Chiều ngày 22/10, khi UBND Tp Hà Nội thông báo "nước đã an toàn". nhiều người dân Hà Nội háo hức chờ đón hứng nước sạch như thông báo. Và đến 19h30 cùng ngày, tai nạn thương tâm đã xảy ra với nạn nhân Nguyễn Viết Việt Anh khi ông này cùng cha ruột dọn rửa bể chứa nước ngầm. (1)
Nhiều người dân tại khu chung cư 17T10 (Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy), nơi dùng nguồn nước máy sông Đà tiếp tục quyết định dùng nước đóng chai khi phát hiện ra nước vòi vẫn tiếp tục có váng dầu và có cặn lắng sau khi hứng. Một người buôn bán kinh doanh trong khu vực này thì khẳng định vẫn sẽ dùng nước dơ được dán nhãn sạch dù không mấy tin tưởng với lý do:
"Giờ có nước dùng là may rồi, chứ không tin tưởng thì cắn răng mà chịu. Ai có tiền mua nước đóng chai cả đời được".
"Giờ có nước dùng là may rồi, chứ không tin tưởng thì cắn răng mà chịu. Ai có tiền mua nước đóng chai cả đời được".
"Mới mấy ngày trước khuyến cáo là chỉ để tắm giặt chứ không nên ăn. Các chuyên gia thì bảo, khắc phục sự cố phải mất cả năm, thế mà vài hôm sau thành phố đã bảo ăn uống được rồi. Thật khó tin (2).
Ý kiến từ Tiến sĩ Tô Văn Trường, cựu Viện trưởng Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho biết: những người có chuyên môn về môi trường đều biết dầu thải được xếp vào loại chất thải nguy hại 2 sao, "tức là khẳng định loại chất thải nguy hại mà không cần phân tích và so sánh với các loại quy chuẩn". "Nhà máy xử lý nước thì có thể cọ rửa, cho chất tẩy (chất hoạt động bề mặt) vào để làm sạch dầu bám tại các bể hở, nhưng đường ống dẫn nước, bể ngầm tại các chung cư, gia đình thì "còn mất rất nhiều thời gian".
Nhìn lại diễn biến toàn bộ vụ việc của vụ nước dơ sông Đà như sau:
Ngày 10/10/2019, hiện tượng nguồn nước cung cấp cho các hộ dân từ nhà máy nước sạch sông Đà có mùi hắc như dầu cháy xuất hiện ở nhiều quận tại Hà Nội như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm. Cầu Giấy...
Ngày 13/10, thông tin xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) do các nhà báo về tận đầu nguồn nước điều tra được công bố.
Ngày 15/10, Hà Nội thông báo nước bị nhiễm độc, "chỉ nên dùng để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống".
Ngày 22/10, Hà Nội công bố "nước sông Đà có thể ăn uống".
Xử lý tình huống trong vụ việc nước dơ sông Đà lần này chủ yếu có thể thấy chỉ là bề mặt trên truyền thông. Trong khi thực tế nguồn nước vẫn váng dầu, nhiễm bẩn, quy trình súc rửa, dọn dẹp đường ống, hồ chứa nước tại chung cư, bể chứa nước tại nhà dân vẫn diễn ra hoàn toàn thủ công và tự nguyện.
Hậu quả đã có người chết! Còn nhân dân thủ đô anh hùng tiếp tục nêu nguyện vọng với đảng và nhà nước là cần có nguồn kiểm tra, phân tích nước dơ hay sạch độc lập.
Minh bạch và độc lập là hai yếu tố quan trọng trong xử lý thảm họa môi trường nhưng từ Formosa đến Rạng Đông và nay là thảm họa nước dơ sông Đà chưa bao giờ hai yếu tố này được xem là hàng đầu. Người dân Hà Nội hôm nay có lẽ đã có thêm bài học từ sự im lặng, thờ ơ với các thảm họa môi trường trong quá khứ.
Đã có một người chết ít nhiều có liên quan đến thảm họa nước dơ, và những tay chủ mưu thực sự hưởng lợi trong vụ đầu độc hàng trăm ngàn dân vẫn chưa sa lưới. Người chịu trách nhiệm chính trong vụ này là Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Công ty Nước sạch sông Đà vẫn an nhiên tại vị. Bên cạnh đó việc công an nhanh chóng tóm gọn 3 thủ phạm đầu độc nguồn nước bằng cách đổ trộm dầu thải cho thấy kế hoạch khép lại phi vụ bất nhân nhằm triệt hạ đối thủ cung cấp nước sạch đã hoàn tất.
Chú thích:
(2) https://vnexpress.net/thoi-su/nguoi-ha-noi-chua-tin-nuoc-sach-song-da-an-toan-4001492.html
25.10.2019