Khó thể quên ‼! (Phần 1) - Dân Làm Báo

Khó thể quên ‼! (Phần 1)

Hành Khất (danlambao) - Lời Giao Ngỏ: Xin cảm ơn những trang mạng, những bài viết đưa tin và hình ảnh, những người đã và đang góp phần nói lên sự thật: những tủi nhục "khó thể quên" cho dân tộc Việt Nam. Đó là những bài học thực tiễn, quý giá để chúng ta, lần nữa, nghiền ngẫm lại hầu tìm ra một hướng đi mới khác cho dân tộc, cho một Việt Nam không phải chịu tủi nhục ngày mai. 

Những cuộc bể dâu đã làm lòng người quặn nhói khi vô tình đọc thấy hay nghe kể lại "một thời huy hoàng" nào đó biến mất vĩnh viễn, không còn một dấu tích, mà lẽ ra nó đáng được gìn giữ như một dấu tích lịch sử quan trọng, cho hậu thế mai sau được nhìn tận mắt, chạm qua tay thời gian quá khứ đó, như đang sống lại trong hiện thực. Nhưng đáng tiếc thay, phần lớn những di tích trên mảnh đất Việt Nam dường như mang cùng số phận của một dân tộc luôn bị áp đặt nô lệ - nếu không do chiến tranh vô tình tàn phá, thì bởi lòng thù hận của ngoại bang. Nào có ai nghĩ rằng, nguyên nhân thứ ba là do chính dân tộc Việt Nam tự hủy hoại di sản của đất nước mình, cũng chỉ vì lòng thù hận nhau qua tư tưởng hệ hơn nửa thế kỷ nay. 

Dù đã qua hơn ba mươi sáu năm trôi đi, dường như lòng thù hận nào đó vẫn tiềm ẩn, tồn tại mãi nhưng trong lòng kẻ chiến thắng, sau biến cố 75. Quân đội miền Nam đã phải chịu câm lặng, chấp nhận sự thất bại, và cúi đầu trước quyền lực mới của miền Bắc. Kẻ bại trận thì không có quyền yêu sách bất cứ điều gì vì đó như là quy luật của chiến tranh. Và kẻ chiến thắng có quyền quyết định cho bất cứ việc gì, ngay cả "xử tội kẻ chết." 

Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (NtQdBH) của miền Nam, có phải chăng đó là nơi đang tiến hành cái luật bất định của kẻ chiến thắng? Những nấc thang mẻ vụn, những con đường trần trụi, những bia mộ gãy đổ, những nấm mồ sụp lở, những đám cỏ lêu nghêu, những rừng lá xanh um, những hàng muồng đại thụ v.v. Tất cả là hình ảnh còn lại cho di tích sắp bị xóa bỏ, lãng quên mà một số người nào đó xem chúng như vết lở trong tự ái của họ, và số còn lại thì cảm thấy chua xót cho thân phận làm người Việt Nam. 

Trong những nghĩa trang nhỏ hay trung bình, xi măng thường được tráng làm nền, nhưng với nghĩa trang rộng lớn như NtQdBH, chiếm khoảng 125 mẫu, có sức chứa cho 30.000 ngôi mộ (theo "Tóm lược lịch sử Nghĩa Trang Quân Ðội tại Biên Hòa", của Giao Chỉ (cựu Đại tá Vũ Văn Lộc, trên mạng congdongnamfloria.com, 29/09/2011), thường được trải thảm cỏ, và xây những con đường tráng nhựa chạy vòng quanh. Không bao giờ có nghĩa trang nào trồng những hàng muồng đại thụ, hay những hàng cây nào khác vì sự hữu dụng trong môi trường nầy hoàn toàn không có. Nhưng tại sao nhà cầm quyền đương thời cho trồng hàng loạt cây cối trong NtQdBH mà hiện thời đã bị thu hẹp trong khoảnh đất chỉ còn 52 mẫu? Để tìm câu trả lời đó, trước hết chúng ta thử tìm hiểu sơ qua về những đặc tính của cây muồng nói riêng, cho nhận định chung chung về những loại cây cối khác. 

A- Hàng muồng đại thụ: 

Cây muồng dường như đã được trồng trong NtQdBH, khoảng vài năm trở lại đây (2011). Theo wikipedia, bản tiếng Việt, cho biết: 

"Cây me tây còn gọi là cây còng, muồng tím, cây mưa, muồng ngủ... tên khoa học là Samanea, họ Fabaceae, bộ đậu (Fabales). Một loại cây gỗ cực lớn, cao 15-25m, có thể cao tới 50 m; gốc có bạnh vè lớn. Đường kính thân và tán cây rất lớn, có khi rộng đến 30m." 

Và thêm một vài chi tiết đặc biệt, đáng lưu ý về cây muồng (vẫn theo wikipedia): 

· Thảm cỏ dưới tàn cây mưa thường xanh hơn nhiều so với thảm cỏ vùng xung quanh, vì lá non của cây rất nhạy cảm với ánh sáng và sẽ khép lại khi trời vần vũ. 

· Các loại dịch bài tiết qua lá thỉnh thoảng cũng thấy rơi xuống trông giống như mưa. 

Và theo trang mạng cayxanhtienduc.com.vn cũng xác nhận những điều đó, với hình ảnh quen thuộc mà dân Sài Gòn, Hà Nội thường bắt gặp trên những vĩa hè đại lộ, trong công viên Bách Thảo v.v. để lấy bóng mát, làm đẹp, và tạo thêm sinh khí hiệu ứng trong vùng nhà kính không gian (greenhouse effect). Tuy nhiên, nhánh của cây muồng cũng thường hay bị gảy đỗ trong cơn giông. Trang mạng worldagroforestrycentre.org cho biết thêm, dưới điều kiện thích hợp nhất, đường kính thân cây muồng có thể phát triển đến 18 cm trong vòng 5 năm, và có thể đạt được chiều cao 60 m khi trưởng thành. 

"Ông cổ thụ" cây Muồng ngủ trong công viên Bách Thảo. Wikipedia, bản tiếng Anh, cho biết thêm là cây muồng với hơn 200 tuổi, không phải là hiếm. 


B- Kế hoạch của nhà cầm quyền đương thời cho Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa: 

Điểm qua trang mạng news.socbay.com, "Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội Biên Hoà", được sao chép lại từ tuanvietnam.net ra ngày 19/04/2010, bày tỏ sự nhận xét của tác giả qua ghi chú bên dưới hai tấm hình về những ngôi mộ và hàng cây trong NtQdBH như sau: 

"… Quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ xem ra đã là một bước tiến khá dài cho mục tiêu hoà hợp dân tộc, hàn gắn lòng người. 

Cách Sài Gòn hơn 30km về hướng ngã ba Vũng Tàu trên xa lộ Hà Nội, nghĩa trang của các tử sĩ Việt Nam cộng hoà vẫn còn đó tại xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Dưới những rặng cây xanh, đây là nơi yên nghỉ của 16 ngàn tử sĩ chế độ cũ, chia làm 8 khu từ A đến I"

Nguyên văn lời ghi chú: (Trái: Dưới "những rặng cây xanh"đây là nơi yên nghỉ của 16 ngàn tử sĩ chế độ cũ, chia làm 8 khu từ A đến I. Ảnh: Thu Hà). Phải: Lá và hoa của cây muồng, còn được gọi là cây me tây.

Nguyên văn lời ghi chú: Trái: "Quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ được nhìn nhận là một "bước tiến khá dài" cho mục tiêu "hoà hợp dân tộc, thống nhất lòng người".". Ảnh: Thu Hà). Phải: Thân cây muồng lúc còn nhỏ.

Qua đó, tác giả vô tình tiết lộ kế hoạch của nhà cầm quyền đương thời cho NtQdBH qua việc trồng những "rặng cây xanh" che bóng mát cho những ngôi mộ, như mang một "đặc ân bao dung" của nhà nước đối với 16 ngàn tử sĩ của chế độ cũ, và việc dân sự hóa nghĩa trang như nhằm thể hiện nét đậm hơn cho "đặc ân bao dung" đó. 

1- Những "rặng cây xanh": 

Ảnh: Những chân rể nỗi của cây muồng

Đó có phải chỉ là những "rặng cây xanh" đơn thuần, được trồng trong khoảng cách của hai ngôi mộ? Nếu phóng tầm nhìn quang cảnh chung quanh, rộng hơn, chúng trong giống như một rừng cây thẳng tấp, hay một đồn điền trồng cây đại thụ với quy mô lớn (như những đồn điền cao su với những hàng thông ở Long Khánh, hay Nghệ An, v.v. thời Pháp thuộc). Những "rặng cây xanh" đó có thể là những cây muồng, còn gọi là cây me tây, như trên mạng letungchau.blogspot.com, "Thượng Nghị sỹ Jim Webb yêu cầu ngưng chương trình trợ giúp Việt Nam", 23/09/2011, ghi chú bên dưới những hình ảnh về NtQdBH, được chụp vào khoảng mùa Tết Trung Thu, 09/2011. Điều nầy có thể kiểm chứng qua hình thân cây muồng từ nguồn Google, được chụp gần với sự phóng ảnh của hình bên cạnh; cũng như hình lá cây muồng so với ảnh phóng trong hình kế bên. 

Vậy có thể kết luận đó là những hàng cây muồng đại thụ, với những đặc tính nổi bậc như là sự phát triển khá nhanh (18 cm đường kính trong 5 năm), với những chân rễ nổi cộm trên mặt đất khi trưởng thành, và dịch cây tiết ra hay những giọt mưa qua lá khép tự nhiên làm cho cỏ bên dưới càng xanh và phát triển nhanh hơn. 

Với những đặc tính tiêu biểu của cây muồng, cho thấy nó có khả năng hủy hoại những nấm mộ quanh đó rất nhanh, với đám cỏ càng lúc lớn mạnh, lan tràn hơn. Vậy có phải chăng đó là những "rặng cây xanh" che bóng mát cho mộ? 

Xen lẫn trong những cây muồng có vài loại cây khác, nhưng tất cả được trồng theo lề lối rõ ràng, từng hàng song song với hàng mộ phần. Những hàng cây còn non tuổi, trông cũng "ngây thơ", tươi đẹp một cách hiền hòa, không gây tác hại gì. Với thân cây nhỏ nhắn, cành lá lưa thưa; cho biết rằng, chúng chỉ được trồng lên trong khoảng 1/2 năm, nhưng có những khu khác (xem hình bên dưới), thân cây cao, và đường kính rộng hơn theo thời gian được trồng trước đó. Một gốc rể nhô lên khỏi mặt đất giữa hàng mộ, cho thấy rằng, những hàng cây già tuổi hơn nầy là mối đe dọa nghiêm trọng cho những phần mộ gần quanh đó. Vì ai cũng biết, rễ cây có sức rất mạnh, và cứng chắc; chúng có khả năng len lổi qua chân mộ, vách mộ, và nâng mặt mộ lên, ngay cả đi xuyên qua vách ván hòm. 

Trái: Những hàng cây thẳng hàng do bàn tay con người trồng lên, dù đó không phải là loại cây mộ, theo thời gian sẽ bung ra lan rộng xâm phạm những phần mộ chung quanh. Phải: Một gốc rễ, tiêu biểu nhô lên giữa hàng muồng đại thụ.

Có nghĩa, không bao lâu nữa, những "rặng cây xanh" nầy chính là những kẻ "đào phá mộ", không tên tuổi và hợp pháp nhất. Bởi vậy, không ai trồng cây đại thụ trước mộ phần, nhất là trong một nghĩa trang là điều tối kỵ. Lượng nước mưa sẽ tích tụ lâu hơn làm phần mộ dễ bị hư hại do đất lún. Đó là chưa nói đến quang cảnh sẽ trở thành một khu rừng âm u, ẩm thấp, với thảm lá mục rữa, hoang vắng đến lạnh người. Sẽ không còn hình ảnh nào cho một Nghĩa trang Quân đội, mà đáng lý ra nó nói lên sự trang trọng xứng đáng cho những người đã quên mình không vì mục đích cá nhân - dù đó là lý tưởng trái ngược với một số người, nhưng cũng được số người không ít nhìn nhận. Ngay cả trong vấn đề tâm linh của người Việt, sự xâm phạm của rễ cây vào xác người quá cố, là một điềm không tốt, bất an cho gia đình, thân nhân họ. 

Và đồng thời qua những hình ảnh dưới đây, chứng minh rằng nhà nước bỏ phế Nghĩa trang nầy cho đầy thêm cỏ dại như một bản án dành cho người chết. Những thay đổi nhỏ nhặt trong hình ảnh qua việc tẩy cỏ, đấp mộ, là do chính những người dân địa phương được thuê mướn bởi những thân nhân của người quá cố. Và sau đó, những "rặng cây xanh" được trồng lên; thoạt nhìn như những công viên bóng mát. 

Dù rằng hàng năm, nhà cầm quyền vẫn nhận được tiền từ những chương trình trợ giúp phát triển của Hoa Kỳ bao gồm công cuộc tìm xác những binh lính bị mất tích. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Hoa Kỳ không có những áp lực mạnh mẽ với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc tìm lại chiến sĩ vong thân của VNCH.

Trái: Đây thực sự là nơi an nghĩ cho người quá cố, mà không e ngại những mớ rễ của "rặng cây xanh" đâm xuyên phần mộ. Phải: Rừng cỏ hoang khoảng đầu người; khó có thể nghĩ rằng đó là một nghĩa trang. 

2- Dân sự hóa nghĩa trang: 

Qua 2 bài viết "Những sự thật về Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa" của Phong Thu, trên troinam.net (phấn 1)tuongvangvn.com (phần 2) trong khoảng giữa tháng 01/2009, kể lại chuyến viếng thăm NtQdBH của tác giả và những người bạn trong tổ chức QGNT Heritage (Di sản Quốc Gia Nghĩa Tử là một nhánh của tổ chức do những cựu học sinh liên trường Quốc Gia Nghĩa Tử thành lập) trong khoảng cuối tháng 12/2008, cho biết: 

"Vòng đai của nghĩa trang đã bị thu hẹp đáng kể. Ban Quản Trang cho biết khoảng 20 ha đất

Sự kiện nầy rất phù hợp với bài viết của cựu Đại tá Vũ Văn Lộc ở trên, đã xác minh một sự thật hiển nhiên. Và việc dân sự hóa nghĩa trang trong bài "Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội Biên Hoà" đã đề cập ở trên, cho biết thêm: 

"Quyết định số 1568/QĐ - TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký tháng 11/2006: Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 hecta đất khu nghĩa trang Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương do Quân khu 7, Bộ Quốc Phòng quản lý sang sử dụng vào mục đích dân sự. Giờ đây nghĩa trang được đổi tên thành Nghĩa trang nhân dân Bình An do UBND huyện Dĩ An quản lý." 

Điều nầy được tác giả Phong Thu ghi nhận bằng hình ảnh sau:

“Ban Quản Lý Nghĩa Trang” và phía dưới là hàng chữ "Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An”. Phải: Tấm bảng thông báo Quy Định dành cho người vào thăm viếng mộ.

Theo Quyết định số 1568/QĐ, nói đến 58 hecta nhưng qua cuộc trao đổi của tác giả Phong Thu với với Ban Quản Trang, chỉ còn lại là 20 hecta. Có nghĩa, trong khoảng 3 năm, từ đầu năm 2007 đến đầu năm 2009, 38 hecta đã biến mất một cách tự nhiên, không ai biết; ngay cả tin tức được cựu Đại tá Vũ Văn Lộc ghi nhận là 52 hecta- có lẽ cũng dựa trên Quyết định số 1565/QĐ. Đâu là sự thật? Trừ phi, đó là sự lầm lẫn của Ban Quản Trang của huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Giả thuyết nầy khó biện luận cho sự sai lầm giữa con số 5 và 2, trong khi huyện Dĩ An trực tiếp thu nhận và quản lý vùng đất NtQdBH vào tháng 5/2007, chỉ sau 6 tháng từ Quyết định số 1568/QĐ được ban hành. Và Phó ban quản lý nghĩa trang, Lê Ngọc Thuận cho biết, hiện nay (12/2008) có khoảng 18.315 ngôi mộ - hơn ước lượng (16.000 được tính đến cuối ngày 30/4/1975) của cựu Đại tá Vũ Văn Lộc là 2.315 ngôi mộ, và đến năm 2007 sau nhiều đợt cải táng lẻ tẻ, "Số còn lại ước chừng từ 8 ngàn đến 10 ngàn ngôi mộ" (theo "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Chuyện Kể Từ Đầu", trên motgoctroi.com, 16/02/2007). 

Như vậy, giả sử cho là 10.000 ngôi mộ còn lại vào năm 2007, số sai biệt không phải là 2.315 mà là 8.315 ngôi mộ khác được chôn xen vào! Đó không phải là một con số nhỏ trong sự khác biệt giữa khoảng 2 năm! Nếu cho là số mộ được tăng thêm là của dân địa phương trong 33 năm qua (từ 1975-2008), theo mật độ trung bình là 252 người được chôn cất trong một năm; như vậy nếu tính đến 2011, có lẽ sẽ có khoảng 9.000 ngôi mộ dân trong đó, gần tương đương với số mộ của tử sĩ! Và đó có phải cũng là lý do cho việc dân sự hóa NtQdBH? 

Tuy nhiên cựu Phó Tổng Thống của miền Nam Việt Nam, Nguyễn Cao Kỳ (NCK), trong lúc còn sinh thời, cũng đã "nhất trí" với việc dân sự hóa NtQdBH của Thủ Tướng Dũng, trong cuộc phỏng vấn của phóng viên đài RFA, Đỗ Hiếu, trong bài "Ông Nguyễn Cao Kỳ hoan nghênh quyết định dân sự hóa Nghĩa trang Biên Hòa", 13/01/2007: 

"… Tôi cũng đề nghị những người trong chánh quyền xây dựng tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ thuộc hai miền Nam Bắc cùng các chiến sĩ Hoa Kỳ, Thái Lan, Nam Hàn đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tự do, và cả những đồng bào hai miền đã nằm xuống nữa." 

"… Trước đây, khu nghĩa trang quân đội Biên Hòa được đặt dưới sự quản lý của quân khu 7, nay một khi được dân sự hóa thì người dân sẽ ra vào dễ dàng để thăm viếng, sửa sang, tu bổ những mộ phần của những người thân an nghỉ tại đây."

Trái: Nguyễn Cao Kỳ trong cuộc tiếp kiến Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nhà nước: 2006-2011. Phải: Nguyễn Cao Kỳ "hòa hợp" khá đẹp với chiếc nón bộ đội được tặng.

Dường như dự kiến của NCK về vấn đề "xây dựng tượng đài tưởng niệm" là một bước… quá nhanh trước thời đại trong thực tiển năm 2007, trong khi nhà nước còn chưa chấp nhận cho phép trùng tu toàn bộ NtQdBH. Không biết dự kiến đó chỉ để trả lời phỏng vấn báo chí hay thực sự được "đề nghị" với nhà cầm quyền (?). Nhung dù sao đó cũng là một dự kiến "khá hay", chỉ đáng tiếc là không hợp thời hợp lúc, cũng như chiếc nón cối bộ đội trông "khá đẹp" với gương mặt NCK, nhưng với bộ áo vest thì hơi… lạc lõng. 

Thật ra, sự tán đồng của NCK có lẽ chỉ vì mong muốn người dân được ra vào tự do thăm viếng mà không chút lo sợ bị dòm ngó bởi nhà cầm quyền, nhưng đồng thời cũng là sự ủng hộ nhà nước trong những bước kế tiếp để xóa dấu tích lịch sử nầy, mà NCK dường như không có dự tưởng xa hơn trong tầm nhìn. Hay NCK chỉ biết "nhất trí" như một đảng viên chân chính khác? Điều nầy, có lẽ chỉ có NCK trả lời cho chính mình! 

Trước đó, vấn đề trùng tu NtQdBH đã được nói đến từ năm 2005, như trong bài phỏng vấn của Nam Nguyên, phóng viên RFA, "Ông Nguyễn Cao Kỳ nói chuyện về việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa", 8/03/2005, qua câu hỏi như sau: 

Nam Nguyên: Kể cả chuyến đi lần thứ ba này tại VN, ông đã thực sự viếng thăm những nghĩa trang nào, nơi chôn cất những đồng đội cũ của ông. Tình trạng thực tế ở các nghĩa trang đó ra sao

Nguyễn Cao Kỳ: Ngay từ cuộc viếng thăm đầu tiên tôi đã nêu vấn đề đó với các anh em ở trong nước. Có thể nói bây giờ đã có sự thông cảm hoàn toàn của mọi giới chức, mọi thành phần đối với chuyện tôi đề nghị đó. Thì ai cũng nghĩ đó là một hành động tốt đẹp thôi, chính phủ VN họ đã đồng ý và ra chỉ thị cho các nơi, nhất là ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà lúc trước, cho dọn dẹp sạch sẽ lại sau bao nhiêu năm bị bỏ hoang. Ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà cũ vẫn còn giữ được 14 ngàn ngôi mộ của anh em chiến sĩ VNCH " 

Có lẽ, qua cái nhìn của NCK, nhà nước lúc bấy giờ (2005) "… đã có sự thông cảm hoàn toàn" về vấn đề trùng tu, nên năm sau (2006), nhà nước tuyên bố rỏ ràng về vấn đề dân sự hóa nghĩa trang, mà theo NCK đó là đặc ân cho người thăm viếng, cho thân nhân đến sửa sang mộ phần. Nhưng những việc đó có phản ảnh đúng nghĩa trong bốn chữ "trùng tu nghĩa trang" không? Vì một nghĩa trang gồm nhiều mộ phần, cổng ra vào, đài tưởng niệm, lối đi, v.v., đâu phải chỉ "… cho dọn dẹp sạch sẽ lại sau bao nhiêu năm bị bỏ hoang" như NCK đã nói, là… hoàn tất hết việc "trùng tu nghĩa trang"! Nếu NCK không hiểu nghĩa bốn chữ đó thì cũng hơi lạ, vì chính NCK cũng là nhân vật hiện diện trong ngày Quốc Khánh 1/10/1969 tại NtQdBH nầy, thì chắc chắn NCK phải thấy sự khác biệt giữa hai hình ảnh của một NtQdBH lúc đó và bấy giờ (2005).

Ngày Quốc Khánh 1/10/1969 tại NtQdBH

Nhưng dường như NCK cố tình không trả lời trực tiếp câu hỏi về "Tình trạng thực tế ở các nghĩa trang đó ra sao?".

Và trong bài phỏng vấn đó có đoạn: "…tôi có đặt vấn đề chuyện trùng tu dọn dẹp nếu có tổn phí cần thiết thì chúng tôi sẵn sàng đóng góp… nhưng mấy anh em trả lời là không, chính phủ sẽ làm chuyện đó. Có thể nói rằng đó là một cử chỉ đẹp

Nều thực sự như những gì NCK đã nói với phóng viên là "chính phủ sẽ làm chuyện đó", thì tình trạng của NtQdBH không phải như hôm nay (2011) hay trong năm 2007 khi mà NCK tán đồng việc dân sự hóa, sau bài viết nầy (2005). Ngoài ra, việc sửa sang phần mộ, NCK cũng biết rằng chính những thân nhân chi trả- không có bất kỳ trợ giúp nào từ nhà nước- trừ khi NCK chưa bao giờ bước chân đến NtQdBH thăm viếng lại hay gặp gỡ vài người làm cỏ ở nghĩa trang, hay thân nhân người quá cố. Và ngay cả con số mộ phần của tử sĩ VNCH mà NCK cho là 14.000 vào năm 2005, xem ra không hẳn là con số chắc chắn, dù đã qua nhiều cuộc tiếp xúc "hòa hợp, hoà giải". Hay đây cũng chỉ là câu phát biểu "cảm hứng" chỉ dành cho phóng viên? Hay NCK cũng có cũng có cùng lòng "thiện cảm" của kẻ chiến thắng? 




Ps. Xin xem tiếp Phần 2 - sẽ đăng tải.


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo