Hà Nội dùng phong bì đánh bà Lê Hiền Đức và LS Lê Quốc Quân - Dân Làm Báo

Hà Nội dùng phong bì đánh bà Lê Hiền Đức và LS Lê Quốc Quân

Cầu Nhật TânMở hội nghị đấu tố cấp phường để đám đông “ném đá” là đòn đầu tiên mà chính quyền thường thực hiện với các “đối tượng”. Công an và an ninh đứng sau. Đối tượng chỉ còn cách cúi đầu nhận tội. Đối tượng phản ứng khác “kịch bản” bị quy ngay là ngoan cố, phản động. Phường Yên Hòa (nơi Lê Quốc Quân đang cư trú) đã đứng ra tập hợp quần chúng ném đá trong một buổi tối. Suất phong bì bồi dưỡng đi họp kỳ cuộc của phường tổ chức chỉ có 20 – 30.000 đồng/người. Vụ ném đá này to và có cả truyền hình về quay nên cần “hoành tráng”. Quận Cầu Giấy quyết định trích ngân sách tăng tiền phong bì lên 50.000 đồng. Không hiểu do lạm phát tháng này cao bất thường hay do muốn bồi dưỡng để các đại biểu đủ sức khỏe giữ được 16 chữ vàng, 4 tốt mà Quận có nhã ý hào phóng “bo” thêm 50.000 nữa. 

Vị chi mệnh giá “thuần” (tức giá trị net) một phong bì cho mỗi suất đi dự ném đá ở phường Yên Hòa đã bằng với suất chi cho cán bộ quận đi họp là 100.000 VND/người. Sở dĩ nói giá trị thuần (tức net) vì các cuộc họp tại Việt Nam, giá trị ký nhận để quyết toán thường “vênh” so với giá trị thực lĩnh, khoản vênh ra phải nuôi biết bao nhiêu suất ăn theo mà không tiện thể hiện trên sổ sách. Đại biểu đi ném đá tại cuộc họp này có đặc ân không bị ăn bớt như vậy mà được lĩnh cả giá trị ghi trên phong bì. Do được hưởng ân huệ giá trị thuần 100.000 nên cán bộ cơ sở đã “cơ cấu” suất họp cho người quen của mình (cách này thì an ninh cũng thấy yên tâm hơn về “lập trường” của người đến dự). Lắm kẻ được gọi đến cốt để kiếm tí “váng mỡ” chứ tuyệt nhiên không có quan điểm gì. Đại biểu được chọn “ném đá” tức có phát biểu thì được an ninh và tuyên giáo bồi dưỡng kịch bản trước (đương nhiên được hưởng phong bì mệnh giá cao hơn loại thường).

Vì vở ném đá là kịch diễn với trình độ rất nghiệp dư nên không khó nhận ra những “hạt sạn” trong diễn xuất. Các diễn viên đứng lên ném đá tuy thao thao bất tuyệt nhưng khá vụng về theo một kịch bản học thuộc lòng và mặt luôn hướng về ống kính cũng như về chủ tọa như kiểu trẻ nít lớp 3 bị cô gọi lên bảng trả lời bài học thuộc lòng giao về nhà. Diễn viên quần chúng thì vác những khuôn mặt ngơ ngác, vô hồn. Một bối cảnh mà “nhạc và lời” không đi với nhau.



http://caunhattan.wordpress.com/2012/07/16/ha-noi-tiep-tuc-danh-le-hien-duc-va-le-quoc-quan/


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo