Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh (Danlambao) - Sau khi cuốn sách Hồ Chí Minh Bình Sinh Khảo của Giáo Sư Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, và những tài liệu của Cục Tình Báo Hoa Nam liên quan đến Hồ Tập Chương được dịch ra Việt Ngữ và được lan truyền trên mạng điện toán toàn cầu có rất nhiều bài viết của nhiều người thuộc cả hai phía (quốc gia và cộng sản) trình bày thêm nhiều tài liệu chứng cớ để chứng minh thêm cái xác Hồ Chí Minh đang nằm trong lăng Ba Đình chính là tên Chệt tình báo Hồ Tập Chương được Cộng sản Quốc Tế dựng lên từ năm 1938 thay thế cho Nguyễn Tất Thành đã chết vì bệnh lao vào năm 1932 lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam xô đẩy dân tộc Việt Nam vào trận chiến này sang trận chiến khác làm diệt chủng trên 4 triệu người làm cho nước Việt Nam nghèo đói yếu đi để Tàu Cộng dễ bề cai trị và chiếm lấy.
Nghi án lịch sử Hồ Chí Minh là một phạm trù lịch sử nằm trong quá khứ nếu chứng minh được cái xác Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương hay là Nguyễn Tất Thành thì cũng chẳng thay đổi gì được lịch sử vì nó đã là quá khứ. Thật ra không cần phải nêu ra nhiều hiện tượng nhiều chứng cớ để chứng minh mà chỉ cần lấy một cọng tóc của Hồ Chí Minh đi thử DNA cùng với hai dòng họ của Nguyễn Tất Thành và Hồ Tập Chương thì nghi án sẽ có được câu trả lời nhưng điều này sẽ không bao giờ được thi hành khi đảng cộng sản Việt Nam còn cai trị vì nếu thi hành mà xác nhận được Hồ Chí Minh chính là tên Chệt tình báo Hồ Tập Chương thì sẽ gây ra muôn vàn điều bất lợi cho đảng cộng sản Việt Nam.
Từ vấn đề đang lan truyền trong thế giới ảo trên đã gieo vào đầu tôi vài nghi vấn không phải về Hồ Chí Minh hay Hồ Tập Chương mà về Nguyễn Tất Thành như:
- Tại sao cộng đồng người Việt tại Pháp thời bấy giờ không đưa những người trí thức khoa bảng như Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh ra đại diện cho nhân dân An Nam vào hội nghị Versailles đọc bản kiến nghị nhân quyền mà lại chọn Nguyễn Tất Thành, một thanh nên trình độ chưa qua tiểu học đang làm nghề rửa chén lại vừa đặt chân vào đất Pháp.
- Làm thế nào để những người trong đại hội Versailles chấp nhận sắp xếp cho Nguyễn Tất Thành có được một khoảng thời gian để đọc bản kiến nghị của thuộc địa trước các cường quốc trong đại hội.
Trong tình cờ tội tìm ra được câu trả lời những nghi vấn trong đầu tôi nên có bài viết này để cho bạn đọc muốn lang thang về quá khứ tìm hiểu thêm vấn đề và để các nhà sử học có thêm tài liệu tham khảo nếu muốn.
Tài liệu này đến từ Hollywood qua hãng phim Paramount trong bộ phim dài 22 tập tên là The Adventure of Young Indiana Jones. Bộ phim này khởi nguồn từ những ghi chép của phóng viên Indiana Jones được thêm thắt để thành những cuộc phiêu lưu của cậu bé Indy con của một viên chức ngoại giao Hoa kỳ từ khi còn bé đến khi lớn lên tham gia thế chiến thứ I được viết ra bởi nhà viết phim George Lucas, được dựng thành phim do đạo diễn Steven Spilberg và được đóng bởi 2 tài tử Corey Carrier (lúc Indy còn nhỏ tuổi) Sean Patric Flanery (lúc Indy trưởng thành). Sau này bộ phim được quay thêm 5 tập nửa có tên là The Adventure of Indiana Jones do tài tử Harrison Ford (lúc Indy trên 45 tuổi) đóng.
Cuốn phim mà tôi giới thiệu đến với bạn hôm nay có tên Gió Thay Chiều (Winds Of Change) là cuốn thứ 19 của tập phim. Trong cuốn phim này kể lại chuyện Indiana Jones là một thông dịch viên trong hội nghi Versailles do thủ tướng Pháp George Clemenceau, thủ tướng Anh Lloyl George, tổng thống Mỹ Woodrow Wilson chủ trì bắt buộc Đức ký Hòa Ước Versailles vào tháng 6/1919 để chấm dứt thế chiến thứ I. Nửa chừng phim có chiếu cảnh Nguyễn Tất Thành (do tài tử Alec Mapa đóng) chận Indiana Jones giữa đường để xin Indiana Jones giúp đỡ sắp xếp cho cho phái đoàn Việt Nam được vào hội nghị đọc bản kiến nghị. Cảnh Indiana Jones tranh thủ xin phép ban tổ chức cho phép phái đoàn Việt Nam vào hội nghị. Cảnh Nguyễn Tất Thành dẫn phái đoàn Việt Nam vào hội nghị đọc bản kiến nghị và cảnh thủ tướng Pháp ngáy khò khò khi nghe kiến nghị. Cảnh nguyễn Tất Thành cám ơn Idiana Jones.
Xem xong cuốn phim này tôi mới hiểu được rằng cộng đồng người Việt tại Pháp thời bấy giờ phải buộc lòng phải chọn Nguyễn Tất Thành thay mặt cho họ vì hội nghị Versailles tuy diễn ra tại Pháp nhưng lại dùng Anh Ngữ làm ngôn ngữ chính mà Nguyễn Tất Thành lại là người nói được tiếng Anh. Theo nhiều nguồn không chính xác khác nhau thì y đã ở New York, Boston của Hoa Kỳ và West Ealing, London của Anh từ những năm 1912-1919 làm nhiều nghề khác nhau và nói thông thạo Anh Ngữ.
Tập phim The Adventure Of Young Indiana Jones là một kiệt tác vĩ đại trên mặt văn chương lẫn điện ảnh giúp cho ta hiểu tâm trạng và thấy được cuộc sống của thế hệ thanh niên trong thời thế chiến thứ I. Riêng những cảnh liên quan đến Nguyễn Tất Thành trong tập phim Gió Thay Chiều (Winds Of Change) thì không hiểu tác giả dựa vào nguồn sử liệu nào để thực hiện nhưng George Lucas là 1 người viết truyện phim quá nổi tiếng vì sau lưng là một giàn phụ tá cũng nổi tiếng giống như ông trên nhiều lãnh vực khác nhau như Jonathan Hales (người viết nội dung Gió Thay Chiều) nên có thể họ có những sử liệu mà chúng ta không biết.
Hy vọng rằng sau khi xem phim này các bạn sẽ thấy được sự khác biệt của một Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành, một người từng cư ngụ tại Mỹ và Anh nói thông thạo Anh Ngữ và một Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương (qua những phim tài liệu của Việt Nam) nói thông thạo tiếng Tàu và làm thơ Tàu. Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành thì tại sao kể từ lúc y về đến Việt Nam nắm chính quyền cho đến khi qua đời lại không hề nghe y nói một câu tiếng Anh hoặc nhắc lại những nơi y đã sống qua như Harlem, New York, Boston hoặc West Ealing, Crouch End, London v.v… Hồ Chí Minh là tên chệt tình báo Hồ Tập Chương nên dân tộc Việt Nam mới có hơn 4 triệu người mất mạng.
Chú thích:
Đây là phim Gió Thay Chiều và một đoạn của bản dịch lời đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành và Indiana Jones. Nếu bạn không thể mở phim qua link này thì xin vào Youtube đánh vào hàng chữ The adventure Of Young Indiana Jones, Winds of Change. Bạn có thể xem toàn bộ bộ phim nếu trong nhà có Netflix.
Bản dịch lời đối thoại (nhiều đoạn không nghe rõ nên...)
NTThành: Thưa ông… Xin ông lưu ý. Tôi thấy ông sáng nay trong tiệm ăn
Indy: Tiệm ăn? Ừ… Ông là người bồi bàn?
NTThành: Bồi bàn… phải. Tôi xin lỗi. Tôi có nhiều điều muốn nói…
Indy: …
NTThành: Tôi làm việc ở Paris… tôi là người Việt Nam
Indy: (tiếng Việt) Tôi biết nước Việt Nam của ông
NTThành: (tiếng Việt) Ông nói tiếng nước tôi.
Indy: Không rành lắm
NNT: Tôi cân sự giúp đỡ của ông.