Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Dân Làm Báo

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Đất nước Việt Nam đã tồn tại 4.892 năm (2879 TCN-2013 SCN), với thời gian dài gần 5.000 năm ấy có nhiều thăng trầm và biến chuyển theo dòng lịch sử. Tưởng cũng cần khái quát qua những mốc thời gian biến chuyển ấy để tiện theo dõi sự liên quan của bài viết này.

Thời gian nước Việt Nam bị đô hộ bởi ngoại xâm: 

Tổng cộng thời gian 5 lần Bắc thuộc là 1103 năm. Lần cuối cùng là 20 năm, từ năm 1407 đến 1427; trong thời gian này, nhà Minh nhân Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần, lấy cớ “Phù Trần diệt Hồ”, đem quân xâm lăng nước ta. Nếu không tính nhà Triệu (96 năm) là Bắc thuộc, thì còn 4 lần Bắc thuộc cộng lại là: 1007 năm. Từ đó người Việt thường phẫn uất nói: “Nước Việt bị Tàu đô hộ trên 1.000 năm!”.

Thực dân Pháp đô hộ nước Việt Nam kể từ hòa ước Patennôtre hay hòa ước Giáp thân (1884) là 61 năm (1884-1945); nếu tính từ hòa ước Nhâm tuất (1862) là 83 năm.

Quốc hiệu của nước Việt theo dòng lịch sử: 

Về quốc hiệu của nước ta, với thời gian dài gần năm nghìn năm ấy, theo các sử liệu xin được ghi nhận khái quát như sau: 

1- Xích Quỷ: Theo huyền sử, Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, nước Tàu ngày nay) kết hôn với con gái bà Vụ Tiên, sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục. Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương là thủy tổ của người Việt. Lãnh thổ của nước Xích Quỷ rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông giáp Đông Hải, phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên nước Tàu ngày nay). 

2- Văn Lang: Thời Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ, truyền được 2.622 năm (2879 TCN-258 TCN), gồm có 18 Chi (47 Đời), trong thời Hùng Vương gồm cả Kinh Dương Vương. Lãnh thổ bao gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. 

3- Âu Lạc: Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được hình thành với sự sáp nhập bởi 2 lãnh thổ Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, do An Dương Vương lãnh đạo. Lãnh thổ Âu Lạc bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam tỉnh Quảng Tây (thuộc nước Tàu ngày nay).

4- Nam Việt: Thời nhà Triệu (207-111 TCN), lãnh thổ Nam Việt gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (nước Tàu ngày nay) và miền Bắc Việt Nam bây giờ. Kinh đô là thành Phiên Ngung, là một quận của thành phố Quảng Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Đông nước Tàu). Có người nêu rằng Triệu Vũ Vương tổ tiên ở châu Chân Định (ngày nay thuộc nước Tàu) nên không chính thống?! Như vậy ai là người Việt mà chắc chắn rằng tổ tiên của mình khi xưa không ở đất Tàu ngày nay?. Xin nhắc lại rằng: Nòi giống Bách Việt, khi xưa sống ở vùng đất phía Nam bờ sông Dương Tử (đất Tàu ngày nay), vùng đất ấy khi xưa là đất của người Lạc Việt, bị người Hoa Hạ cướp lấy. Ngoài ra, tổ tiên 5 đời nhà Trần cũng sống ở đất Mân (Phúc Kiến-Trung Hoa), vậy nhà Trần cũng không chính thống sao?!. Từ đấy, nhà Triệu có được xem là vua chính thống không? Thưa có, vì lẽ Triệu Đà muốn nước Nam Việt độc lập, nên giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, còn đối với các quý tộc bản xứ vẫn được giữ thái ấp và trị dân như cũ. Triệu Vũ Vương đã củng cố, sửa sang Nam Việt gồm cả Giao Chỉ và Cửu Chân. Sau khi quân Hán chiếm được Nam Việt, Hán Vũ Đế lập ra Bộ Giao Chỉ.

5- Vạn Xuân: là quốc hiệu của nhà Tiền Lý (Lý Nam Đế) và Triệu Việt Vương (544-602), sau đấy bị nhà Tùy xâm lược.

6- Đại Cồ Việt: Do Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt vào năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm (968-1054) cho đến đời vua Lý Thánh Tông.

7- Đại Việt: Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi lấy quốc hiệu là Đại Việt (1054-1804). Địa giới nước Đại Việt thời Lý bao gồm Bắc Bộ Việt Nam hiện nay và một phần nhỏ của tỉnh Quảng Tây (nước Tàu), phía nam tới khu vực Hà Tĩnh hiện nay. Quốc hiệu Đại Việt tồn tại khoảng 743 năm, trải qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn. Tuy nhiên, quốc hiệu Đại Việt không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh).

8- Đại Ngu: Khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, quốc hiệu này tồn tại 7 năm (1400-1407). Sau khi nhà Hậu Lê (Lê Lợi) giành lại độc lập cho đất nước, quốc hiệu Đại Việt được dùng trở lại.

9- Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam bắt đầu từ thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long cử Lê Quang Định làm chánh sứ sang Tàu xin phong vương, đổi tên nước là Nam Việt, vì cho rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" nước ở phương Nam và "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Nhưng quốc hiệu Nam Việt lại trùng Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của nước Tàu. Nhà Thanh lo ngại nhầm lẫn, nên đổi ngược lại thành Việt Nam vào năm 1804. 

Tuy nhiên, tham khảo qua một số sử liệu và tài liệu, tên gọi Việt Nam đã xuất hiện trước năm 1804. Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380-1442) có nói đến hai chữ "Việt Nam". Trong tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay lời mở đầu đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Ngoài ra, bia Thủy Môn Đình do Bắc quân Đô đốc phủ Lạng Sơn là Nguyễn Đình Lộc soạn năm Cảnh Trị bách niên (năm 1670) dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Những dòng đầu tiên của bài Minh nơi bia Thủy Môn Đình viết “Việt Nam hầu thiệt. Trấn Bắc ải quan”, có nghĩa là: “Đây là cửa ngõ và yết hầu của nước Đại Việt, và là ải quan trấn giữ phương Bắc”

10- Đại Nam: Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam ngụ ý một nước Nam rộng lớn, nhưng nhà Thanh không tán thành. Tuy nhiên, đến ngày 15-2-1839, vua Minh Mạng vẫn chính thức công bố quốc hiệu mới là Đại Nam. Quốc hiệu Đại Nam tồn tại đến năm 1945.

11- Đế quốc Việt Nam: Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9-3-1945, sau đấy hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập, xé hòa ước Patennôtre (1884) đã ký với Pháp, mời học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ “quân chủ lập hiến” vào ngày 17-4-1945, nhưng chỉ tồn tại được 5 tháng (17-4-1945 đến 25-8-1945), mặc dù tồn tại thời gian ngắn ngủi nhưng chính phủ của Trần Trọng Kim cũng làm được nhiều việc hữu ích cho nước Việt. Đế quốc Việt Nam chấm dứt vào ngày 25-8-1945, khi vua Bảo Đại tuyên bố chấp nhận thoái vị, vì Việt Minh cướp chính quyền.

12- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: là tên gọi từ 1945-1976, của nhà nước miền Bắc Việt Nam. 

13- Quốc gia Việt Nam: là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8-3-1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp (ở miền Nam), đối kháng với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ở miền Bắc). Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). 

14- Việt Nam Cộng hòa: Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính thể Việt Nam Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào năm 1975.

15- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Ngày 2-7-1976, Việt Nam Dân chủ cộng hòa được đổi tên thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên toàn quốc Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.

*- An Nam: Đặc biệt tên gọi An Nam có nguồn gốc danh xưng này từ thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Tàu đô hộ), nhà Đường đã gọi vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay là An Nam đô hộ phủ (673-757 và 768-866). Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của đế quốc Tàu, danh hiệu An Nam quốc vương, xuất hiện từ năm 1164, thời vua Lý Anh Tông, chánh sứ Đại Việt là Doãn Tử Tư yêu cầu vua Tống công nhận vua nhà Lý là An Nam Quốc Vương. Vua Tống đồng thuận gọi tên nước ta là An Nam quốc. Từ đó, người Tàu thường gọi nước ta là An Nam. Cách gọi này đã ảnh hưởng đến cách gọi của người châu Âu trước năm 1945. Thời kỳ thuộc Pháp, người Pháp vẫn dùng danh xưng Annam để chỉ người Việt nói chung cho cả 3 miền: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam, vì có triều đình Huế ở miền Trung) và Nam Kỳ (Cochinchine).

Nhận xét về nhà nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”:

Trong 15 quốc hiệu của nước ta vừa trình bày, riêng “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (CHXHCNVN) hiện đang tồn tại và có nhiều dư luận về nhà nước CHXHCNVN đã gây cho nhân dân khốn đốn, đất nước bị hao hụt và tang thương, chẳng những thế cái tên “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nó không còn phù hợp với sự tiến bộ của nhân loại, vì vậy chính trong Quốc hội của nhà nước CHXHCNVN cũng đã bàn tán rùn ben về việc đổi tên nước. Vậy mời bà con thử xem một số trang báo trong nước Việt Nam, đã bàn tán về việc đổi tên nước như thế nào:

- Báo QĐND viết ngày 05-05-2013: “Trước hai phương án về tên nước, giữ nguyên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay trở lại với tên gọi Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992... cả hai tên gọi đó chỉ khác nhau về hình thức, còn bản chất đều phản ánh chung một mục tiêu...”. 

- Báo Dân trí, ngày 22-10-2013: “Các nội dung trong chương Chế độ chính trị, trước hết, về tên nước, Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý cho biết, qua tổng hợp ý kiến, đại đa số người dân, đại biểu tán thành việc giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có 313/357 đại biểu QH được thăm dò ý kiến tán thành. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến đề nghị lấy lại tên nước là “Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

- Báo Lào Cai, ngày 20-11-2013: “... còn có một số ý kiến đề nghị đổi tên nước thành “Việt Nam”, “Việt Nam cộng hòa xã hội Chủ nghĩa”, “Việt Nam dân chủ xã hội chủ nghĩa”, “Cộng hòa dân chủ Việt Nam”, “Cộng hòa nhân dân Việt Nam”, “Cộng hòa dân chủ nhân dân Việt Nam”, “Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Cộng hòa Việt Nam”, “Cộng hòa Đại Việt”... 

- VnExpress.net ngày 28-9-2013 viết: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đề phòng thế lực muốn xóa bỏ điều 4 Hiến pháp. Quốc hội sẽ quyết định tên nước song phải đề phòng thế lực xấu bên ngoài lợi dụng đổi tên nước để làm việc khác, cũng như muốn bỏ sự lãnh đạo của đảng”. Trọng Lú nói tiếp: “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”!. Thú thật, khi dân tôi thấy báo chí thường gọi ông Tổng bí thư là “Trọng Lú” thì cảm thấy khó chịu, nhưng chính ông ta đã phát biểu “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”! Ông ta bị Lú rất nặng như vậy, nếu không gọi “Trọng Lú” mới là sai trái?!

Nhìn chung nhà nước “Việt Nam dân chủ cộng hòa” hay “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, dù có đổi bất cứ tên nước là gì đi nữa, mà vẫn “bình mới rượu cũ”, với những người lãnh đạo tiền nhiệm đã tạo ra vết nhơ nhường đất dâng biển cho Tàu cộng. Ngày nay, vết nhơ ấy các ngài đang lãnh đạo vẫn khư khư đeo đuổi, thì quê hương chúng ta chỉ có tối tăm và tăm tối mà thôi!.

Như ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngày 19-6-2013, trong chuyến đi sứ sang thiên triều lại quy lụy khom lưng cúi đầu quá độ trước hàng quân của Tàu, dù sao khi ấy Tư Sang với danh nghĩa là Chủ tịch nước mà quy lụy như thế là đã làm nhục quốc thể rồi! Nên bàn dân thiên hạ phải đổi cách gọi Tư Sang thành biệt danh “Tư Hèn” là vậy. 

Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được ca tụng với hỗn danh là “đồng chí X”, thế mà ngài Thủ tướng CHXHCNVN đến Pháp còn khéo léo làm trò hề gây cho các ký giả cười ngặt nghẽo khi nhìn cử chỉ và nói năng ngớ ngẩn của ông, sau chuyến thăm kết thúc chiều ngày 26-9-2013, đài truyền hình Canal Plus của nước Pháp đã trình chiếu sự ngơ ngô của “đồng chí X” để làm trò cười cho thiên hạ, nếu bà con muốn xem thì đánh vào Google “Đồng chí X sang Pháp diễn hề” sẽ xem được ngay. Từ đấy, “đồng chí X” được thêm một hỗn danh nữa là “Ba Trợn” cũng xứng đáng lắm đấy!

Vần thơ đoạn kết: 

Nhà nước CHXHCNVN có những nhân vật lạ lẫm, có những thành tích toan tính nhường bờ cõi đất đai, dâng biển đảo cho Tàu cộng; giỏi quơ quào công quỹ quốc gia để làm giàu cho bản thân và gia đình; giỏi nghiền ngẫm cách cướp ruộng vườn của nhân dân, đào phá mồ mả nơi nghĩa trang, đưa đẩy hay buôn bán người dân làm lao công, làm nô lệ... thì không ai sánh bằng, nhưng đối với dân với nước thì chẳng bằng ai!. Vậy thì, muốn đất nước Việt Nam sáng sủa thật sự, có tự do, nhân quyền và hạnh phúc thật sự, điều kiện ắt có và đủ là “Thay đổi chế độ mà thôi”?!. Để tóm tắt ý nghĩa của chế độ này thay cho đoạn kết, người viết mạo muội dùng cái tên “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài, cho mấy vần thơ bát cú: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG sản tham tàn, quá hãi hùng!
HÒA mình đầu Hán, khó khăn dung! 
kia cướp đất, dân điêu đứng
HỘI nọ buôn người, cảnh não nùng! 
CHỦ tịch lọc lừa, ai oán khắp
NGHĨA trang đào phá, oái oăm cùng!
VIỆT gian dâng biển cho Tàu cộng?!
NAM nữ thấy không, nỡ lạnh lùng?!

21-11-2011



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo