Bó tay chấm còm với chuyện Nhân-Doan - Dân Làm Báo

Bó tay chấm còm với chuyện Nhân-Doan

Ông Nguyễn Thiện Nhân là 'nhà giáo ưu tú' - BBC - Theo báo Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, người từng phụ trách ngành giáo dục, được phong danh hiệu nhà giáo ưu tú. Chiều 14/11, ông Nguyễn Thiện Nhân, cùng với 569 nhà giáo được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu của ngành giáo dục mà hiện bị nhiều ý kiến phê phán là bế tắc mô hình và nặng tham nhũng. 

Trong buổi lễ tại Hà Nội, Bộ trưởng Giáo dục, Phạm Vũ Luận người chính thức lên thay ông Nguyễn Thiện Nhân giữa năm 2010, đã cảm ơn các nhà giáo và cán bộ giáo dục Việt Nam. 

Bảo vệ sức khoẻ 

Gần đây nhất, ông Nguyễn Thiện Nhân, ở vị trí Phó Thủ tướng Chính phủ, có phát biểu về an toàn thực phẩm và tác hại của nạn gà nhập lậu. 

Báo Việt Nam hôm 14/11 trích lời ông trả lời trước Quốc hội, đề nghị “nhân dân, các đại biểu Quốc hội gương mẫu không ăn gà nhập lậu, bảo vệ sức khỏe cho mình”. 

Ở vị trí Phó Thủ tướng, sau khi làm Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo từ tháng 6/2006 đến tháng 4/2010, ông Nhân nay cũng đề ra một số giải pháp về pháp luật như lập chốt chặn chợ hoặc xử phạt mạnh để ngăn chặn gà nhập lậu.

Nhưng các vấn đề về 'sức khoẻ giáo dục' Việt Nam mà ông vẫn phụ trách ở cương vị Phó Thủ tướng chuyên về văn hóa - xã hội thì cũng nghiêm trọng không kém. 

Ngành giáo dục Việt Nam tiếp tục tụt hạng trầm trọng và có các căn bệnh trầm kha, theo báo chí Việt Nam. 

Chẳng hạn Giáo sư Trần Ngọc Thêm, từ Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nói với báo chí rằng hiện giáo dục Việt Nam đang mắc bốn trọng bệnh: bệnh thành tích, bệnh cào bằng, bệnh suy dinh dưỡng và bệnh gian dối. 

Có học hàm giáo sư và học vị tiến sỹ và từng làm nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg – CHDC Đức (1972-1979), giảng dạy ở Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân sau lên Phó Chủ tịch thành phố. 

Khi ông lên làm Bộ trưởng Giáo dục năm 2006, có những tiếng nói hy vọng ông là một trong số “chuyên viên kỹ trị” (technocrats) sẽ thúc đẩy cho công cuộc cải cách và hiện đại hóa tại Việt Nam. 

Loạn kỳ thi: phụ huynh đạp cổng ào vào một trường học tại Việt Nam.

Từng du học Mỹ theo học bổng Fulbright ở Đại học Oregon (1995), ông cũng hoàn tất các chương trình tại Harvard năm 1995, 1998 và 2003, trở thành một trong số ít lãnh đạo Việt Nam có ngoại ngữ và có bằng cấp quốc tế thật. 

Nhưng ở vị trí Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo, ông đã thất bại, không cải tổ được ngành giáo dục Việt Nam, nơi nạn học thêm, chạy điểm, phao thi liên tục thu hút sự chú ý của dư luận. 

Ngoài ra, bạo lực nơi học đường và sự lúng túng trong cách chọn mô hình, lương giáo viên, nạn chỉnh sửa sách giáo khoa “gây lãng phí tiền tỷ”, luôn gây bức xúc cho dư luận, các bậc phụ huynh và khiến giáo dục thành gánh nặng cho nền kinh tế. 

Truyền thông Việt Nam, kể cả chính trang giaoduc.net của hiệp hội các trường đại học, cao đẳng, từ những năm qua liên tiếp có các bài nói về tình trạng “bất hợp lý” trong giáo dục. 

Trong khu vực, các đại học và cao đẳng của Việt Nam cũng tụt hạng về nghiên cứu.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo