Chiến thuật "Bia ngư dân" của TQ và chiến thuật phải ứng của Việt Nam - Dân Làm Báo

Chiến thuật "Bia ngư dân" của TQ và chiến thuật phải ứng của Việt Nam

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Sau khi Quốc hội VN tuyên bố thông qua luật Biển VN ngày 21/6/2012, mà điều 1 đã xác định: 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội.

Đầu tiên là Chính phủ TQ chính thức tuyên bố thành lập khu Huyện Tam Sa thủ phủ hành chính của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đó, Chính phủ TQ trịch thượng triệu tập Đại sứ VN tại TQ để phản đối luật Biển VN. Rồi đến Quốc hội TQ đòi Việt Nam "sửa sai".

Mấy hôm nay, truyền thông TQ cũng tham gia dữ dội vào cuộc phản công, mà nội dung chủ yếu là: "VN tuyên bố chủ quyền trên cái không phải là của mình".

Chính phủ TQ, thông qua Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) khiêu khích mời thầu thăm dò dầu khí ở chín lô, theo PetroVN, thì chín lô này cách bờ biển gần nhất của Việt Nam 57 hải lý ở Nha Trang (Khánh Hòa), cách đảo Phú Quý của Việt Nam chỉ khoảng 37 hải lý/xem:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/06/120627_petrovn_cnooc.shtml/.

Như vậy 9 lô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của VN.

Đặc biệt là Tờ China Daily, báo tiếng Anh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Hai 25/6 chạy bài bình luận tựa đề "Trò hề lố bịch" đả phá điều luật này và dọa có hành động trả đũa thích đáng.

Bài xã luận bắt đầu bằng khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn chính đáng khi phản đối mạnh việc Luật Biển Việt Nam bao trùm cả các vùng biển mà Trung Quốc nói là của mình.

Bài báo viết: "Bắc Kinh cũng hoàn toàn chính đáng khi cân nhắc các biện pháp phản ứng mạnh tay hơn, nếu Hà Nội từ chối sửa chữa sai lầm".

Cho dù có mang chiếc áo khoác Mác-Lênin thì nhà nước TQ hiện nay cũng vẫn chỉ là một nhà nước phong kiến bá quyền.

Mà phản ứng ngàn năm nay của nước bá chủ TQ, khi nước nhược tiểu không tuân lệnh bá chủ, là chinh phạt.

Như vậy giọng điệu dọa dẫm của China Daily có nguồn gốc bá quyền và là điều có thể xẩy ra.

Hơn nữa, cuộc chiến tranh "Dậy cho VN 1 bài học 1979" vẫn chưa bị thời gian xóa nhòa, vẫn tươi máu những vết thương Việt Nam.

VN cần chuẩn bị ra sao trước những phản ứng cực đoan, hiếu chiến của tập đoàn cầm quyền hiếu chiến TQ?

1. Chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc về VN

Bất luận TQ đưa ra luận thuyết gì về "chủ quyền lịch sử" của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa thì sự kiện xâm lược vũ trang chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH vào năm 1974, và 8 đảo tại Trường Sa của VN vào các năm 1988, 1992... đã bóc trần tính xâm lược, cướp đảo, cướp biển VN của họ.

Lần đầu tiên, một chính phủ của TQ công khai đòi hỏi chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa trước công luận thế giới là tại hội nghị San Francisco 1951 Hoa Kỳ, khi 51 quốc gia, đã tham gia tiêu diệt CN Phát Xít, nhóm họp về các vấn đề sinh ra sau thế chiến 2, trong đó có vấn đề tranh chấp chủ quyền đất, đảo.

Yêu cầu chủ quyền cho TQ trên 2 quần đảo HS, TS tại hội nghị San Francisco, đã bị bác bỏ với 48 phiếu chống của 51 nước tham gia hội nghị.

Như vậy là thế giới đã chính thức bác bỏ cái gọi là "chủ quyền không chối cãi được của TQ tại HS, TS."

Lúc đó, Trung Quốc chưa kịp ngụy biện về "chủ quyền lịch sử" mà chỉ đưa ra được một lý do cho đòi hỏi chủ quyền này, là việc CHND TH đã tiếp quản 2 đảo, một tại HS, một tại TS từ tay Tưởng Giới Thạch.

Cũng tại hội nghị này, ngày 7-9-1951, phát biểu tại Hội nghị, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ:

“Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận): Về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam - thành viên của khối Liên hiệp Pháp – không hề gây ra một phản ứng chống đối, hoặc 1 phản đối nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị.

Không có sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị chính là sự thừa nhận của 51 nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

2. Trung Quốc sẽ tiến hành trả đũa như thế nào?

Quan sát những trả đũa của Trung Quốc trong những năm gần đây, khi có tranh chấp lãnh hải, như tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Điếu Ngư năm 2011. Trung Quốc trả đũa bằng chặn xuất cảng đất hiếm sang Nhật Bản, hay chặn nhập chuối tiêu, hàng xuất của Philippines sang Trung Quốc trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough, thì ta thấy họ có thể trả đũa Việt Nam bằng kinh tế.

Tuy vậy VN là con gà đẻ quả trứng vàng cho TQ khi cán cân thương mại 2011 có lợi cho TQ hơn 12 tỷ đô la.

Cho nên, nếu có trả đũa về kinh tế, thì cách trả đũa của TQ sẽ là đầu voi đuôi chuột, cũng chỉ là một tượng trưng, nhằm giữ mặt mũi cho Thiên triều mà thôi.

Một cuộc chiến kiểu 1979 với VN cũng sẽ khó xẩy ra, vì như thế:

- Đẩy Việt Nam nhanh hơn về phía Hoa Kỳ.

- Trường hợp chiến tranh kéo dài, nguy cơ giấc mơ Cường quốc sẽ bị tan tành, là có thể xẩy ra.

Tuy vậy, những gì Trung Quốc đã thực tập tại bãi Scarborough từ tháng 4 tới nay là một điều mà tôi lo lắng.

3. Chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp Scarborough là chiến thuật "mộc sống ngư dân", có nguồn gốc của chiến thuật dùng dân làm mộc sống khi công chiếm thành trì trong chiến tranh xâm lược.

Trong khủng khoảng bãi cạn Scarborough xẩy ra từ 8/4/2012 tới hôm nay, Trung Quốc đã dùng chiến thuật "chiếc mộc sống ngư dân". Đỉnh điểm của cuộc tranh chấp này là việc Trung Quốc điều đến vùng biển của bãi cạn Scarborough hơn 100 thuyền cá của ngư dân.

Tham gia đội ngũ "chiếc mộc thuyền" này có chừng 4-5 thuyền thuộc Ngư chính hay Hải giám Trung Quốc làm nhiệm vụ chỉ huy, dàn trận.

Hải quân Trung Quốc đứng ngoài tranh chấp.

Cho đến hôm nay, Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố là đã triệt thoái hầu hết các thuyền của mình ra khỏi vùng biển bãi cạn Scarborough.

Chưa có sự chiếm đóng của Trung Quốc đối với Scarborough.

Điều này dễ hiểu, do hầu hết các đảo của bãi Scarborough đều ngập nước biển, chưa thể đóng quân được.

Câu hỏi ở đây là: Điều gì sẽ xẩy ra đối với các đảo thuộc Trường Sa khi Trung Quốc dùng chiến thuật "mộc ngư dân" này để xâm chiếm một số đảo của Việt Nam trên Trường Sa.

Trước hết ta phân tích chiến thuật "mộc người sống" trong giao tranh chiếm thành trì trên lục địa.

Đạo quân muốn chiếm đoạt một thành trì kiên cố là một đạo quân thiện chiến, có đầy đủ vũ khí công thành như thang dây, thang gỗ để vượt tường thành... Đạo quân bảo vệ thành là đạo quân có tinh thần kháng chiến cao, có nhiều lương thực và vũ khí, cung tên,... để tử thủ.

Viên tướng chỉ huy đạo quân công thành dùng một kế như sau: bắt nhân dân sinh sống tại các vùng quanh chiếc thành này làm thành 1 chiếc mộc sống, đi đầu đoàn quân công thành của họ, để tiến sát vào chân thành, nhằm giảm thương vong và phát huy các binh cụ công thành.

Khoảng cách của một mũi tên từ thành bắn xuống là thoảng cách tạo nên thời gian cho phép tướng lĩnh trên thành quyết định bắn hay không bắn, tiêu diệt hay không tiêu diệt đoàn quân dưới thành.

Nếu bắn là tiêu diệt chính người thân của mình.

Nếu không bắn, để quân địch tiến sát vào chân thành, dùng khí cụ đánh thành, cuộc chiến sẽ có lợi cho địch.

Chiến thuật dùng người làm mộc sống này không được sự hâm mộ của các tướng lĩnh phong kiến do tính vô nhân đạo của nó, nhưng không phải là không có người sử dụng.

Hôm nay, Trung Quốc đã ứng dụng chiến thuật này cho tranh chấp trên biển.

Trở lại với câu hỏi: Điều gì sẽ xẩy ra đối với các đảo thuộc Trường Sa khi Trung Quốc dùng chiến thuật "mộc ngư dân" này để xâm chiếm một số đảo của Việt Nam trên Trường Sa.

Ta biết rằng một số đảo trên Trường Sa của Việt Nam đang được hải quân VN và gia đình của họ ở. Vậy việc chiếm đóng lâu dài của TQ là có thể xẩy ra.

Trường hợp Trung Quốc dùng chiến thuật "mộc sống ngư dân' điều vài trăm "thuyền đánh cá", mà trên mỗi chiếc thuyền đánh cá này, Trung Quốc ém các đặc nhiệm tinh nhuệ của thủy quân lục chiến TQ để chiếm đảo Việt Nam trên Trường Sa, thì Bộ tư lệnh hải quân VN ứng phó ra sao?.

Tôi cho rằng cần phải bàn trước tình huống này, để khỏi lúng túng, khi TQ áp dụng chiến thuật "chiếc mộc sống ngư dân" cho tranh cướp Trường Sa của Việt Nam.

4. Một đề nghị

Trường hợp Trung Quốc dùng chiến thuật "chiếc mộc sống ngư dân", theo tôi, Việt Nam không nên lưỡng lự.

Đây là cơ hội cho chúng ta giải phóng hoàn toàn Trường Sa.

Khi Trung Quốc điều các thuyền của ngư dân trá hình đến Trường Sa, Việt Nam cần cho tầu ngầm hay tầu chiến đâm chìm các thuyền gỗ này và vớt các ngư dân TQ lên.

Tiến hành phân loại nhanh chóng, xác định ai là ngư dân, ai là đặc nhiệm của hải quân TQ.

Giam các sát thủ TQ lại, cho người Việt Nam trà trộn vào đám tù binh này, và đơn phương tuyên bố trao trả dân thường.

Không chờ đến sự đồng ý của TQ, ta đơn phương trao trả ngư dân ngay, tại các đảo Trường Sa do TQ đóng.

Chỉ cần khi đoàn "ngư dân" này tràn lên đảo, là cuộc chiến đấu dành lại hoàn toàn Trường Sa bắt đầu.

Câu hỏi là: liệu kịch bản trên có khả thi hay không?

Nhờ các bạn độc giả phân tích.


Nguyễn Nghĩa 650
http://danlambaovn.blogspot.com/


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo