Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 2/6, một phiên toà tại thủ đô Cairo đã chính thức kết án cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tù chung thân vì tội đồng loã trong vụ sát hại người biểu tình trong cuộc nổi dậy chống chính phủ hồi năm ngoái.
Cựu Tổng thống Hosni Mubarak đến tòa án trên xe cứu thương.
Bên ngoài toà nhà, bản án của ông Mubarak đã được hoan nghênh bởi những tiếng reo hò vui sướng từ người dân và thân nhân của các nạn nhân thiệt mạng trong cuộc biểu tình nổi dậy. Một phụ nữ, Bà Soha Saeed, vợ của một trong số các nạn nhân, hét lớn: “Tôi vô cùng hạnh phúc”.
Thẩm phán Ahmed Refaat thì khẳng định rằng người dân Ai Cập đã phải chịu đựng 30 năm đen tối dưới sự cầm quyền của ông Mubarak, bản án của phiên toà là công bằng. Thẩm phán đã phải tạm ngưng phiên xét xử khi hàng loạt những lời chửi rủa vị cựu TT này xảy ra khi phán quyết đang được đọc.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib al-Adly cũng nhận án tù chung thân vì cái chết của những người biểu tình, một phụ tá khác của ông Mubarak cũng bị kết án 7 năm tù (BBC).
Trước đó một ngày, dưới áp lực người biểu tình vào nửa đêm ngày 1 tháng 6, Hội đồng Tối cao các Lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF) cũng tuyên bố gỡ bỏ “Luật tình trạng khẩn cấp” sau 31 năm liên tục tồn tại dưới chế độ TT Mubarak ở Ai Cập. Đạo luật áp dụng chế độ này ban hành vào năm 1981. Kể từ đó trở đi quân đội và đặc nhiệm có thể giam giữ các nghi phạm bất kể qui chế chuyển giao họ cho Tòa án dân sự. Sau khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào năm 2011, ban lãnh đạo quân sự kiểm soát đất nước đã tuyên cáo hứa sẽ không dự định gia hạn đạo luật nói trên.
Hủy bỏ chế độ tình trạng khẩn cấp đã là một trong những yêu sách đòi hỏi then chốt và chính đáng của những người biểu tình chống lại chính quyền Mubarak vào năm ngoái và đòi hỏi đó vẫn tồn tại sau khi cựu TT Mubarak bị lật đổ, nhưng Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang Ai Cập (SCAF) không chịu gỡ bỏ cho đến hôm nay.
Báo al-Akhbar dẫn lời một quan chức cho biết, có khoảng 1.500 người bị giam giữ sẽ được thả sau khi luật tình trạng khẩn cấp ấy được gỡ bỏ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner gọi việc gỡ bỏ luật tình trạng khẩn cấp là “một bước đi đúng hướng”, hướng tới quá trình chuyển giao dân chủ.
Vậy là vị cựu TT độc tài 30 năm “lì lợm” có tiếng với quyền lực của Ai Cập này thoát qua sự đòi hỏi của người dân là bản án “tử hình” để như được “ân huệ” gặm nhắm qui luật "vay trả" hay "nhân nào quả nấy” ở những năm cuối đời, với độ tuổi 84 trong nhà tù trước khi hội ngộ với “bạn mình” láng giềng một thuở là nhà độc tài cũng khét tiếng không kém “Đại tá Gaddafi” dưới suối vàng.
Âu cũng là bài học rất có giá cho những kẻ độc tài đam mê quyền lực còn lại trên cõi đời này, nên tỉnh táo mà nghiệm sinh: Quyền lực không phải đưng nhiên tự có, mà tất yếu từ đồng bào nhân dân trao cho như trao con thuyền chuyên chở dân tộc đến bến bờ an toàn hạnh phúc – Dân là nước, nước nâng thuyền được, nước cũng lật được thuyền nếu thuyền cứ đi ngược nước!
Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com
Âu cũng là bài học rất có giá cho những kẻ độc tài đam mê quyền lực còn lại trên cõi đời này, nên tỉnh táo mà nghiệm sinh: Quyền lực không phải đưng nhiên tự có, mà tất yếu từ đồng bào nhân dân trao cho như trao con thuyền chuyên chở dân tộc đến bến bờ an toàn hạnh phúc – Dân là nước, nước nâng thuyền được, nước cũng lật được thuyền nếu thuyền cứ đi ngược nước!
Hoàng Thanh Trúc
danlambaovn.blogspot.com