Trong phiên sơ thẩm Phạm Thị Mỹ Linh đã bị TAND quận 12 xử phạt 9 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ”.
Trong phiên phúc thẩm lần này, gương mặt đẫm nước mắt giọng nói run rẫy Mỹ Linh khẩn khoản tha thiết xin tòa cho hưởng án treo để còn tiếp tục đi học. Giải thích về hành vi phạm tội, Linh khai, do thấy mẹ vừa giằng xe vừa khóc với chú CSGT vì nóng ruột bênh mẹ, hơn nữa ba mẹ con bị cáo chỉ có một cái xe để làm phương tiện đi học, đi lại, nên bị cáo hoảng loạn sợ xe bị giam, không giữ được bình tĩnh dẫn đến hành động nông nỗi nhất thời. Về lý do xin được hưởng án treo, cô bé thút thít cho biết hiện cha mẹ đã ly hôn, mẹ bị cáo sức khỏe yếu, bị cáo là lao động chính trong gia đình, sợ việc học dang dở, nên xin tòa xem xét cho bị cáo được hưởng án treo.
Phạm thị Mỹ Linh quá sợ hải ngất xỉu phải đưa đi cấp cứu trong phiên Sơ thẩm |
Người dự khán phiên xét xử rất “ấn tượng” với lời phát biểu này của quan tòa: “Tôi muốn nói những lời này với bị cáo. Cộng đồng trên mạng vô cùng rộng, tốc độ lan truyền cực nhanh, hành vi của bị cáo đã được người đi đường quay video clip đăng tải trên mạng internet.”
Ấn tượng là vì: Thì ra Pháp Luật XHCN cũng biết “động não” đấy chứ, đâu có liệt bao giờ! cũng hiểu được hình ảnh khi lên mạng là nó lan tỏa cùng khắp thiên hạ, vì vậy hành vi của bị cáo vô tình làm nhục nhân viên CSGT dưới mắt mọi người vì vậy phải có hình phạt cụ thể. Nghe quan tòa phán như thế người ta giật mình tự hỏi vậy thì cái Video clip Đại úy Minh Công An Hà Nội vừa chà vừa đạp lên mặt người dân biểu tình tỏ lòng yêu nước tràn đầy trên mạng internet vừa qua thì sao đây:
Cái tát do ngây thơ nông nỗi vì vụng dại này đâu có…. |
nặng bằng những cái đạp đầy thù hằng với người dân yêu nước bị khóa chặt tay chân |
Cái khác biệt rất dễ nhận ra, cô học trò ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới vụng dại đặt tình mẫu tử không đúng nơi đúng lúc, trước phiên tòa, đẫm nước mắt, hối hận nhận lỗi còn có thể tha thứ, biện minh được, nhưng một sĩ quan công an (đại úy) tuổi đời gần 40, bằng một hành vi cực kỳ thô bạo với người dân đang tỏ lòng yêu nước, không thù hằn gì với mình và đang bị khóa chặt tay chân, thì biện minh bằng danh từ ngôn ngữ nào đây? để còn đủ tính người mà khoác bộ đồng phục gọi là công an nhân dân, hàng tháng ngữa tay nhận đồng lương từ mồ hôi nước mắt đồng bào mình? tệ hơn nữa hành vi thiếu nhân cách ấy không bị trả giá! dù trong luật hình sự có ghi đó là: Cố tình xúc phạm thân thể và nhân phẩm người khác. Cái thời gian tù giam cần thiết để cách ly với xã hội dành cho cô học trò khờ dại kia rất xứng đáng nhiều lần và cần thiết trao lại cho người sĩ quan CA ấy để anh ta có thời gian ôn lại sách giáo khoa cấp 1 Đạo Đức Công Dân. Còn Pháp Luật trong trường hợp này có nên gọi là “liệt kháng”? khi dửng dưng không phản xạ thích hợp cho trường hợp nào là nên châm chước khoan dung trường hợp nào là nghiêm khắc cần thiết.
Tuy nhiên đó vẫn còn là nhẹ so với một hành vi khác còn tàn bạo hơn.
Cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng, một người dân bình thường đang là lao động chính, sống yên lành cùng vợ con gia đình (v/v Trịnh Kim Tiến) thì phải nhắm mắt lìa đời trong oan khiên bởi những nhát gậy của một Trung Tá CAND tuổi 53, vì cái tội “không đội mủ bảo hiểm” một cái lỗi vi phạm hành chính vô thưởng vô phạt, nhưng chẳn phải là không đội, có điều khi đến bến xe ông Tùng còn ngồi trên xe máy nhất nón ra để nghe điện thoại và di lụy của việc nhấc cái nón bảo hiểm ra khỏi đầu đó nó dẫn đến những nhát gậy làm ông Tùng gãy cổ từ giã vợ con. Có điều, nỗi ám ảnh úa lòng cho gia đình nạn nhân là cái hình ảnh trên đường cấp cứu trong tình trạng thập tử nhất sinh từ CA phường đến bệnh viện, một cánh tay nạn nhân vẫn bị còng chặt vào cáng cứu thương khiến cho người ta nhìn mà chua chát nghĩ có là trùm khủng bố Osama Binladen trong cùng hoàn cảnh chắc không bi đát như nạn nhân Trịnh Xuân Tùng.
Pháp Luật nếu được điều hành trong quang minh chính trực, thì tất cả mọi quốc gia từ cổ chí kim, lấy Công Bằng làm chân lý dựa trên cái nền nhân bản, để giáo dục con người hơn là làm công cụ để trừng trị, sự lạm dụng Pháp Luật có thể tạo nên sự khuất phục trong nhất thời nhưng để thẩm thấu tâm, khẩu và kính phục vào lòng người dài lâu thì không thể. Ngẫm lại ba trường hợp trên nó diễn ra trong một thể chế gọi là nhà nước XHCN Pháp Quyền hay kêu gọi người dân sống và làm việc theo Pháp Luật nhưng nó có còn Luật hay đã Liệt rồi thì hơn tám mươi triệu nhân dân Viẹt Nam không khó lắm để nhận ra.
Hoàng Thanh Trúc