Tại Biển Đông, Hoa Kỳ đang khuấy động vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền - Dân Làm Báo

Tại Biển Đông, Hoa Kỳ đang khuấy động vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền

The Economist * Vương Đức Hoà (Danlambao) lược dịch - Hoa Kỳ đang lên án một cách mạnh mẽ hơn đối với chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong hơn một thập niên qua, Trung Quốc đã tìm mọi cách để biến Biển Đông, một vùng biển rộng lớn hơn Địa Trung Hải, thành một ao hồ của Trung Quốc. Trong khu vực quần đảo Trường Sa, nơi mà Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần, Bắc Kinh đã xây dựng 13 km2 đảo nhân tạo trên đỉnh các rạn san hô và đá. Các công trình xây dựng với tên lửa và hầm chứa có kích thước dành cho máy bay dội bom. Các tàu bảo vệ bờ biển và thậm chí một lực lượng dân quân hàng hải cũng đã được khai dụng để tăng cường sức mạnh của Trung Quốc ở những khu vực cách xa bờ.

Hoạt động của Trung Quốc là tạo ra những mối đe dọa, khẳng định quyền đánh bắt cá, các mỏ dầu và khí đốt trong vùng biển mà các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền. Kể từ cuối năm ngoái, các hoạt động của Bắc Kinh đã tăng lên gấp bội. Tàu thuyền Trung Quốc được tháp tùng bởi các lực lượng bảo vệ đã ngang nhiên đánh bắt cá ở vùng biển của Indonesia. Tàu Trung Quốc đã đâm và đánh chìm tàu đánh cá của Philippines, Việt Nam và quấy rối một giàn khoan ở vùng biển Malaysia. Vào tháng Tư, Bắc Kinh tiếp tục chính thức hóa các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc bằng cách thành lập hai khu hành chính.

Đầu tháng bảy 2010, Hoa Kỳ đã phản công Bắc Kinh theo một cách mới. Bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo khẳng định rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi Biển Đông, cũng như chiến dịch đe doạ, bắt nạt của Bắc Kinh là hoàn toàn bất hợp pháp. Giống như yêu cầu đột ngột trong tuần này của chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh Trung Quốc phải ngay lập tức đóng cửa lãnh sự quán ở Houston và tuyên bố này đã tạo nên một đợt tấn công mới trong cuộc đối đầu chiến không ngừng mở rộng đối với Trung Quốc.

Lời kêu gọi của Mike Pompeo xảy ra nhân kỷ niệm năm thứ tư phán quyết Tòa án quốc tế tại The Hague trong vụ kiện chống lại Trung Quốc bởi Philippines. Phán quyết đó đã hủy bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên hàng hải trên biển đã vượt xa các quyền do Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) quy định. Trung Quốc là một bên ký kết UNCLOS (Mỹ thì không), nhưng Bắc Kinh đã giận dữ bác bỏ phán quyết của toà và xem đó như là một mảnh giấy vụn. Tuy nhiên, vào thời điểm sau đó, Philippines cũng đặt phán quyết của toà quốc tế sang một bên: Tổng thống Rodrigo Duterte vừa lên nắm quyền và háo hức với viễn ảnh đầu tư của Trung Quốc.

Nước Mỹ luôn phủ nhận các yêu sách mở rộng của Trung Quốc trên biển, nhưng ông Mike Pompeo đã mạnh mẽ hơn nhiều so với chính quyền của Barack Obama tại thời điểm cầm quyền. Ông Pompeo tuyên bố không một mãnh vụn vỡ nào ở Trường Sa có thể được xem như là một một hòn đảo và đi kèm với nó là một khu kinh tế độc quyền 200 hải lý (370km). Trung Quốc cũng không có quyền xung quanh bãi cạn Scarborough, nơi mà những hoạt động của Bắc Kinh đã xâm phạm chủ quyền của Philippines theo phán quyết của toà án quốc tế. Ông Pompeo cũng đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc xung quanh Bãi Tư Chính ngoài khơi Việt Nam; Luconia Shoals ngoài khơi Borneo và Natuna Besar, một phần của Indonesia; James Shoal ngoài khơi bờ biển Malaysia. Trung Quốc đã vu nhận nó là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc, mặc dù cách bờ Trung Quốc hơn 1.500km và nằm dưới mặt biển 20m.

Cho đến thời điểm hiện tại, ưu tiên của Mỹ ở Biển Đông là bảo đảm tự do hàng hải. Chính quyền Trump đã gia tăng những hoạt động "tự do hàng hải" trong các tàu chiến Mỹ đi sát các tiền đồn của Trung Quốc mà không cần xin phép. Gần đây, Hoa Kỳ đã triển khai cùng một lúc hai hàng không mẫu hạm vào khu vực Biển Đông. Bây giờ Hoa Kỳ đang ủng hộ yêu sách của các quốc gia chống lại những gì mà Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao của khu vực, David Stilwell, gọi là "chiến thuật xã hội đen" của Trung Quốc.

Các quốc gia tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực hoan nghênh hành động của Mỹ vốn được sự hỗ trợ của lưỡng đảng tại Washington. "Cuộc tình" của Tổng thống Duterte với Trung Quốc đã chấm dứt và những thành viên chính phủ theo trường phái diều hâu vốn luôn cảnh báo về hành vi của Trung Quốc đang một lần nữa điều hành chính sách đối ngoại của Philippines. Việt Nam có thể đưa trường hợp của mình chống lại Trung Quốc đến toà quốc tế The Hague. Theo Hoàng Thị Hà và Ian Storey của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, việc đồng thuận đối với những cam kết trong Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN (trừ Đài Loan) là một vấn đề nan giải. Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận một bộ luật khẳng định các điều khoản của UNCLOS như các thành viên ASEAN mong muốn; Các thành viên ASEAN cũng sẽ không nhượng bộ trước các yêu cầu của Trung Quốc, và một cách có hiệu quả, đã phủ quyết yêu sách của Bắc Kinh bằng các cuộc tập trận quân sự với các quốc gia khác.

Có Hoa Kỳ đứng sau lưng là một hỗn hợp của may rủi, lợi hại. Nó có thể giúp thiết lập điều mà Bill Hayton của Chatham House, một nhóm chuyên gia tư duy ở London, gọi là một lằn ranh chiến tuyến để các quốc gia thành viên ASEAN hợp tác nhằm bảo vệ UNCLOS. Tuy nhiên, Hoàng Thị Hà và Ian Storey cũng cho rằng có nhiều khả năng Trung Quốc có nhiều khả năng tăng cường nỗ lực gấp đôi thay vì thoái lui, nhượng bộ. Và nơi cuối cùng mà những con cá nhỏ muốn là rơi vào giữa cuộc đụng độ tại Biển Đông bởi hai con cá lớn.

Nguồn:


25.07.2020

Lược dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo