CA thành phố đề nghị luật sư Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị - Dân Làm Báo

CA thành phố đề nghị luật sư Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị

VOA - Công an TPHCM đề nghị gia đình khuyên luật sư Lê Công Định rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị, nhưng ông Định đã từ chối

Sở Công an TPHCM đề nghị thân nhân của luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định khuyên ông nên rút lại đơn xin đi Mỹ tị nạn chính trị, theo tin từ gia đình của luật sư Định.

Bà Ánh, chị dâu của ông Định cho VOA Việt ngữ biết:

“Trước khi Định nộp đơn, Bộ Nội vụ có vô trại giam làm việc và hỏi ý kiến Định về việc họ tính cho Định đi tị nạn chính trị. Định mới nộp đơn đồng ý đi Mỹ ngày 23/11. Đến ngày 12/2, hai cán bộ Sở Công an thành phố tới nhà làm việc với mẹ của Định, đề nghị khuyên Định rút đơn xin đi Mỹ lại vì không có lợi. Mẹ Định vào thăm nói với Định, Định bảo đã quyết định rồi, không rút đơn lại. Từ ngày Định nộp đơn, nói chung cũng có nhiều áp lực. Người nhà tôi chỉ trông giải quyết cho Định được tự do. Nghe nói Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đã làm việc xong rồi, không hiểu sao thành phố chưa chuyển đơn của Định lên trên. Tôi hỏi thăm Tòa đại sứ Mỹ, họ bảo chưa nhận được đơn đó. Tòa đại sứ cho biết Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ đồng ý cho Định đi tị nạn chính trị với điều kiện Định phải chịu định cư ở Mỹ. Định đã nộp đơn hợp lệ rồi, không hiểu lý do vì sao họ cứ đợi chờ. Bây giờ mỗi tháng gia đình được thăm gặp 1 lần, gần đây nhất là hôm 3/2.”

Trường hợp của luật sư Lê Công Định được chú ý trước chuyến thăm của phái đoàn thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, Kurt Campbell, tới Việt Nam đầu tháng giêng và đầu tháng hai, mà qua đó, Hà Nội gửi thông điệp muốn được Mỹ cung cấp võ khí. Đáp lại, ông Campbell nói Việt Nam nên cải thiện thành tích nhân quyền để đạt tiến bộ trong quan hệ với Mỹ.

Đầu năm 2010, luật sư nhân quyền được nhiều người biết đến Lê Công Định bị tuyên án 5 năm tù với tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ vì tham gia các hoạt động kêu gọi dân chủ và đa đảng tại Việt Nam.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo