Bà Sophie Quinn Judge thú vị chú Trần Dân Tiên - Dân Làm Báo

Bà Sophie Quinn Judge thú vị chú Trần Dân Tiên


Sử gia ôi hổi "sử gia" (DTQuốc)
Cá mè một lứa cùng hồ giả tiên
Gặp hồi vận nước đảo điên
"Sử gia" cùng với giả tiên một phường


“Nhà sử học” họ Dương người Việt tên Trung Quốc viết tiểu luận “Đam mê tìm kiếm sự thật”, trong đó ông nhấn mạnh đến một người phụ nữ tên Sophie Quin Judge rất thú vị “con người thật của Hồ Chí Minh”, nhưng “nhà sử học” quên khuấy giải thích “con người thật” là thật thế nào của ông bác làm bà Mỹ “ thú vị” tuyệt vời hơn trước đây chỉ nghe qua hình ảnh mọi người tuyên truyền.

Nhưng trước khi “tiếp thu” phần bổ túc của chòi “sử học” Bá Chổi cho sự thiếu sót vô tình hay cố ý của nhà “sử học chi học học giả”, xin mời quý vị đọc “Đam mê tìm kiếm sự thật” dưới đây của Dương Trung Quốc (trích):

“Hồi Liên Xô “mới đổ”, tôi là một trong những người Việt Nam sớm “mò đến” Lưu trữ cũ của Quốc tế Cộng sản ở thủ đô nước Nga để khai thác tài liệu về Hồ Chí Minh. Tôi được biết cách đó không lâu có một phụ nữ quốc tịch Mỹ cũng đã đến đây và cũng có mối quan tâm đến nhân vật lịch sử này. Rồi các đồng nghiệp Nga cho biết người phụ nữ ấy đã “lần mò” đến tận Leningrad để tìm kiếm những chi tiết liên quan đến cuộc đời của Hồ Chí Minh trong thời gian ở Liên Xô (cũ). Người phụ nữ ấy tên Sophie Quinn Judge.

Bẵng đi một thời gian tôi gặp bà ở Aix en Provence, nơi có một trung tâm lưu trữ quan trọng của Bộ Thuộc địa Pháp, ở đó có nhiều tư liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Nhưng nếu người ta chỉ quan tâm đến học thuyết hay sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh thì bà lại muốn tìm hiểu đời sống riêng tư, một phần không thể thiếu được nếu muốn tiếp cận một chính khách cũng như một nghệ sĩ. Theo bà, thật đáng tiếc chưa mấy ai quan tâm đến điều đó vì thế bà sẽ cố gắng lấp chỗ trống này.

Hồi đó bà mới chỉ đưa ra nhận xét bước đầu là càng nghiên cứu càng thấy nhân vật này có nhiều điều hấp dẫn. Vài năm sau Sophie Quinn Judge cho xuất bản ở Singapore một luận văn nghiên cứu về Hồ Chí Minh trong quãng thời gian ở châu Âu 1919-1940. Bà có gặp để trao đổi và gửi bản thảo cho tôi đọc trước. Cuốn sách của bà có thể có sự đánh giá khác nhau từ những người có quan niệm khác nhau, nhưng giữa những dòng chữ có thể thấy được thiện chí của một người muốn thỏa mãn đi tìm sự thật, công việc của một người làm sử.

Nhân dịp 110 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một nhóm làm phim đến phỏng vấn Sophie, bà vẫn nhắc lại cái điều bà từng nói với tôi khi mới bắt tay vào viết sách: “Lúc đầu tôi đã nghĩ rằng Hồ Chí Minh không tuyệt vời và thú vị như hình ảnh mọi người vẫn tuyên truyền, nhưng hóa ra ông ấy thật sự thú vị... Con người thật của Hồ Chí Minh rất thú vị”.

Cuốn sách nhỏ mà tôi nhắc đến trong bài viết này thật sự đã “dẫn tôi vào đời” nghề nghiệp để hướng tới cái khao khát muốn tìm ra những gương mặt thật đã tạo nên một lịch sử thật. Thỏa mãn cái khao khát ấy thật là khó, có khi cả đời nghề chưa làm được là bao nhưng lại vô cùng hấp dẫn. Nghiệm lại đời mình thấy cái làm được trong nghề không nhiều nhưng niềm say mê khiến mình đã theo nghiệp nghề này trọn đời lại làm mình thỏa mãn.”
(ngưng trích)

Nhà “sử học” Dương Trung Quốc không viết ra cái chi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm bà Sophie Quinn Judge “thú vị” sau khi người phụ nữ này “lần mò” ra sự thật của ông “bác”. Nhưng cái chi chi đó ai cũng đoán biết: tác giả “ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” mang tên Trần Dân Tiên không ai khác hơn là... Hồ Chủ Tịch, nên người ta còn gọi ông bác là Hồ Giả Tiên.

Ngày nay, không chỉ có bà Sophie của Mỹ cút thú vị, mà người dân Việt Nam ai cũng “thú vị” Hồ Chí Minh. “Thú vị Hồ Chí Minh”, vì do sự phát hiện ra “sự cố” hồ giả tiên, và do nhiều phát hiện lý thú khác về “bác” nữa. Gracias Gu Gồ; tạ ơn Internet.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo