Cập nhật: Sau khi thư ngỏ được công bố, đã có thêm 10 cơ quan quốc tế tham gia cùng đồng ký tên vào thư ngỏ. Xin xem danh sách cập nhật ở cuối thư.
Làm sao một người như ông Nguyễn Phú Trọng lại có thể được tôn vinh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất của Thái Lan, nơi đã giáo dục và cổ vũ sinh viên "nhấn mạnh những lợi ích của việc sống theo triết lý của nền kinh tế đầy đủ, giá trị dân chủ và công bằng xã hội."?
Làm sao một người như ông Nguyễn Phú Trọng lại có thể được tôn vinh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất của Thái Lan, nơi đã giáo dục và cổ vũ sinh viên "nhấn mạnh những lợi ích của việc sống theo triết lý của nền kinh tế đầy đủ, giá trị dân chủ và công bằng xã hội."?
Chúng tôi quan ngại rằng việc Đại học Thammasat trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được xem như là một hỗ trợ cho một chính trị gia đã có lời nói và hành động đi ngược lại với quyền con người và các giá trị dân chủ, và trường đại học có thể bị hiểu nhầm là đã ủng hộ những kẻ cầm quyền độc tài và chuyên đàn áp...
*
Ngày: 24 tháng 6 năm 2013
Gửi đến: Phân Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat
Thư ngỏ về việc Đại học Thammasat trao bằng Tiến sĩ danh dự lãnh đạo đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng
Kính thưa quý ngài,
Chúng tôi viết thư này để bày tỏ mối quan ngại của chúng tôi về việc phân khoa Khoa học Chính trị của đại học Thammasat sẽ cấp bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP). Lễ trao giải sẽ diễn ra tại giảng đường chính của Đại học Thammasat vào sáng ngày 26 tháng 6 năm 2013.
Chúng tôi tin rằng cần phải xét lại quyết định này của phân khoa.
Một trong những sứ mệnh của Đại học Thammasat là "nhấn mạnh những lợi ích của đời sống dựa vào triết lý của một nền kinh tế đầy đủ, giá trị dân chủ và công bằng xã hội." Chúng tôi đặt câu hỏi rằng liệu việc cấp bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng góp phần gì vào sứ mệnh này của trường.
Ông Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, tốt nghiệp cử nhân văn chương. Năm 1967 ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản cầm quyền và từ đó đã liên tục được thăng chức trong hệ thống quyền lực của đảng và chính phủ. Ông từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam vào năm 2006 và Tổng bí thư của đảng vào năm 2011.
Đảng của ông, từ khi thành lập vào năm 1930, đã luôn luôn theo đuổi chủ nghĩa cộng sản và sử dụng chiến thuật bạo lực để đạt được quyền lực. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, đảng cộng sản lên nắm quyền bằng vũ lực và áp đặt độc quyền chính trị lên toàn bộ dân tộc Việt Nam. Trong những năm sau chiến tranh, đảng đã áp dụng các chính sách tàn bạo đối với những người của chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam, ngăn chặn hòa giải dân tộc, đàn áp đối lập chính trị và biến Việt Nam thành một trong những quốc gia bị đàn áp nhất trên thế giới, theo nhiều báo cáo của các tổ chức quốc tế nhân quyền như Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền, Phóng Viên Không Biên Giới, Tổ chức Ân xá Quốc tế...
Chỉ đến khi nền kinh tế và đời sống người dân bị xuống cấp nghiêm trọng thì ĐCSVN mới phải bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (một bản sao tiếng Việt của Perestroika từ Liên Sô) vào giữa năm 1980. Kể từ đó, nền kinh tế quốc gia đã đạt được sự tăng trưởng và đôi khi Việt Nam được xem như một con hổ mới trong khu vực.
Tuy nhiên, đảng cộng sản đã trì hoãn mọi cải cách chính trị và gia tăng đàn áp mỗi khi đảng cảm thấy có những khát vọng về dân chủ và tự do của người dân trong thời đại toàn cầu hóa. Trong vài năm gần đây, do suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1986 và sự căng thẳng leo thang với Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển, Việt Nam đã có những điểm xấu tồi tệ trong các bảng đánh giá về những hành vi vi phạm nhân quyền với hàng trăm vụ đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa, giam giữ tùy tiện và kết án tù nặng nề đối với những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền.
Như một tuyên truyền viên, ông Nguyễn Phú Trọng đã luôn luôn trung thành với đảng Cộng sản, một đảng luôn duy trì độc quyền chính trị cho lợi ích của mình. Bây giờ, trong vị trí lãnh đạo đảng, ông là một trong những kẻ bảo thủ nhất, bám vào hệ tư tưởng lỗi thời của chủ nghĩa cộng sản và phủ nhận những cơ hội cần thiết để đất nước phát triển và thịnh vượng.
Để đánh lạc hướng công chúng khỏi sự chú trọng vào suy thoái kinh tế, chất lượng cuộc sống xuống cấp, thiếu vắng nhân quyền và dân quyền, đảng cộng sản đã tung ra chiến dịch cải cách hiến pháp như là một nỗ lực "dân chủ hóa" quốc gia qua việc cho phép người dân góp ý. Mặc dù mục đích được tuyên bố là "thể chế hoá kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng”, và "Khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam", một số blogger Việt Nam đã lên tiếng về dân chủ và quyền tự do và những gì mà nội dung của hiến pháp nên có. Đáp ứng với thiện chí của các blogger và việc hành xử các quyền dân sự và chính trị của họ, ông Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố trong một cuộc họp vào ngày 25 Tháng Hai 2013: "Ai muốn đa nguyên và đa đảng? Ai muốn tách rời quyền lực? Ai muốn phi chính trị hóa quân đội?... Đây không gì khác ngoài sự suy thoái! Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! "
Phát biểu của ông đã được phát sóng trên truyền hình quốc gia và khuấy động một làn sóng phản đối công khai trong thế giới blog và cộng đồng Facebook. Sáng hôm sau, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết một bài báo công khai chỉ trích ông Trọng. Ngay chiều hôm đó, ông Kiên đã bị sa thải.
Kể từ đó ĐCSVN đã không ngừng đàn áp thành phần đối kháng. Tháng 5 năm 2013, một nữ sinh viên 21 tuổi và người bạn 25 tuổi của cô đã bị kết án 6 và 8 năm tù về tội "tuyên truyền chống nhà nước" khi họ kêu gọi nhà nước bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trung Quốc bành trướng. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi trong vòng chưa đầy một tháng, hai blogger nổi tiếng đã bị bắt giữ và bị buộc tội "lạm dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước". Một blogger khác, cũng là một luật sư và nhà hoạt động pháp lý, sẽ phải ra tòa vào ngày 09 tháng Bảy 2013.
Chúng tôi tự hỏi, từ đâu Việt Nam trở thành một đất nước phải sống dưới một chế độ hà khắc như vậy.
Hôm nay, chúng tôi kinh hoàng khi tin Đại học Thammasat sẽ cấp bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng, một người chắc chắn phải chịu trách nhiệm cho việc gia tăng đàn áp nhân quyền trong một quốc gia bị sự cai trị hà khắc của một đảng cầm quyền duy nhất mà ông ta là người đứng đầu lãnh đạo.
Làm sao một người như ông Nguyễn Phú Trọng lại có thể được tôn vinh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Thái Lan, nơi đã giáo dục và cổ vũ sinh viên "nhấn mạnh những lợi ích của việc sống theo triết lý của nền kinh tế đầy đủ, giá trị dân chủ và công bằng xã hội."?
Chúng tôi quan ngại rằng việc Đại học Thammasat trao bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được xem như là một hỗ trợ cho một chính trị gia đã có lời nói và hành động đi ngược lại với quyền con người và các giá trị dân chủ, và trường đại học có thể bị hiểu nhầm là đã ủng hộ những kẻ cầm quyền độc tài và chuyên đàn áp.
Dựa vào những triết lý cũng như các giá trị mà Đại học Thammasat tạo dựng nên, chúng tôi kêu gọi hiệu trưởng và các trưởng khoa của trường thay đổi quyết định cấp bằng tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Đồng ký tên:
Danlambao - danlambaovn.blogspot.com
Voice - vietnamvoice.org
Dân Luận - danluan.org
Finnish Asiatic Society, Finland
Sarawak Dayak Iban Association, Malaysia
The Go Island Foundation, Indonesia
Think Center, Singapore
Housing Rights Task Force, Cambodia
Bernice Aquino See, Human Rights Defenders, the Philippines
Jittra Kotchadej, Try Arm, Coordinator,
Thailand
Jolovan Wham, Work Fair, Singapore
Jerald Joseph, Pusat Komas, Malaysia
William Nicholas Gomes, Salem-News.com, United Kingdom*
Thư ngỏ này đã được gửi đến:
Thammasat University
Bangkok University
Bangkok University International Colllege (BUIC)
Chulalongkorn University
Kasetsart University
King Mongkut's Institute of Technology Ladkrabang
Mahamakut Buddhist University
Mahidol University
National Institute of Development Administration
Rajamangala University of Technology Thanyaburi
Ramkhamhaeng University
Silpakorn University
Srinakharinwirot University
Thammasat University
Assumption University
Dhurakij Pundit University
Dusit Thani College
Rangsit University
SAE Institute Bangkok
Saint John's Group of Schools and University
Siam University
Stamford International University
University of the Thai Chamber of Commerce
Bangkok Biznews (Bangkok)
Bangkok Post (Bangkok)
Business Day (Bangkok)
Chiang Mai News (Chiang Mai)
Daily News (Bangkok)
Hallo, Das Magazin (Pattaya)
Irrawaddy News Magazine (Chiang Mai)
Matichon
Naewna
The Nation, Bangkok
Pattaya Blatt (Pattaya, Banglamung)
Pattaya News (Pattaya, Banglamung)
Phuket Gazette (Phuket)
Siam Turakij
Thainews (Bangkok)
Thairath (Bangkok)
Than News
Thai News Agency (Bangkok)
The Foreign Correspondents' Club of Thailand
Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)
Amnesty International Thailand
Prachatai
Asia Foundation in Thailand
Thai Netizen Network
International Thai Foundation "ITF"
Thai Media Policy Center
Southeast Asian Centre for e-Media (SEACeM)
Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)