Đạo ngôn "Bản yêu sách 8 điểm" diễn ca - Dân Làm Báo

Đạo ngôn "Bản yêu sách 8 điểm" diễn ca

Trần Thị Hải Ý (Danlambao)"Cuối cùng, người ta hứa hẹn với anh em ta đủ mọi thứ trên trời dưới biển, nhưng giờ đây anh em thấy toàn là những lời lừa dối cả. Phải chấm dứt cuộc lừa xuyên thế kỷ. Trả lại những gì của César cho César!"

*
Versailles, tháng 6 năm 2013.
Kính thưa Bành Tất Thôn tiền bối,

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày công bố bản Revendications du Peuple Annamite tại Hòa ước Versailles / Traité de Versailles, tháng 6 năm 1919, thay mặt một bộ phận không nhỏ anh chị em, tôi xin gửi lời vấn an cụ.

Sức khỏe cụ dạo này thế nào rồi, năm nay người ta đã lifting toàn tập cho cụ chưa? Khách vãng lai có đủ sở hụi cho cụ tiêu pha không? Chẳng biết dạo này cụ sinh hoạt ra sao, có còn phì phà thuốc lá Seo Mao, viết nhật ký, vần hóa khẩu hiệu, soạn điện mừng, thư khen, trả lời phỏng vấn không? Có còn chăm Trồng cây, Thể dục, Tai-chi không? Có còn đánh cờ, xừ xang cống líu, Ví-Dặm một mình không? Cụ Kặc Mác, cụ Năm Lé đã rành món cờ tướng của cụ Lông chưa? Nhất là, hai lão đồng chí âm binh họ Lê do cụ tạo ra đã trả lại cụ nền độc lập, tự do chưa hay vẫn đô hộ cụ trong nách?

Tiếp theo, anh em chúng tôi có chút tâm tư gửi đến cụ, mong cụ châm chước tư vấn cho.

Kính thưa cụ,

Tin tưởng ở dư luận về hào quang trí tuệ và độ lượng cao cả của cụ, chúng tôi mong cụ ủng hộ và phổ biến bản yêu sách đính kèm đến tay quốc dân xứ Thiên đường của cụ, đồng thời vận động Liên Hiệp Thiên Quốc hổ trợ chúng tôi.

Xin cụ trên cõi tiên đấy vui lòng nhận lấy sự biểu thị lòng kính trọng sâu sắc của phó thường dân chúng tôi từ chốn trần này.

Thay mặt nhóm Người Việt Nam Ái Quốc.

Ký tên: Trần Thị Hải Ý


TB: Anh em chúng tôi biết rõ, công dân xứ Thiên đường của cụ đều nhiễm nặng thói phản xạ Pavlov, vậy mong cụ nhắc nhở họ hãy chịu khó đọc kỹ bài chủ trước khi ‘góp ý’. Cám ơn cụ trước.

*

Yêu sách 8 điểm+ của 54 dân tộc ở Việt Nam

Xét rằng:

Sau 38 năm cưỡng chiếm thành công lãnh thổ miền Nam Việt Nam tức nước Việt Nam Cộng hòa (1954-1975), thống soái độc trị toàn cõi Việt Nam, đảng và nhà nước Việt cộng vẫn ngoan cố phớt lờ bản yêu sách 8 điểm chính đáng của dân tộc An Nam mà nhóm Ngũ Long Paris (les Cinq dragons à Paris) tức nhóm Nguyễn Ái Quấc / Quốc (groupe des Patriotes Annamites) trong đó có Nguyễn Tất Thành là thành viên non trẻ nhất, từng kiên trì tranh đấu, đòi hỏi thực dân Tây ngay trên đất Pháp phải thực thi suốt bao nhiêu năm trời. Những yêu sách đó, xin nhắc lại, có tên là Revendications du Peuple Annamite / Thỉnh nguyện của dân tộc An Nam, chính thức được công bố tại Hòa ước Versailles trong tháng 6 năm 1919.

Gần cuối chương XII trong cuốn sách chính luận lừng danh khác, "Le procès de la colonisation française / Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925), nhóm tác giả Nguyễn Ái Quốc lại có câu rằng "Cuối cùng, người ta hứa hẹn với anh em ta đủ mọi thứ trên trời dưới biển, nhưng giờ đây anh em thấy toàn là những lời lừa dối cả / Enfin, on nous a promis monts et merveilles. Vous vous apercevez maintenant que ce n'était que mensonges". Đến đầu thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 này, 8 thỉnh nguyện và câu nói xa xưa tít mù của nhóm Ngũ Long Paris vẫn còn nguyên vẹn giá trị thời sự chính trị xã hội trên Quê Hương Việt Nam ngày nay.

Ảnh: từ sách NV-GP và vấn đề NAQ của Thụy Khuê

Bởi lẽ đó: 

Chúng tôi, nhóm Người Việt Nam yêu nước, trân trọng gửi đến nhân dân và chính phủ các nước trên thế giới bản ghi Tám yêu sách+ của 54 dân tộc tại Việt Nam:

1. Trả tự do tức khắc cho tất cả chính trị phạm, những công dân bị kết án tù nặng nề chỉ vì họ đã chân thành, dũng cảm tỏ bày lòng yêu nước, thông qua nhiều phương thức ôn hòa nhưng quyết liệt, chống bè lũ ngoại xâm bá quyền nước Lạ (mà ai ai cũng Quen đến nhẵn mặt); chống đảng và nhà nước Việt cộng tức bầy sâu đầy tớ ở mọi cấp, chuyên ngành nhân danh Nhân dân để duy trì độc quyền chuyên chế; núp sau hai chữ Nhân dân để buôn dân bán nước (có văn tự kèm chữ ký hẳn hoi), móc ngoặc tham nhũng, cướp đất, cướp ruộng của Nhân dân, ức hiếp Nhân dân, bạo hành Nhân dân, trong khi Nhân dân (theo Người ta) vốn là chủ nhân đã và đang nuôi báo cô chúng nó.

2. Mấy chục năm qua, ở Việt Nam, Công Lý là tên của một diễn viên hài nổi tiếng. Vì thế, nhất định phải cải cách và thực thi nghiêm-chỉnh-không-cười nền công lý ở Việt Nam, khẳng định mọi người Việt ở trong hay ở ngoài nước (bao gồm những người gốc Việt, vì Việt hay không là tự tâm, nghĩa là chấp nhận Song tịch và quyền đầu phiếu và ứng cử), đương nhiên được hưởng những bảo đảm về mặt công bằng trước pháp luật Việt Nam, kể cả các Mã ông, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh, Hồ ông’s đệ tử, đệ tôn và các sai nha ưng khuyển ác ôn đã có nợ máu với nhân dân.

- Triệt tiêu các tòa án bỏ túi, các phiên tòa ‘công khai xhcn’ mà thực chất đến nay là công cụ khủng bố, hù doạ, áp bức, trù dập, giam hãm những tấm lòng yêu nước thương nòi trung thực của con dân nước Việt.

- Bãi nhiệm các quan tòa Karaôkê, nhưng không truy tố; hơn thế nữa, còn đài thọ cho mỗi quan lương tháng dư sống và nuôi gia đình tròn 2 năm để quan tự phấn đấu i tờ lại công án thiền ‘chí công vô tư’ của vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chư quan. Sau đó mỗi quan có quyền thi lại và tiếp tục hành nghề, nếu đậu.

3. Tự do báo chí và tự do tư tưởng: Trong bước ‘quá độ’ đến hết hè năm 2014, quyền xuất bản sách báo tư nhân phải được tôn trọng, chí ít bảo đảm tối thiểu cũng na ná thời Thực dân đế quốc Phú Lăng Sa còn đô hộ Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

4. Tự do lập hội, hội họp, biểu tình: Trong bước ‘quá độ’ cũng đến hết hè năm 2014, hai quyền này chí ít phải được bảo đảm tối thiểu cũng na ná thời Mỹ-Thiệu mà quý ông, quý bà Huỳnh Tấn Mẫm, Lý Chánh Trung, Hoàng Phủ Ngọc Tường-Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh… đã từng được hưởng.

5. Tự do di dời hộ khẩu, tự do cư trú ở nước ngoài và tự do du lịch ra nước ngoài: xóa bỏ vô thời hạn ‘tập quán phong bì hóa’ Hộ chiếu và Cầm cố thân nhân hay bất động sản.

6. Thực thi chính sách giáo dục bắt buộc từ Mẫu giáo đến hết Trung học cấp 1 (TH cơ sở), các trường công lập này hoàn toàn miễn học phí. Phục hồi chương trình Công dân giáo dục. Học sinh Trung học cấp 2 (TH phổ thông), sinh viên Đại học công lập chỉ phải đóng phí ghi danh tượng trưng. Tự do giáo dục: không nhất thiết có giáo trình về ý thức hệ, sùng bái đến lố lăng hóa cá nhân. Tự do thành lập trường tư chuyên môn thực nghiệp mọi cấp ở các tỉnh thành.

- Bằng cấp Bác sĩ, Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ xhcn đều phải lần hồi cụ thể thi lại trong thời hạn 2 năm, 2015-2017; bằng không, những học hàm ấy chỉ được xếp vào năm thứ 2 Đại học công lập.

7. Thay thế chế độ Một đảng-Một chủ nghĩa-Hai chính quyền rưỡi (như bấy lâu nay) bằng chế độ Đa nguyên-Đa đảng, Một quốc gia-Một chính quyền như mọi nơi ‘giãy hoài mà chưa chết’. Do đó, tiền thuế từ nhân dân vĩnh viễn không được dùng để nuôi toàn tập bất cứ đảng phái nào, kể cả đảng đang cầm quyền.

- Xưa nay, mọi nơi mọi thời, mọi lực lượng vũ trang đều từ nhân dân mà ra, do nhân dân cưu mang đùm bọc từ A đến Z, vậy nhiệm vụ và trọng trách duy nhất của lực lượng vũ trang (quân đội, công an) là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân.

- Thay thế chế độ Nghị quyết, Lệnh mồm, Luật nước thua Ý đảng bằng chế độ Tam quyền phân lập tuyệt đối thượng tôn Hiến pháp và Quốc luật.

- Về đất đai: xóa bỏ chế độ Sở hữu toàn dân bạc bẽo, bất nhân, thất đức. Áp dụng và bảo vệ quyền tư hữu, đa sở hữu. Cấm không được dùng bạo lực ‘cưỡng chế thu hồi’ khi đôi bên chưa thật sự thỏa thuận ký kết trước sự chứng giám kèm thị thực của luật sư và công chứng viên.

- Về xã hội: xóa bỏ não trạng Làm chủ tập thể, Trách nhiệm tập thể tức tâm ý ‘đảng đặt đâu tao ngồi đó’, ‘cha chung không ai khóc’. Xây dựng lại tinh thần cá nhân phụ trách, cá nhân trách nhiệm trước pháp luật, trước quốc dân.

- Về kinh tế: Dứt khoát cắt đứt cái đuôi "định hướng xhcn" quái gở, dị hợm đã trì trệ đất nước từ non nửa thế kỷ qua. Xây dựng mô hình kinh tế thị trường như mọi quốc gia tiên tiến. Chỉ có đồ đại điên hay đại bịp mới phí công tốn sức dò dẫm cả trăm năm để ‘phát minh’ cái mà thiên hạ đã hoàn thành từ lâu? Tại sao bắt cả một dân tộc gần trăm triệu người phải tiếp tục làm chuột bạch cho cái ‘thiên đường’ không bao giờ có thực?

- Về chính trị: Xóa bỏ chế độ Dân chủ tập trung (Dân chủ xhcn/cs). Xây dựng tinh thần dân chủ cá thể song hành cùng tinh thần trách nhiệm đối với tha nhân trước pháp luật. Dân chủ tư bản chưa là chế độ hoàn hảo nhưng sau thời gian đăng đẳng trải nghiệm đã khẳng định nó ít tệ lậu, khuyết tật hơn mọi hệ thống khác, nghĩa là trên thế giới đến nay chưa có hệ thống nào ‘chạy’ tốt hơn nó. Dân chủ là con đẻ của tự do, nhưng tự do vô trách nhiệm lại là tự sát! Vậy một nền dân chủ pháp trị, lấy khung Hiến pháp và Quốc luật làm "kim chỉ nam cho mọi hành động" là mục tiêu thiết kế, xây dựng kỳ được, bảo quản và hoàn thiện của quốc dân, thông qua Đại biểu Quốc hội.

8. Đại biểu Quốc hội phải do người dân trực tiếp chọn lựa, bình bầu người đủ tâm đủ tầm đủ dũng qua đầu phiếu kín để họ Nói, Nói và Nói đến tận tai, tận óc, tận tim chính quyền những nguyện vọng thiết thực của cử tri trong thực tế thường ngày, đồng thời thay mặt cử tri kiểm soát mọi động thái của chính quyền, vì như thế cũng có ý nghĩa tích cực là giúp chính quyền biết ‘sợ’ mà từ bỏ cái căn tự tôn hay tự ti cộng sản "tao là luật, luật là tao» như bấy lâu nay.

Thay mặt nhóm Người Việt Nam yêu nước, quý tự do, trọng dân chủ.



C/o Maître V.T. Phan

6, Villa des Gobelins, 75013 Paris.

(Học và vận dụng sáng tạo theo "Revendications du Peuple Annamite / Những thỉnh nguyện của dân tộc An Nam", Versailles tháng 6 năm 1919).

________________

Lưu ý: "Bản việt dịch Revendications du Peuple Annamite / Yêu sách của nhân dân An Nam tục gọi Bản yêu sách 8 điểm» năm 1919 ‘của’ Nguyễn Ái Quốc / HCM, không hiểu vì lý do gì lại nằm lọt trong phần Phụ Lục cuốn Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1 (1920-1925) ấn bản đầu tiên - Nxb Sự Thật, Hà Nội năm 1980, trang 480-481. Theo bản gốc tiếng Pháp mà tôi hiểu thì nên dịch tựa thành Thỉnh nguyện hoặc Yêu cầu thì chính xác hơn, vì nội dung thiếu khí chất ‘yêu sách’. Đến năm 2000, HCM Toàn tập, tập 1 được Nxb Chính trị quốc gia (tức hậu thân Nxb Sự Thật) tái bản lần thứ hai, Bản ‘yêu sách’ này vẫn nằm trong phần Phụ Lục, dưới tiêu đề "Các văn bản viết chung», trang 435-436, ký tên Nguyễn Ái Quốc và vẫn chưa nói rõ về bút danh này? Đây là một khuất tất, nhập nhằng ‘lịch sử’ đã bị / được kéo dài quá lâu, cần có thêm vài dòng xác định ít nhất từ 2 nhà sử học hàng đầu ở VN xhcn hiện nay là Phan Huy Lê và Lê Văn Lan. Riêng câu bật mí của nhà sử học kiêm ĐBQH Dương Trung Quốc trên báo Lao Động về bút danh (chung) "Nguyễn Ái Quốc" vẫn còn sống khỏe ở đây, mặc dù người ta đã tìm mọi cách xóa vết trên Internet.

Sau khi đã chứng minh được rằng Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp vào giữa năm 1919 (thay vì 1917), Thụy Khuê Vũ Thị Tuệ viết về bút danh Nguyễn Ái Quấc / Quốc: ["Một người trở lại Pháp năm 1919, mới bắt đầu học viết báo tiếng Pháp, một thời gian sau không thể viết được những bài xã luận ký tên Nguyễn Ái Quốc, kể cả khi người ấy ở Pháp nhiều năm. Viết được như vậy phải học trường Pháp từ nhỏ và có văn tài. Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc, đều thấy một sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc".

"Sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga (giữa năm 1923), tổng thanh tra Pierre Guesde còn viết: "Những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc không phải do y viết hoặc đã được sửa chữa rất nhiều. Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ để viết những bài y ký tên".

Nguyên văn: "Les articles publiés sous le nom de Nguyễn Ái Quốc ne sont pas de lui ou ont été tout au moins l'objet des plus sérieures retouches. Cet annamite parle et écrit insuffisament le français pour rédiger tout ce qui paraît sous son nom"] (Nhân Văn-Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, trang 627-629).

Còn ai muốn biết những chi tiết ‘lịch sử’ ly kỳ thì vào đây, chương 16, từ trang 587.

Riêng tôi - người ký tên bài này, tôi nghĩ đơn giản như sau:

Một người Việt tự nhận là sáng lập viên, chủ bút kiêm chủ lực viết báo Pháp, là tác giả của Le procès de la colonisation française (1925) với văn phong, bút lực đến trí thức Gaulois phải ngả nón, song khi phiên âm tên tỉnh (Le) Havre (Pháp) thành (Lơ) Havơrơ / thay vì (Lơ) A-vơ-r’ơ, (văn hào Pháp) Hugo thành Huy-gô / thay vì Uy-gô! (Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, viết xong năm 1948, trang 20, 39). Kiến đo mìn(h) ta!

Một đứa bé học lớp 1 trường Pháp cũng biết H là phụ âm câm (H muet) trong ngôn ngữ của Voltaire, của Hugo, nghĩa là người nói tiếng Pháp không bao giờ phát âm ra H (át-sơ), ví dụ: Habitation (a-bi-ta-si-ông), Horloge (oọc-lô-giơ), Humour (Uy-mua)…

Còn nữa, ngày 7 tháng 5 năm 1964, trong buổi trả lời Danielle Hunebelle của đài truyền hình RTF (Pháp), Người ta đã dịch từng chữ khẩu hiệu "Dân tộc Việt nam là một, nước Việt Nam là một» thành "le Peuple Viet Nam c’est un Un, et le pays Viet Nam c’est un" ! C’est du français, çà? (thay vì, le peuple Vietnamien c’est unique, le Vietnam c’est unique / les peuples au VN sont uniques, le VN c’est unique).

"Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa" (Nguyễn Trường Tộ), lại mang thêm tội hiếp sử, có lỗi cực nặng với sách vở. Moi ra thì người ta vu cho là vẽ chữ bôi Bác: mất... Sổ hưu! Cher Oncle Ô que c’est dur la vie des bluffeurs rouges!

Phải chấm dứt ngay từ phút này cuộc lừa xuyên thế kỷ. Trả lại những gì của César cho César!

____________________

Cùng một người viết:


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo