Giáo sư chư hầu: ông là ai? ai là ông? - Dân Làm Báo

Giáo sư chư hầu: ông là ai? ai là ông?

Dân Làm Báo - Một tên bán nước lại là người đã từng được phong Nhà Giáo Uu Tú, Nhà Giáo Nhân Dân, vừa được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Đào Tạo... mà mục đích đào tạo của nó là truyền bá tiếng Trung Quốc bao gồm truyền thống, văn hóa, xã hội, chính trị....  tại Việt Nam.


Đó là giáo sư chư hầu Nguyễn Thế Sự kiêm nhân viên sứ quán VN tại TQ, người đã cò mồi, đã cung cấp "đạn lép" cho báo chí Trung Quốc bắn đùng đùng vào chính nghĩa của những cuộc biểu tình phản đối bành trướng Bắc triều. Giáo sư chư hầu này cũng là người đã được Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú của Đại học Hà Nội tán thành đề nghị danh hiệu Nhà Giáo Nhân Dân.

Như Danlambao đã đăng tải trong bài Giáo sư chư hầu, Nguyễn Thế Sự là người đã tuyên bố với phóng viên TQ rằng:

"Đây đều là do phái phản động của Việt Nam gây ra. Việt Nam cũng có phái phản động chủ yếu là tổ chức người Việt ở hải ngoại, ví dụ như Đảng Việt Tân ở Pháp. Bọn họ rất ghét Đảng Cộng sản Việt Nam hơn nữa lại khiêu khích mối quan hệ Việt - Trung.

Như hiện nay quan hệ Việt- Trung trở lên căng thẳng, họ nhảy vào kích động thanh niên Việt Nam làm loạn. Hơn nữa công an Việt Nam trong vòng 30 phút đã giải tán đoàn biểu tình. Trường học cũng ngăn cản một số phần tử quá khích tham gia biểu tình. Ở phía nam một số ngư dân muốn tham gia cũng bị ngăn cản.”

Ông giáo sư về hưu trở thành nhân viên sứ quán TQ 62 tuổi người gốc Việt mang dòng máu Lê Chiêu Thống này đã trả lời tên phóng viên báo chí TQ mặt non choẹt đáng tuổi con cháu mình để sau đó bộ máy tuyên truyền của thiên triều phương bắc ầm ỉ: "Đây chủ yếu là do phái phản động của Việt nam gây ra" một vị chuyên gia ở Hà Nội đã nói như vậy".

Sau đây là những bài báo nói về vụ việc vinh danh ngài giáo sư chư hầu và các thành tích của giáo sư chư hầu.



*

Họp Hội đồng cơ sở xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT
ImageThực hiện kế hoạch và quy trình theo thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường ĐHHN đã xây dựng kế hoạch và triển khai quy trình xét đề nghị phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 11năm 2010. Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú đã họp và bỏ phiếu tán thành giới thiệu 4 nhà giáo của Trường và đề nghị Hội đồng cấp trên xét tặng.
Tại phiên họp Hội đồng cơ sở bỏ phiếu tán thành, 04 nhà giáo đều đạt tỉ lệ phiếu tán thành cao trong Hội đồng (45 thành viên) với số phiếu tán thành lần lượt là:
1. Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi - nguyên Trưởng khoa tiếng Nga được đề nghị xét tặng danh hiệu NGND - 37/45 phiếu tán thành, đạt 82%.
2. Nhà giáo Trần Quang Bình - Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học được đề nghị xét tặng danh hiệu NGƯT - 41/45 phiếu tán thành, đạt 91%.
3. Nhà giáo Lê Văn Liệm - nguyên Phó Trưởng khoa tiếng Nga được đề nghị xét tặng danh hiệu NGƯT - 41/45 phiếu tán thánh, đạt 91%.
4. Nhà giáo Nguyễn Thế Sự - Trưởng Bộ môn, nguyên Trưởng khoa tiếng Trung Quốc (được đề nghị xét tặng danh hiệu NGƯT - 40/45 phiếu tán thành, đạt 89%.
Image
Hội đồng xét tặng danh hiệu NGND, NGUT Trường ĐHHN
Image
Các thành viên trong Hội đồng bỏ phiếu tán thành



*

Danh sách tập thể, cá nhân được trao phần thưởng tại Đại hội CĐ Trường
Hội đồng TĐ-KT Nhà trường xin thông báo danh sách các tập thể và cá nhân sẽ được trao phần thưởng tại Đại hội Đại biểu Công đoàn trường sáng thứ Bảy, ngày 27/12/2008. Đề nghị Trưởng các đơn vị, Chủ tịch công đoàn bộ phận và những cá nhân có tên trong danh sách kèm theo có mặt tại Hội trường lớn lúc 8h00 để nhận phần thưởng.
DANH SÁCH
Tập thể, cá nhân được trao phần thưởng
tại Đại hội Công đoàn Trường nhiệm kỳ XV (2008-2011)
Thời gian: 8h00 thứ Bảy, ngày 27-12-2008

I. Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú:
1/ PGS.TS. Vũ Văn Đại, Trưởng khoa Đào tạo Sau đại học
2/ Ông Lê Ngọc Tường, Phó Hiệu trưởng, Phó bí thư Đảng ủy
3/ TS. Nguyễn Xuân Vang, (nguyên) Hiệu trưởng, Bí thư Đảng uỷ
II. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT:
* Tập thể:
1/ Trường Đại học Hà Nội
2/ Khoa Đào tạo Đại cương
* Cá nhân:
1/ Ông Trần Quang Anh, Trưởng khoa Công nghệ Thông tin
2/ Ông Nguyễn Anh Quân, Phó Trưởng khoa QTKD-DL
3/ Ông Nguyễn Thế Sự, Trưởng Bộ môn Dịch Khoa tiếng Trung Quốc
4/ Ông Đỗ Duy Truyền, Phó Hiệu trưởng
III. Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam
 
* Tập thể:
1/ Công đoàn Trường Đại học Hà Nội
2/ Công đoàn Khoa tiếng Nga
3/ Công đoàn Khoa tiếng Trung Quốc
4/ Công đoàn Phòng Tài vụ
* Cá nhân:
1/ Ông Nguyễn Danh Vu, Phó Chủ tịch Công đoàn trường
2/ Ông Lê Công Tú, Uỷ viên BCH Công đoàn trường
3/ Bà Phạm Thị Thái,Uỷ viên BCH Công đoàn trường
4/ Bà Đào Hà Ninh,Uỷ viên BCH Công đoàn trường
5/ Ông Lê Xuân Tích, (nguyên) Chủ tịch Công đoàn Phòng TCHC
6/ Bà Phạm Thị Liễn, Chủ tịch Công đoàn Phòng Quản trị
7/ Bà Vũ Thị Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Phòng HTQT, TTTVSV, TTTV.


*

Hội thảo Khoa học quốc tế "50 năm giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc"
Hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đại học Hà Nội và 50 năm thành lập khoa tiếng Trung Quốc, ngày 29 tháng 10 năm 2009 trường Đại học Hà Nội và Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "50 năm giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc".
Nội dung chính của Hội thảo là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong dạy - học, dịch thuật cũng như nghiên cứu tiếng Trung Quốc, với tư cách là ngoại ngữ trong mối quan hệ với ngôn ngữ và văn hóa của bản ngữ, nhằm góp phần vào việc nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, biên phiên dịch, nghiên cứu tiếng Trung Quốc.
8 trong số 47 bài tham luận in trong kỷ yếu của Hội thảo đã được báo cáo với nội dung như sau:
1. "Truyền bá tiếng Trung Quốc trong thời đại toàn cầu hoá và hiện trạng giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam" - Th.S Nguyễn Thế Sự - Trường ĐH Hà Nội.
2. "'Cấu trúc-cụm từ' - Phương pháp mới trong giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán" - GS Lục Kiệm Minh - ĐH Bắc Kinh - Trung Quốc.
3. "Bàn về giảng dạy ý nghĩa hư từ tiếng Trung Quốc"- GS Lữ Văn Hoa - ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh - Trung Quốc.
4. "Một vài suy nghĩ về dạy và học tiếng Hán theo phương thức sáng tạo" - GS Lỗ Kiện Ký - ĐH Ngôn ngữ Bắc Kinh - Trung Quốc
5. "Vấn đề dịch thuật cổ Hán - Việt ở Việt Nam" - PGS.TS Đinh Khắc Thuân - Viện nghiên cứu Hán Nôm.
6. "Đối sách và những khó khăn của người nước ngoài khi học tiếng Hán cổ đại" - GS Tôn Lập - ĐH Trung Sơn - Trung Quốc.
7. "Bàn về ngữ cảnh sử dụng từ" - GS Mã Chân - ĐH Bắc Kinh - Trung Quốc.
8. "Những nhân tố ngôn ngữ trong tiếng Hán tác động đến quá trình dịch Hán-Việt" - TS.Nguyễn Ngọc Long-ĐH Hà Nội.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo