Kế sách đổi thù thành bạn - Dân Làm Báo

Kế sách đổi thù thành bạn

Trần Thị Huyền Trang (Danlambao) - Chưa bao giờ thế giới của chúng ta phát triển đa dạng và sâu sắc như hiện nay, nhất là khi mạng internet được phổ cập rộng trên toàn thế giới. Việt Nam kể từ khi hòa nhập vào biển lớn của thế giới, xã hội cũng thay đổi đa chiều, chính vì vậy nền chính trị xã hội chủ nghĩa - dù các nhà lãnh đạo bảo thủ luôn ca tụng và muốn níu giữ quyền lực, nhưng lần hồi do tác động của thị trường, không thể dùng cơ chế của xhcn mà làm việc với tư bản được, nên đcs không còn phương thức nào khác là phải thay đổi từng bước cho phù hợp với cơ chế thị trường.

Chính những thay đổi này đã làm cho quyền lực của đcs mất dần, mặc dù ta biết không có cơ quan nào của nhà nước lại không có các cấp đảng chỉ đạo, nhưng nếu nền kinh tế thị trường tràn ngập vào VN, với tính cạnh tranh đặc trưng của nền kinh tế tự do này không một cấp đảng nào có thể quản lý được thị trường, nếu những tác động này đúng vào nhu cầu và lòng yêu thích của người dân.

Trở lại thời gian chiến tranh lạnh trước đây, khối cộng sản khi ấy rất mạnh, họ có cơ cấu tổ chức hết sức chặt chẽ, bởi vì họ quản lý toàn bộ xã hội bằng cơ chế độc tài, nên họ có toàn quyền làm những gì mà đảng muốn.  

Trong cuộc chiến tàn khốc ở VN lúc ấy, nước Mỹ gần như bị hút cạn hết mọi nguồn lực khi họ không ngờ họ phải đối đầu với một đối thủ hết sức kiên cường, bom đạn của người Hoa Kỳ trút xuống Việt Nam hơn cả thời kỳ chiến tranh thế giới vẫn không làm chùn ý chí chiến đấu của những bóng ma cs thoắt ẩn thoắt hiện. Họ tấn công vào các căn cứ đóng quân của Mỹ và QLVNCH bằng chiến thuật cảm tử biển người, hết lớp này ngã xuống lại nối tiếp lớp khác, súng đạn và phương tiện tối tân của Hoa Kỳ lúc ấy không là gì với họ cả. Có lẽ chính vì thế mà các nhà lãnh đạo và các chính khách Hoa Kỳ đã quyết định phải thay đổi sách lược để đối đầu với khối cs. 

Trong thời gian khoảng đầu thập niên 70, có những chuyến đi ngoại giao không chính thức hay gọi là đi đêm của ngoại trưởng Hoa Kỳ là Henry Kissinger, song song đó là chính sách Việt Nam hóa chiến tranh được đưa ra. Phải nói đây là kế sách đã phần nào giúp Hoa Kỳ gở được danh dự và thoát ra được khỏi vũng lầy ở Việt Nam. Tiếp theo các cuộc đi đêm của ngoại trưởng Henry Kissinger là hội nghị thượng đỉnh Mỹ Nga, rồi Mỹ Trung. Hoa Kỳ đã đánh trúng vào yết hầu của các khối cs hùng mạnh thời ấy. Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ lúc đó chắc hẳn họ cũng không ngờ cái sách lược đổi thù thành bạn của họ khi ấy lại có tác dụng hết sức hiệu quả trong việc thay đổi thế giới sau này. Có lẽ họ đã học được bài học này từ cuộc thế chiến khi áp dụng cho Nhật Bản và nước Đức trong thời kỳ hậu chiến.

Hiện nay ở Việt Nam dù là thời bình và Việt Nam cũng hội nhập vào nền chính trị của thế giới vài chục năm qua, nhưng phải nói nền chính trị của Việt Nam vẫn còn là một nền chính trị độc tài, độc đảng, một nền chính trị hoàn toàn ngược hẳn với xu thế nền chính trị dân chủ hiện nay trên thế giới, nền chính trị này nó cũng hết sức dị ứng với xã hội và con người văn minh hiện nay, có chăng nó chỉ thỏa mãn cho một số ít những kẽ độc đoán ham mê quyền lực, nên hậu quả là xảy ra tình trạng tham nhũng, áp bức bất công tràn lan trong nước, bao nhiêu tiếng nói tâm huyết của các nhà yêu nước đòi hỏi phải thay đổi cơ chế, nhưng vẩn không được đáp ứng.

Thế cờ chính trị của Việt Nam hiện nay đan xen trong thế cờ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Việt Nam gần như là một trái độn khi họ áp dụng chính sách làm bạn với các nước, họ không quyết định được vận mạng của chính mình, điều này cũng dễ hiểu vì địa lý của Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc là một nước lớn, có dân số nhiều gấp hàng chục lần. Việt Nam cũng lệ thuộc Trung Quốc về chính trị và kinh tế, và là một ân nhân lớn của đcsvn trong các thời kỳ chiến tranh vừa qua, nên nếu đcstq còn tức là đcsvn còn dưa lưng vào đó để tồn tại, việc đòi hỏi VN phải thay đổi cơ chế trước Trung Quốc chỉ là ảo tưởng,

Hiện nay VN cũng như TQ cần bang giao với các nước dân chủ Tây phương để nhờ nền văn minh của các quốc gia này giúp họ phát triển đất nước, nhưng cái khó cho VN là nếu nghiêng về phương Tây họ sẽ bị lệ thuộc về các đòi hỏi phải cải cách chính trị như đa đảng và nới lỏng về nhân quyền cho người dân trong nước. Đó là những điều kiện mà các nhà lãnh đạo cộng sản không bao giờ muốn. Lãnh đạo CSVN hiện nay vừa muốn giữ thể chế độc đảng lại vừa muốn giao tiếp làm ăn với các nước dân chủ phương Tây. Phải nói lòng tham của họ tột cùng, muốn bắt cá cả hai tay, trong khi đó lại kỳ kèo dè sẻn với người dân từng câu chữ trong việc sửa đổi hiến pháp, đã cho thấy rõ bản chất độc đoán của họ, trong khi đó ngoài miệng họ không ngớt nói thương nước thương dân.

Tổng thống Hoa Kỳ Obama có lẽ đã thấy rõ dã tâm bất trị đó của các đcs nên không ngần ngại hạ mình mời chủ tịch nước Trương Tấn Sang qua Mỹ để kéo VN về với Tây phương, vì ông thừa hiểu nếu không kéo VN theo Tây phương thì chắc chắn VN sẽ ngã hẳn về Trung Quốc và bàn cờ thế giới sẽ khó khăn hơn cho các quốc gia dân chủ sau này. Chúng ta mong rằng hiệp ước TPP sẽ sớm thành công và với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, VN sẽ sớm gia nhập hiệp ước này một cách dễ dàng, khi đó thì nền kinh tế của VN sẽ mang đậm tính chất của nền kinh tế thị trường. Với việc hòa nhập vừa sâu rộng về kinh tế như vậy thì chắc chắn nền chính tri sẽ có những thay đổi tích cực hơn sau đó. Thiết nghĩ chỉ có con đường hòa nhập mạnh mẽ với các quốc gia dân chủ Tây phương như vậy mới có thể từng bước vô hiệu hóa đảng cộng sản độc tài được.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo