Civil Rights Defenders - Dân Làm Báo chuyển ngữ - Trong khi Việt Nam đang cố tìm một cái ghế trong Ủy ban Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 thì những giới chức trách đang siết chặt những hạn chế về quyền tự do biểu đạt trên Internet qua các quy định mới và những nhà hoạt động ôn hòa đã bị bắt giam, đe dọa hay quấy nhiễu. Đinh Nhật Uy là một trong những người ấy. Anh đã bị đối diện với mức án nhiều năm tù vì đã đăng tải trên mạng những bài viết phê bình nhà nước và phản đối việc bỏ tù em của anh cũng như một blogger khác.
Tổ chức Những người bảo vệ Quyền Dân Sự (Civil Rights Defenders) kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên nhà nước Việt Nam phải duy trì nghĩa vụ quốc tế của họ, cải cách hay hủy bỏ những điều luật đàn áp. Hơn 100 blogger Việt Nam đã thực hiện điều đó. Họ đã tạo sự quan tâm đối với quyền tự do biểu đạt một cách tổng quát và cụ thể là điều 258 trong bộ Luật Hình sự của Việt Nam. Trong một tuyên bố, họ làm sáng tỏ Điều 258 là một vi phạm quyền tự do biểu đạt và cần phải được hủy bỏ. Chiến dịch vận động, một trong những chiến dịch về nhân quyền tinh vi nhất mà Việt Nam chứng kiến, đã được nhìn thấy rộng rãi từ trong nước ra đến hải ngoại.
Điều 258 quy định “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đã chống lại quyền tự do biểu đạt cũng như tự do lập hội. Từ ngữ mơ hồ đã mở cửa cho những diễn đạt tùy tiện và áp đặt một đe dọa nghiêm trọng lên những quyền tự do biểu đạt. Chỉ nội trong tháng 6, 2013, công an đã bắt giam 3 blogger dựa vào Điều 258 trong đó có Đinh Nhật Uy đối diện với tội danh xúc phạm nhà nước. Trong Tuyên bố, những blogger Việt Nam thuyết phục rằng Điều 258 mâu thuẫn với sự ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, khi nó vi phạm những nghĩa vụ được quy định bởi Hiệp ước quốc tế về Quyền Dân sự và Quyền Con người (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR)
Vào ngày 1 tháng 9, một nghị định mới, gọi là Sắc lệnh 72 trở thành hiệu lực. Sắc lệnh 72 siết chặt bàn tay của nhà nước nhiều hơn đối với tự do biểu đạt và tự do thông tin trên mạng và có nguy cơ làm im lặng những tiếng nói mà nhà nước không chấp nhận được. Điều 72 với những ngôn từ mơ hồ đã quy định truyền thông mạng xã hội, trong đó có những trang blog, chỉ được sử dụng cho "dữ kiện riêng tư" và cấm đoán việc đăng tải những bài tin tức và những nguồn dẫn.
Liên Minh Tự Do Trên Mạng (Freedom Online Coalition) là một mạng lưới gồm nhiều quốc gia, trong đó có Thụy Điển, cổ xúy tự do biểu đạt trên Internet. Liên minh là một trong nhiều tổ chức đã bày tỏ mối quan ngại về Điều 72, nhấn mạnh rằng nó không tuân theo bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và vi phạm những quy định trong Hiệp ước quốc tế về Quyền Dân sự và Quyền Con người.
Mạng lưới blogger cũng đã trao bản Tuyên bố của hộ cho Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền tại Bangkok, qua dịp đó họ đã trình bày quan điểm của họ chống lại Điều 258 cũng như nêu lên những trường hợp các blogger bị giam giữ.
Nhóm này đã tiếp tục phổ biến Tuyên bố và đến tiếp xúc với nhiều tòa đại sứ, trong đó có Thụy Điển và Đức quốc, để thảo luận về Điều 258 và những hệ luỵ của nó. Để bảo đảm cho việc ra về an toàn sau buổi tiếp xúc, ĐSQ Đức đã đề nghị nhóm blogger về nhà bằng xe của tòa đại sứ. Họ cũng đã để các blogger chuyển tải các hình ảnh của buổi tiếp xúc trước khi rời tòa đại sứ để đảm bảo các blogger không bị mất hình ảnh trong trường hợp công an tịch thu máy chụp hình. Tòa đại sứ Thụy Điển thì mời nhóm đại diện blogger đến nhà riêng của một nhân viên sứ quán trước khi họ ra về.
Tổ chức Những người bảo vệ Quyền Dân Sự tin rằng những luật lệ mới và quy định mới đặt thế giới mạng tương đối nhiều sôi nổi thêm nhiều nguy cơ bị đe dọa. Trong một quốc gia độc đảng, nơi mà tất cả truyền thông bị kiểm soát bởi nhà cầm quyền và có 1 phần 3 dân số truy cập internet, thế giới blog đã đóng một vai trò quan trọng như làm một tiếng nói thay thế, giám sát những kẻ đang nắm quyền lực. Mạng lưới blogger cho thấy họ có khả năng định hình ý kiến của quần chúng và tạo ra một cuộc tranh luận về tự do biểu đạt. Bây giờ, những đe dọa bởi sắc lệnh 72 lại vặn ngược chiều kim đồng hồ.
Vì thế, Tổ chức Những người bảo vệ Quyền Dân Sự cũng tin rằng việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và chiến dịch vận động của các blogger Việt Nam đã cung cấp một cơ hội cho Thụy Điển và Liên Minh Tự Do Trên Mạng gia tăng áp lực lên Việt Nam để đảm bảo những điều luật của Việt Nam phải tuân theo những tiêu chuẩn Nhân quyền quốc tế. Một bước quan trọng có thể là đem vấn đề này lên Hội đồng Nhân quyền LHQ là bộ phận bầu chọn thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Và là sự hỗ trợ tinh thần quan trọng cho những blogger đang phải tiếp tục tiến bước.
Bản tiếng Việt: