.

Đã có người chết vì tai nạn liên quan đến vụ nước sông Đà nhiễm độc, người dân sau nhiều ngày lao đao vì mất nước nay dường như đã ngoan ngoãn chấp nhận tâm lý có gì dùng nấy. Và Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung dưới sự chống lưng của Tổng bí Tịch Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục rút sợi dây kinh nghiệm bằng tiền ngân sách và sức khoẻ của hàng trăm ngàn hộ dân.


5.11.2019










Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo